Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Đây là những điều bạn cần phải biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nhuộm tóc làm đẹp là nhu cầu của cả nam giới lẫn nữ giới trong cuộc sống hiện đại. Theo nghiên cứu, có tới 37% trường hợp gặp tình trạng ngứa hoặc phản ứng cục bộ với các sản phẩm thuốc nhuộm tóc. Dị ứng thuốc nhuộm tóc sẽ gây tổn thương da đầu và gây rụng tóc. Chính vì thế người bệnh cần được điều trị sớm để ngăn chặn tổn thương lan rộng và có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc và cách khắc phục hiệu quả.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

1. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc nhuộm tóc

Dị ứng thuốc nhuộm tóc xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một số thành phần có trong thuốc nhuộm.

Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng ra một chất được gọi là immunoglobulin E (IgE) vào máu. IgE sẽ kích hoạt tế bào bạch cầu chuyên biệt, được gọi là tế bào mast tăng cường giải phóng Histamin – chất gây nên các phản ứng dị ứng.

Hóa chất trong thuốc nhuộm tóc có khả năng gây dị ứng là para-phenylenediamine (PPD). PPD được tìm thấy trong hơn 2/ 3 số lượng thuốc nhuộm tóc có trên thị trường hiện nay với nhiều tên thương mại khác nhau như: PPDA, 1,4-Benzenediamine và Phenylenediamine. PPD không chỉ xâm nhập vào thân tóc mà còn liên kết với protein trong da. Trong tất cả các màu nhuộm tóc, màu đen và nâu sẫm chứa nồng độ PPD lớn nhất, bạn nên tránh chúng nếu bị nhạy cảm hoặc dị ứng với PPD.

PPD không phải là hóa chất duy nhất có thể gây ra phản ứng dị ứng. Một số người cũng bị viêm da dị ứng tiếp xúc hoặc các triệu chứng khác từ các thành phần khác có trong thuốc nhuộm tóc như ammonia, resorcinol và peroxide.

dị ứng thuốc nhuộm tóc
Hầu hết những trường hợp bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc là do dị ứng với thành phần paraphenylenediamine (PPD) có trong thuốc.

2. Triệu chứng dị ứng thuốc nhuộm tóc

Cần phân biệt nhạy cảm và dị ứng với thuốc nhuộm. Thông thường, người bị nhạy cảm với thuốc nhuộm sẽ xuất hiện các triệu chứng như: viêm da tiếp xúc (cảm giác nóng rát, châm chích hoặc đỏ, khô da). Tuy nhiên, nếu như bị dị ứng với thuốc nhuộm, triệu chứng thường nghiêm trọng hơn trong vòng 48 giờ đầu sau khi tiếp xúc.

bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc phải làm sao
Sưng mặt do dị ứng với thuốc nhuộm tóc.

Người bị dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Cảm giác châm chích hoặc nóng rát trên da đầu, mặt hoặc cổ
  • Da phồng rộp
  • Ngứa hoặc sưng da đầu và mặt
  • Sưng mí mắt, môi, tay hoặc chân
  • Nổi mẩn đỏ ở bất cứ đâu trên cơ thể.

Thỉnh thoảng, người bị dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể gặp phải hiện tượng sốc phản vệ (phản ứng cấp tính, hiếm khi gặp, có thể gây tử vong) với các biểu hiện như: sưng họng và lưỡi, khó thở, ngất xỉu, buồn nôn, nôn, phát ban, sưng, nóng rát da. Nếu xuất hiện dấu hiệu sốc phản vệ, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Các triệu chứng kéo dài bao lâu?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng, các triệu chứng quá mẫn cảm với thuốc nhuộm tóc có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần hoặc hơn.

3. Điều trị dị ứng thuốc nhuộm tóc

Nếu như xuất hiện bất kỳ triệu chứng dị ứng ngay sau khi dùng thuốc, nên gội đầu bằng nước ấm hay xà phòng ngay lập tức để loại bỏ bớt chất gây dị ứng có trong thuốc nhuộm dư thừa. Sử dụng dầu gội có chứa corticosteroid tại chỗ như Clobex trên da đầu của bạn.

triệu chứng dị ứng với thuốc nhuộm tóc
Ngay khi xuất hiện triệu chứng dị ứng với thuốc nhuộm tóc, bạn nên gội đầu ngay.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng những cách sau đây:

Hydrogen peroxide

Hydrogen peroxide (oxy già) có công thức hóa học là H2O2, là chất khử trùng nhẹ được dùng để ngăn nhiễm trùng. Hydrogen peroxide có tính oxy hóa nên có thể oxy hóa hoàn toàn PPD và ngăn chúng hoạt động, từ đó làm dịu da và giảm kích ứng và phồng rộp.

Kem và chất làm mềm da

Thay vì dùng kem có cồn hoặc một số hóa chất khác có thể gây kích ứng da, bạn nên dùng kem có chiết xuất tự nhiên hoặc dầu oliu để cải thiện triệu chứng.

Nếu chỉ bị dị ứng nhẹ, bạn có thể dùng một số loại thuốc steroid không kê đơn. Trong trường hợp bị ứng nghiêm trọng, giải pháp kem steroid hoặc phối hợp cả thuốc bôi lẫn liệu pháp steroid đường uống có thể giảm viêm với sưng viêm và kích ứng hiệu quả. Tuy nhiên lưu ý không bôi thuốc ở gần hoặc trong mắt, miệng.

