Thuốc sinh học Secukinumab và thông tin cần biết
Thuốc sinh học Secukinumab được sử dụng với dạng tiêm, điều trị tình trạng vảy nến thể trung bình hoặc nặng. Tác dụng của thuốc nhanh chóng, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc sinh học Secukinumab cũng gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Thuốc sinh học Secukinumab là gì?
Thuốc sinh học Secukinumab là một trong số các dạng thuốc sinh học được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến. Hiện nay, thuốc được đưa vào ứng dụng điều trị tại nhiều bệnh viện. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
Thuốc sinh học Secukinumab được áp dụng trong trị liệu vảy nến cho bệnh nhân ở thể vừa và nghiêm trọng. Tác dụng của thuốc khá nhanh chóng tuy nhiên cũng gây ra không ít phản ứng phụ đến cơ thể người bệnh.
Secukinumab trên thực tế là một kháng thể đơn dòng của cơ thể người. Secukinumab được nghiên cứu nhằm ứng dụng vào điều trị các vấn đề đa dạng như viêm màng bồ đào, viêm khớp dạng thấp, cột sống dính khớp và đặc biệt là bệnh vảy nến.
Thuốc sinh học Secukinumab hoạt động như thế nào?
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh lý khởi phát do cơ chế tự miễn của cơ thể. Đây là bệnh mãn tính với biểu hiện là viêm da. Đặc biệt, vảy nến sẽ bùng phát dữ dội hơn khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn quá mức. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ tự tấn công các tế bào da. Những tế bào chết của da từ đó dày lên, gây bong da không kiểm soát, thậm chí gây ra các tổn thương kéo dài.
Điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc sinh học Secukinumab giúp ngăn chặn quá trình kích thích này. Đồng thời, dưới tác động của thuốc, tình trạng tổn thương sẽ được kiểm soát nhờ cơ chế kìm hãm các yếu tố gây viêm như protein.
Secukinumab sẽ ức chế hoạt động của interleukin-17A ( IL-17A). Theo đó, IL-17A là nhóm cytokine tiền viêm được sản sinh từ tế bào trong hệ thống miễn dịch. Chúng tăng sinh số lượng lớn khi cơ thể người xuất hiện tình trạng viêm mãn tính.
Secukinumab can thiệp bình thường hóa mô da, nhắm mục tiêu vào các IL-17A. Do đó, kể từ năm 2015, Secukinumab đã được đưa vào ứng dụng thực tiễn trong việc điều trị bệnh vảy nến. Đặc biệt đối với các bệnh nhân ở thể trung bình cho đến vảy nến nặng.
Tham khảo thêm: Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa
Cách sử dụng thuốc sinh học Secukinumab
Hiện nay, thuốc sinh học Secukinumab được sử dụng chủ yếu với dạng tiêm. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào cánh tay, đùi hoặc bụng của người bệnh. Trong quá trình điều trị bằng phương pháp này, người bệnh cần được theo dõi thận trọng bởi khả năng gặp tác dụng phụ sau tiêm khá cao.
Người bệnh cần thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Liều dùng sẽ được bác sĩ kê đơn tùy theo mức độ bệnh và sức khỏe thực tế của mỗi người. Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng người bệnh cũng cần chuẩn bị tinh thần đối phó với các tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc Secukinumab chống chỉ định đối với người quá mẫn với Secukinumab. Đồng thời, đối tượng bệnh nhân mắc chứng trầm cảm không nên sử dụng dạng thuốc này trong điều trị bệnh vảy nến.
Tác dụng phụ của thuốc sinh học Secukinumab
Như đã đề cập, thuốc sinh học Secukinumab có thể gây ra các tác dụng phụ sau khi tiêm cho cơ thể người bệnh. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:
- Người bệnh sau khi sử dụng thuốc có các triệu chứng cảm lạnh. Theo thống kê, có đến 11% người bệnh gặp phải tác dụng phụ này.
- 4% bệnh nhân vảy nến sau khi tiêm Secukinumab bị tiêu chảy.
- 2,,5% bệnh nhân mắc chứng nhiễm trùng đường hô hấp khi được điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học Secukinumab.
- Ngoài ra, nếu người bệnh có tiền sử viêm ruột, hiện tượng viêm sẽ có nguy cơ trở nên nặng nề hơn.
- Sau khi sử dụng thuốc, cơ thể nhiều người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, huyết áp thấp, đầu choáng váng, sưng cổ, mặt hoặc miệng,…
- Một số đối tượng bệnh nhân có dấu hiệu khó chịu ở đường hô hấp, tức ngực, nóng, sốt, phát ban.
- Sử dụng thuốc sinh học Secukinumab có khả năng ảnh hưởng cho gan, thận, tăng nguy cơ loãng xương,…Trường hợp ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân có khả năng bị tái phát vảy nến, thậm chí bùng phát ở thể nặng hơn.
Bên cạnh những tác dụng phụ điển hình như trên, việc điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học thông thường có chi phí khá đắt đỏ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ tái phát bệnh và hoàn toàn có khả năng phải sử dụng thuốc cho tới cuối đời. Chính vì thế, trước khi chấp nhận điều trị, người bệnh cần cân nhắc và trao đổi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng
Tương tác thuốc cần lưu ý
Ngoài các tác dụng phụ không mong muốn, bạn đọc nên lưu ý đến khả năng tương tác thuốc dưới đây. Tình trạng này có thể làm giảm hoạt động của thuốc sinh học Secukinumab, đồng thời gia tăng các ảnh hưởng của các tác dụng phụ cho cơ thể. Các thuốc có khả năng tương tác như:
- Etanercept
- Peginnterferon alfa-2a
- Interferon alfa-n1
- Interferon alfa-n3
- Peginterferon alfa-2b
- Anakinra
- Interferon gamma-1b
- Interferon alfa-2a
- Recombinant
- Aldesleukin
- adalimumab
Trước khi sử dụng, bạn nên đảm bảo các thuốc đã và đang dùng không gây tương tác với Secukinumab. Tốt nhất, bạn nên liệt kê danh sách các loại thuốc hiện tại đang trong quá trình sử dụng để bác sĩ xem xét có nên áp dụng điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học hay không.
Tiêm thuốc sinh học Secukinumab điều trị bệnh vảy nến mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể làm ức chế hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, người bệnh cũng có nhiều nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn điều trị, bệnh nhân nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin gì? Cách bổ sung
- Điều trị vảy nến bằng UVB là gì? Chi phí & điều cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!