Dầu dừa có gây dị ứng không? Nếu bị phải làm sao?

Dầu dừa có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu dị ứng như ngứa, nổi mẩn đỏ… Liệu những triệu chứng này có phải do dị ứng dầu dừa và làm thế nào để hạn chế được tình trạng này.

Dị ứng dầu dừa
Bệnh dị ứng dầu dừa rất hiếm gặp nhưng vẫn phải biết cách đối phó nếu không may gặp phải  

Dị ứng dầu dừa – hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra

Theo ghi nhận thì có một số người khi dùng dầu dừa để bôi lên da hoặc dùng để chế biến trong các món ăn thì có các triệu chứng của bệnh dị ứng. Cụ thể đó là các triệu chứng như: phát ban, sưng phù mạch,… thậm chí tệ hơn là có trường hợp bị sốc phản vệ.

Dị ứng dầu dừa xảy ra khi người bệnh có cơ địa dị ứng với protein trong nguyên liệu này. Thông thường mỗi loại nguyên liệu đều có chứa một loại protein nhất định, vì vậy nếu dị ứng với nguyên liệu đó thì khi tiếp xúc với các thành phần chứa nguyên liệu đó sẽ gây ra phản ứng dị ứng. Tức là một người bị dị ứng với dầu dừa thì khi bôi, ăn hoặc sử dụng các sản phẩm từ dừa vẫn có khả năng xảy ra phản ứng dị ứng.

Trên thực tế các trường hợp bị dị ứng dầu dừa không xuất hiện quá nhiều so với các nguyên liệu khác. Nhưng chúng ta không nên chủ quan khi các biểu hiện của dị ứng xuất hiện mà phải tiến hành việc điều trị càng sớm càng tốt.

→Xem thêm: Cách xử lý các loại dị ứng da thường gặp hiện nay

Những điều nên làm khi bị dị ứng dầu dừa

Vì bệnh dị ứng dầu dừa khá hiếm nên hầu hết chúng ta vẫn chưa biết nên làm thế nào nếu không may mắc bệnh. Chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý về những điều nên làm để bạn tham khảo như sau:

 

1/ Ngưng ngay việc dùng dầu dừa và đến gặp bác sĩ

Khi có dấu hiệu khi sử dụng dầu dừa thì phải ngay lập tức ngừng sử dụng nguyên liệu này. Trong trường hợp bôi dầu dừa mà bị kích ứng tức là da không hấp thụ, các tinh chất sẽ tồn tại trên bề mặt da, bít kín lỗ chân lông và làm cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.

Dị ứng dầu dừa
Khi bị dị ứng dầu dừa nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Cần gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng bệnh mà có hướng điều trị khác nhau. Thông thường bác sĩ hay cho thuốc kháng viêm, kháng khuẩn bằng cách dùng thuốc uống, thuốc bôi…

Không nên tự ý dùng các biện pháp điều trị tại nhà vì chúng ta không thể lường trước được những biểu hiện có thể xảy ra. Một phần là do bệnh này hiếm gặp, một phần là cơ địa của từng bệnh nhân rất khác nhau.

2/ Uống nhiều nước

Người bệnh nên tăng cường uống nước khi bị dị ứng dầu dừa. Việc cung cấp nước có thể giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất. Đồng thời lọc thải các chất độc hại giúp những tổn thương thuyên giảm. Đây cũng là cách giúp duy trì độ ẩm cho da, duy trì lớp bảo vệ tự nhiên giúp da khỏe mạnh hơn.

Dị ứng dầu dừa
Tăng cường uống nhiều nước hơn khi bị dị ứng dầu dừa

Ngoài việc dùng nước lọc thì người bệnh có thể dùng thêm các loại nước ép, nước trái cây để bổ sung thêm dinh dưỡng. Có thể dùng thêm các loại nước giải độc gan như trà atiso, trà hoa cúc… để hỗ trợ việc điều trị bệnh.

3/ Áp dụng các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da đúng cách

Việc áp dụng các biện pháp chăm sóc da là hết sức cần thiết trong thời kì này, vì da lúc này đã bị tổn thương là hết sức nhạy cảm. Bạn nên tham khảo các biện pháp sau:

dị ứng dầu dừa
Vệ sinh da đúng cách khi bị dị ứng dầu dừa
  • Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm môi trường, hóa chất bằng cách dùng khẩu trang cũng như các dụng cụ bảo vệ.
  • Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách, nên sử dụng các sản phẩm có chiết xuất tự nhiên. Đồng thời không nên vệ sinh quá nhiều lần và không nên dùng nước ấm sẽ làm da mất đi lớp ẩm tự nhiên, dễ làm da bị khô và tổn thương nhiều hơn.
  • Chế độ ăn lúc này cũng rất quan trọng, ngoài việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho hoạt động hàng ngày, bạn nên tăng cường dùng nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Đồng thời hạn chế những thực phẩm dễ làm da bị kích ứng.

Đừng quá lo lắng khi bị dị ứng dầu dừa mà hãy thực sự bình tĩnh để tìm ra các biện pháp điều trị hiệu quả. Việc lo lắng có thể tác động không tốt đến hệ thần kinh, kích thích các triệu chứng dị ứng làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng. Trong khi việc dùng đúng phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt thì các triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian.

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tồn tại...

Những dấu hiệu dị ứng tôm là: ngứa ngáy trên da, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, sưng môi, đau bụng,...

Dấu hiệu bị dị ứng tôm và cách khắc phục đơn giản

Bị dị ứng tôm thường có các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, môi sưng phù,... Bài viết...

Các thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm da dị ứng

Người bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để hết ngứa?

Xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp làm giảm đáng kể tình...

Viêm da dị ứng ở vùng kín: nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng ở vùng kín là một trong những dạng bệnh ngoài da có ảnh hưởng nghiêm trọng...

Mách bạn cách dùng mướp đắng trị viêm da dị ứng

Cách dùng mướp đắng trị viêm da dị ứng được khá nhiều người bệnh áp dụng bởi tính an toàn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *