Lạm dụng corticoid chữa vảy nến dễ gây biến chứng nguy hiểm

Corticoid là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên lạm dụng loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và các biến chứng nghiêm trọng.

Lạm dụng corticoid chữa vảy nến
Lạm dụng corticoid chữa vảy nến dễ gây biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng do lạm dụng corticoid chữa bệnh vảy nến

Vảy nến là tổn thương da mạn tính và có xu hướng tái phát nhiều lần. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, khô, có vảy trắng đi kèm với tình trạng cứng cộm và thâm nhiễm.

Căn nguyên gây bệnh được xác định là do hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch. Ở người mắc bệnh, hệ miễn dịch liên tục kích thích tế bào lympho T hoạt hóa và tăng sinh mô thượng bì. Kết quả là biểu bì da sản sinh liên tục, gây ra tình trạng dày sừng và cứng cộm.

Lạm dụng corticoid chữa vảy nến
Corticoid có tác dụng giảm ngứa, cải thiện viêm và các triệu chứng của bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh khá lành tính và không gây ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể. Tuy nhiên tổn thương trên da có thể gây ngứa ngáy khó chịu. Để làm giảm triệu chứng của bệnh và hạn chế tổn thương da, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng corticoid.

Corticoid (corticoisteroid) là hormone được vỏ tuyến thượng thận tiết ra. Hiện nay hormone này đã được điều chế ở dạng tổng hợp để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp.

Trong quá trình chữa vẩy nến, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng corticoid đường bôi, uống hoặc tiêm tùy vào mức độ triệu chứng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng corticoid chữa vảy nến, bạn có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

1. Biến chứng khi lạm dụng Corticoid điều trị tại chỗ

So với dạng uống, corticoid đường bôi có độ an toàn và ít gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên một số biến chứng nghiêm trọng có thể phát sinh nếu bạn thoa thuốc lên diện rộng hoặc dùng trong điều trị dài hạn.

Lạm dụng corticoid chữa vảy nến
Corticoid làm teo collagen, khiến da giảm độ đàn hồi và có nguy cơ xuất hiện vết rạn

 

Biến chứng khi lạm dụng Corticoid điều trị tại chỗ, bao gồm:

  • Gây mỏng da và teo da vĩnh viễn
  • Hội chứng Cushing
  • Viêm nang lông
  • Tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể (nếu dùng ở vùng da gần mắt)
  • Suy giảm tuyến thượng thận nếu dùng thuốc trên diện rộng, vì corticoid có khả năng hấp thu vào tuần hoàn máu nếu được dùng ở liều lượng lớn
  • Sau khi ngưng thuốc, các triệu chứng trên da có thể bùng phát mạnh hơn
  • Có thể xảy ra hiện tượng “nhờn thuốc” khi sử dụng dài hạn
  • Xuất hiện vết rạn lớn và giãn mạch máu

2. Biến chứng khi sử dụng Corticoid đường uống

Corticoid đường uống hiếm khi được chỉ định cho bệnh nhân vẩy nến – trừ trường hợp bệnh ở thể nặng hoặc tổn thương chiếm hơn 50% diện tích da của cơ thể.

Ở một số thể bệnh vảy nến có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như vảy nến mụn mủ, viêm khớp vảy nến và vảy nến đỏ da toàn thân. Corticoid có thể được dùng trong điều trị dài hạn để bảo toàn sự sống.

Lạm dụng corticoid chữa vảy nến
Dùng corticoid dài hạn có thể làm tăng đường huyết và dẫn đến bệnh tiểu đường

Tuy nhiên khi dùng trong thời gian dài, corticoid đường uống có thể gây ra các biến chứng như:

  • Tiểu đường
  • Loãng xương
  • Bệnh tim
  • Cao huyết áp
  • Đục thủy tinh thể
  • Hội chứng Cushing
  • Mụn trứng cá
  • Chậm lành tổn thương da
  • Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Dừng thuốc đột ngột có thể gây đau khớp, mệt mỏi,…
  • Suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận

3. Biến chứng khi dùng corticoid đường tiêm

Corticoid đường tiêm được sử dụng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế. Dạng thuốc này chỉ được dùng cho bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến.

Lạm dụng corticoid chữa vảy nến
Corticoid ở đường tiêm có khả năng gây hư hại sụn và khớp nghiêm trọng

Tuy nhiên việc tiêm corticoid sẽ được hạn chế ở mức tối đa. Vì ở dạng tiêm, thuốc có thể gây ra các biến chứng tương tự corticoid đường uống, thậm chí có thể gây hư hại và tổn thương khớp nặng nề.

Các biện pháp làm giảm biến chứng của corticoid

Corticoid có thể gây ra tác dụng phụ và biến chứng khi sử dụng. Tuy nhiên đây là nhóm thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng và tổn thương da ở bệnh nhân vảy nến. Vì vậy việc dùng thuốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trị.

Để hạn chế biến chứng và các tác dụng không mong muốn của thuốc, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ dùng corticoid dạng bôi ở phạm vi da nhỏ và điều trị không quá 30 ngày. Nếu triệu chứng chưa dứt điểm, bạn nên sử dụng xen kẽ corticoid với axit salicylic hoặc với loại thuốc bôi khác.
  • Tránh băng kín vùng da bôi thuốc. Corticoid có thể tăng mức độ hấp thu nếu được băng kín. Điều này có thể khiến thuốc đi vào hệ tuần hoàn và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Giảm liều khi dùng lên vùng da mỏng và có nếp gấp như bẹn, nách,… Đồng thời không sử dụng lên vùng da gần mắt.
  • Tránh để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khi dùng corticoid điều trị tại chỗ.
  • Chỉ sử dụng corticoid đường uống và tiêm khi có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần tuân thủ về liều lượng và tần suất dùng thuốc để hạn chế rủi ro phát sinh.
  • Tránh ngưng thuốc đột ngột, nên giảm liều dần trước khi ngưng điều trị để hạn chế các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thuốc corticoid chỉ được sử dụng khi triệu chứng bùng phát. Vì vậy bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm hạn chế tình trạng tái phát bệnh. Điều này có thể giúp bạn giới hạn việc sử dụng corticoid và giảm thiểu tối đa các biến chứng từ nhóm thuốc này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

HỮU ÍCH:

Vảy nến thường xuất hiện ở vùng đầu gối, khuỷu tay,...

Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở đâu nhất ?

Bệnh vảy nến là tình trạng da bị ửng đỏ, ngứa rát, xuất hiện vảy khô và bong tróc. Vảy...

Cách chăm sóc làn da bị bệnh vẩy nến ai cũng nên biết

Đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh vẩy nến triệt để. Nhưng với những biện pháp chăm...

VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa vảy nến, viêm da cơ địa

Vảy nến, viêm da cơ địa là những căn bệnh viêm da mãn tính kéo dài dai dẳng, reo rắc...

Cách chữa bệnh vảy nến theo y học cổ truyền

Chữa bệnh vảy nến bằng các phương pháp Y học cổ truyền được khá nhiều người lựa chọn. Phương pháp...

Vẩy nến phấn hồng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vẩy nến phấn hồng (Pityriasis rosea) là một loại phát ban tạm thời thường bắt đầu như xuất hiện đốm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.