Tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị

Vảy nến ở trẻ em là hiện tượng da bé bị khô, ngứa, xuất hiện những mảng bám trắng do tế bào da phát triển nhanh hơn bình thường. Bệnh không lây nhiễm nhưng gây ra những triệu chứng khó chịu khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng là một trong những đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh vảy nến khá cao. Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF), ước tính mỗi năm có hơn 20.000 trẻ em Mỹ dưới 10 tuổi (tương đương với 1% dân số trẻ) được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Ở nhiều trẻ, bệnh xuất hiện trong những năm tháng đầu đời, triệu chứng thuyên giảm khi trẻ lớn lên. Cũng có nhiều trẻ phải sống chung với bệnh suốt đời.

bệnh vảy nến ở trẻ em
Trẻ em là một trong những đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh vảy nến khá cao

Phân loại bệnh vảy nến ở trẻ em

Giới chuyên môn chia bệnh vảy nến thành năm loại, nhưng chỉ có hai loại phổ biến ở đối tượng trẻ em, đó là:

  • Bệnh vảy nến mảng bám: Đây là loại vảy nến dễ bắt gặp nhất ở đối tượng trẻ em. Quan sát trên bề mặt da, thấy xuất hiện mảng da khô, đỏ, vảy bạc được gọi là mảng bám. Chúng xuất hiện chủ yếu ở lưng, da đầu, khuỷu tay, đầu gối gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đồng thời khiến cho trẻ cảm thấy đau rát, thậm chí là chảy máu.
  • Bệnh vảy nến thể giọt (Guttate): Quan sát vùng da bị vảy nến thể giọt thấy được các đốm nhỏ, đỏ, nổi vảy tại thân, lưng, cánh tay, chân. Bệnh thường xuất hiện sau đợt nhiễm Streptococcus. Một số trẻ em có thể xuất hiện đồng thời vảy nến thể giọt và vảy nến thể mảng bám.
cách chữa bệnh vảy nến
Hình ảnh vảy nến thể giọt (Guttate) trên lưng trẻ.

Ngoài ra, trẻ em cũng có thể mắc một số thể bệnh khác như vảy nến thể mủ, vảy nến nghịch đảo, vảy nến Erythrodermic nhưng không nhiều:

  • Bệnh vảy nến thể mủ: Da bị vảy nến thể mủ thường xuất hiện vết ban đỏ, mụn nước trên tay và chân. Các vết ban đỏ tập trung thành hình vòng khuyên xung quanh mụn nước và kết vảy ở khu vực mép.
  • Bệnh vảy nến thể nghịch đảo: Người bệnh thường xuất hiện những vết ban đỏ, láng, mịn sáng tại vùng da nếp gấp như đầu gối, háng, nách.
  • Bệnh vẩy nến Erythrodermic: Đây là một thể bệnh vảy nến vô cùng nguy hiểm, có thể gây đe dọa đến tính mạng bởi những vết ban đỏ xuất hiện trên khắp cơ thể, gây ngứa, đau, bong tróc da, nhiễm trùng.

Triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ

Dù ở thể bệnh gì thì hầu hết, trẻ em bị vảy nến đều xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Các mảng da nổi đỏ, phù nề, có lớp vảy bạc bao phủ (thường gây nhầm lẫn với chứng phát ban tã ở trẻ sơ sinh).
  • Da khô, nứt nẻ, chảy máu
  • Ngứa, đau nhức, rát da
  • Móng tay dày, rỗ hoặc xuất hiện những rảnh sâu
  • Vùng da nếp gấp xuất hiện màu đỏ

Vảy nến là bệnh mạn tính, khó điều trị triệt để. Các triệu chứng bệnh thường bùng phát theo đợt, mỗi đợt kéo dài trong vài tuần, tháng rồi biến mất. Chu kì phát bệnh thường khó xác định, cũng không thể nào biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh khi bệnh bung phát.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em nhưng các nhà khoa học đã xác định được những yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh vảy nến đó là yếu tố miễn dịch và di truyền.

Theo NPF, nếu cha hoặc mẹ bị bệnh vẩy nến, khả năng con mắc bệnh này là khoảng 10%. Nếu cả cha và mẹ đều có tình trạng da, khả năng trẻ mắc bệnh lên đến 50%, thậm chí có thể cao hơn.Yếu tố miễn dịch cũng liên quan mật thiết đến bệnh vảy nến ở trẻ.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng tìm thấy một số nguyên nhân tăng nguy cơ kích hoạt bệnh vảy nến ở trẻ bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Kích ứng da
  • Căng thẳng, stress
  • Béo phì
  • Ảnh hưởng của thời tiết lạnh

Tránh xa những yếu tố trên có thể làm giảm sự xuất hiện cũng như mức độ nghiêm trọng mà bệnh vảy nến mang lại.

Trẻ bị bệnh vảy nến khi nào cần gặp bác sĩ?