Thuốc kháng histamine đường uống cũng có thể được chỉ định để ức chế sản xuất histamine, đặc biệt trong trường hợp có phát ban, sưng mặt hoặc nghẹt mũi.

Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện, hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy liên hệ sớm với bác sĩ. Bạn có thể được chỉ định thuốc corticosteroid theo toa để nhanh chóng cải thiện triệu chứng.

4. Lựa chọn sản phẩm thuốc nhuộm thay thế

Dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể được phòng ngừa bằng cách dùng những sản phẩm thuốc thay thế  PPD có bán sẵn trên thị trường. Các sản phẩm này cũng hoạt động bằng cách thấm sâu trong tóc và nhuộm màu, chúng có thể là dẫn xuất của PPD như hydroxyethyl-p-phenylenediamine sulfate (HPPS) hoặc thậm chí không chứa PPD. Mặc dù màu sắc của thuốc có thể bị hạn chế hơn nhưng chúng an toàn cho da hơn sản phẩm chứa PPD.

Bột nhuộm tóc thảo dược Henna

Henna nhuộm tóc là một loại bột làm từ lá cây móng của Ấn Độ. Lá cây có chứa phần tử Lawsonia inermis có khả năng tạo màu nên được chế biến thành thuốc nhuộm tóc. Thông thường, bột Henna chỉ có tông màu đỏ. Một số màu nhuộm Henna có cho tóc màu vàng thì nó luôn là vàng với tông đỏ.

Mặc dù thân thiện hơn so với PDD nhưng bột nhuộm thảo dược Henna vẫn có thể gây dị ứng. Ngoài ra, khi mua bột trên sử dụng, bạn nên mua ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo mua đúng sản phẩm chất lượng. Nguyên do bởi nhiều đơn vị sản xuất hiện nay có pha trộn thêm PDD hoặc dẫn xuất của nó vào trong thành phần và bán dưới dạng Henna.

Thuốc nhuộm bán tạm thời hoặc thuốc nhuộm có chì

Bạn có thể dùng một số loại thuốc nhuộm bán tạm thời hoặc thuốc nhuộm chứa chì, mặc dù những lựa chọn này có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để chọn cho mình sản phẩm thuốc nhuộm tóc phù hợp nhất.

5. Làm thế nào để tránh phản ứng dị ứng khi dùng thuốc nhuộm tóc?

Tránh dùng thuốc nhuộm là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa rụng tóc.

Áp dụng biện pháp phòng ngừa

  • Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn dùng thuốc để có thể ngăn chặn phản ứng dị ứng xảy ra.
  • Không để thuốc nhuộm tiếp xúc với da lâu hơn so với thời gian khuyến cáo.
  • Nên đeo găng tay khi xử lý hoặc bôi thuốc nhuộm tóc.
  • Rửa và xả sạch thuốc nhuộm trên tóc dính trên da đầu. Điều này có thể gây kích ứng nếu thuốc nhuộm không cần thiết bị phản ứng trên da đầu lâu hơn mức cần thiết.

Test áp chì

Test áp chì là phương pháp xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây viêm da do tiếp xúc. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách áp mỗi dị nguyên tại một vị trí trên da. Sau 48 – 98 giờ, nếu như dị ứng xuất hiện tại vị trí nào thì đó chính là nguyên nhân gây các phản ứng dị ứng.

Đối với thuốc nhuộm tóc, bạn có thể tự kiểm tra ngay tại nhà bằng cách dùng hỗn hợp thuốc nhuộm tóc bôi phía sau tai và quan sát phản ứng. Bất kỳ phản ứng tiêu cực với thành phần của thuốc nhuộm có thể cho thấy bạn bị dị ứng với loại thuốc đó, nên đổi sang loại thuốc khác an toàn hơn.

Khám dị ứng

Nếu nhuộm tóc là nhu cầu thường xuyên trong cuộc sống, bạn nên đến phòng khám da liễu để xác định chính xác chất gây dị ứng có trong hóa chất, từ đó tránh xa những loại thuốc nhuộm có chứa thành phần đó.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng dị ứng thuốc nhuộm tóc. Để tránh bị dị ứng, điều quan trọng nhất là bạn phải đọc kĩ hướng dẫn và tránh xa những sản phẩm dễ gây kích ứng. Trong trường hợp bị dị ứng, bạn nên liên hệ với chuyên gia để được chỉ định thuốc điều trị phù hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: hiện tượng tự nhiên của cơ thể, mắc một...
Khi bị dị ứng ngứa mề đay, người bệnh có thể uống thuốc Tây, bôi kem hoặc uống thuốc Đông y.

Các loại thuốc chống dị ứng ngứa, mề đay và lưu ý

Các loại thuốc chống dị ứng ngứa, mề đay được chia ra thành các dạng sau: thuốc Tây dùng đường...

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

Mẩn ngứa quanh mắt là một trong những biểu hiện của viêm da mí mắt

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt được xem là một tình trạng của viêm da mí mắt. Bệnh không những...

dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt và cách xử lý

Da mặt là vùng da nhạy cảm nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu...

7 nguyên nhân gây ngứa lông mi và cách điều trị phù hợp

Ngứa lông mi là hiện tượng thường gặp, nó có thể là triệu chứng của bệnh lý do dị ứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.