Phát hiện sớm triệu chứng bệnh vảy nến có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Ngay khi nhận thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng liệt kê bên trên, gia đình nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp can thiệp sớm.

Chẩn đoán bệnh vảy nến ở trẻ em

Thông qua việc xem xét kĩ da tay, da chân, móng tay, da đầu,…cùng một số câu hỏi về tiền sử bệnh của bé và các thành viên trong gia đình, thói quen sinh hoạt hằng ngày, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ về tình hình da của bé. Để chắc chắn, các chuyên gia sẽ lấy mẫu, gởi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra kĩ hơn trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở trẻ

Hiện nay, chưa có biện pháp nào điều trị bệnh vảy nến triệt để. Các biện pháp chữa trị hiện nay chủ yếu tập trung vào việc ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số phương pháp điều trị vảy nến ở trẻ em hiện nay gồm:

1. Điều trị tại chỗ

Đây là phương pháp điều trị bệnh vảy nến phổ biến nhất. Bố mẹ có thể cho trẻ dùng kem, kem dưỡng da, thuốc mỡ để cải thiện bệnh ở mức trung bình và nhẹ. Một số thuốc được dùng phổ biến hiện nay gồm:

nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Kem, kem dưỡng da, thuốc mỡ có tác dụng cải thiện bệnh vảy nến ở mức trung bình và nhẹ.
  • Corticosteroid
  • Cool tar (dẫn xuất của than đá)
  • Anthralin
  • Calcipotriene (một dạng vitamin D)

2. Quang trị liệu

Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp quang trị liệu cho đối tượng trẻ em xuất hiện mảng bám trên khắp cơ thể. Ánh sáng được ứng dụng trị bệnh có thể là ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo.

Nếu được chuyên gia chỉ định ánh sáng tự nhiên, bố mẹ nên cho trẻ thường xuyên tắm nắng, đi dạo cũng gia đình vào buổi sáng sớm.

Các loại ánh sáng nhân tạo có thể là tia UV, laser. Tuy nhiên, việc soi ánh sáng nhân tạo chỉ được áp dụng sau khi trẻ đã dùng qua thuốc bôi da và chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Xem thêm: Liệu pháp ánh sáng cho người bệnh vẩy nến

3. Dùng thuốc tiêm hay thuốc uống

Với những trường hợp bị bệnh vảy nến mức độ trung bình và nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ một số loại thuốc kê toa hoặc tiêm tính mạch (IV) để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, cần tìm hiểu, tham khảo ý kiến chuyên gia vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ.

nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em
Dùng thuốc uống giúp điều trị bệnh vảy nến vừa và nặng.

4. Thay đổi lối sống

Bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố gây kích hoạt là cách đơn giản mà hiệu quả trong việc phòng và điều trị bệnh vảy nến ở trẻ. Theo đó, trẻ cần:

  • Tập luyện thể dục thể thao đầy đủ.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý.
  • Giữ da luôn sạch và đủ độ ẩm cần thiết để tránh da bị kích ứng, ngứa ngáy khó chịu.
  • Giảm cân nếu như trẻ có biểu hiện tăng cân mạnh hoặc béo phì.

Giúp con bạn đối phó với bệnh vảy nến

Đối với một số trẻ, việc khắc phục hậu quả bệnh vảy nến để lại chỉ đơn thuần là khắc phục triệu chứng. Tuy nhiên, với nhiều trẻ khác, nhất là bé lớn tuổi, bệnh vảy nến có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý.. Trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin, bị cô lập, kì thị, trầm cảm mỗi khi phát bệnh.

Do đó, bên cạnh việc điều trị bệnh, bố mẹ cũng cần quan tâm đến cảm xúc, có liệu pháp tinh thần phù hợp để giúp trẻ vượt qua chướng ngại tâm lý. Bố mẹ nên nói cho con hiểu về bệnh vảy nến, thể hiện sự quan tâm, săn sóc trẻ. Bên cạnh đó, cần phối hợp với thầy cô, bạn của trẻ đến giúp con hòa nhập hơn, tránh những cảm xúc tiêu cực.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em, bố mẹ có thể tham khảo để có cách ứng phó phù hợp. Nếu có bất kì thắc mắc nào, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể hơn.

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.

Số liệu về hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trong điều trị vảy nến

Thành Công Đẩy Lùi Vảy Nến Mãn Tính, Bệnh Nhân Phản Hồi Hiệu Quả Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc điều trị vảy nến được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu...

Các loại bệnh vẩy nến thường gặp và triệu chứng nhận biết

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù có sự chênh lệch giữa các châu...

Bệnh chàm

Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa

Bệnh vảy nến, chàm và viêm da cơ địa đều có điểm chung là xuất hiện trên bề mặt da,...

Bệnh vảy phấn hồng gibert: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy phấn hồng gibert là dạng bệnh cấp tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện các của các tổn...

Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ về bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên sóng VTV2

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc) là một chuyên gia đã...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *