Dị ứng thời tiết lạnh sẽ được khắc phục nếu biết cách

Dị ứng thời tiết lạnh là một phản ứng của da trong vòng 1 vài phút ngay sau khi bạn tiếp xúc với thời tiết hoặc nhiệt độ lạnh. Vùng da bị ảnh hưởng có thể nổi ban đỏ, mề đay và ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh thường bị ngứa ở tay và chân, thỉnh thoảng cũng có thể bị sưng phù.

dị ứng thời tiết lạnh
Dị ứng với thời tiết lạnh có thể khiến người bệnh khó chịu và bị phát ban trên da

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Theo báo cáo thì có 15% đến 25% dân số Mỹ sẽ bị dị ứng thời tiết lạnh vào một thời điểm nào đó trong đời, nó thường xảy ra ở những người trẻ tuổi. Dị ứng thời tiết lạnh có thể xảy ra vào bất cứ mùa nào trong năm, vào ngày nắng nóng, mưa gió hoặc khi cơ thể bạn tích tụ quá nhiều độc tố.

Triệu chứng dị ứng thời tiết lạnh

Các triệu chứng dị ứng với thời tiết lạnh thường xảy ra ngay khi da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc khi nhiệt độ giảm đột ngột. Điều kiện ẩm ướt và gió lớn cũng có thể làm cho các triệu chứng bùng phát. Các dấu hiệu của dị ứng thời tiết lạnh có thể diễn ra trong vòng 2 giờ và giảm dần ngay sau đó.

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng với thời tiết lạnh, bao gồm:

  • Nổi mẩn đỏ, ngứa trên vùng da tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lạnh.
  • Phản ứng sẽ xấu đi khi da được làm ấm lên.
  • Sưng tay, phù nề khi cầm nắm đồ vật lạnh.
  • Sưng môi khi uống nước lạnh hoặc tiêu thụ thức ăn lạnh.

Các dấu hiệu phản ứng nặng với thời tiết lạnh có thể bao gồm:

  • Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu.
  • Sưng lưỡi, cứng họng hoặc khó thở.
  • Phản ứng dị ứng toàn thân, sốc phản vệ, tim đập nhanh, có thể bị ngất xỉu, sưng tay chân hoặc toàn thân.
  • Các phản ứng tồi tệ nhất có thể xảy ra khi da tiếp xúc với nước lạnh hoặc khi bạn đi bơi, người bệnh có thể bị ngất và mất ý thức dẫn đến chết đuối.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết lạnh

Không có nguyên nhân chính xác gây ra việc dị ứng với thời tiết lạnh. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể dẫn đến chứng dị ứng thời tiết lạnh như:

  • Người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Người từng có tiền sử bị dị ứng.
  • Nhiễm virus hoặc bệnh tật.
  • Bạn mắc một số bệnh về gan, ung thư hoặc có vấn đề về sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Trong gia đình có người bị có bệnh dị ứng.

Chẩn đoán dị ứng thời tiết lạnh như thế nào?

Dị ứng thời tiết lạnh sẽ được chẩn đoán bằng cách đặt một viên đá lạnh lên da trong vòng 5 phút. Nếu bạn nổi mề đay, đỏ da hoặc sưng trong vài phút sau khi tiếp xúc với môi trường lạnh thì chứng tỏ bạn dị ứng thời tiết lạnh.

Trong một số trường hợp, dị ứng thời tiết lạnh là do một số bệnh tiềm ẩn bên trong cơ thể. Bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một vài xét nghiệm để xác nhận tình trạng sức khỏe và bệnh lý.

Cách điều trị dị ứng với thời tiết lạnh

Trong đa số các trường hợp, dị ứng thời tiết lạnh sẽ tự hết sau một vài tuần hoặc một tháng. Tuy nhiên, nó cũng có thể kéo dài lâu hơn. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên cố gắng ngăn ngừa hoặc hạn chế tình trạng này ngay tại nhà. Chẳng hạn như dùng thuốc kháng histamine không kê đơn và tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Nếu điều này có hiệu quả thì bạn không cần dùng thuốc điều trị theo toa.

Trong trường hợp, dị ứng thời tiết lạnh kéo dài, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp. Mặc dù vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm cho tình trạng dị ứng thời tiết lạnh, nhưng có một số biện pháp có thể điều trị các triệu chứng.

1. Thuốc kháng histamine

Đây là một loại thuốc điều trị dị ứng quen thuộc, thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn việc phát sinh histamine và gây dị ứng trong cơ thể. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng điều trị bệnh cảm lạnh thông thường.

thuốc trị dị ứng thời tiết lạnh
Mặc dù không có cách điều trị dứt điểm chứng dị ứng với thời tiết lạnh, nhưng một số phương pháp có thể hạn chế triệu chứng bệnh

Các loại thuốc này bao gồm:

  • Claritin
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Desloratadine (Clarinex)
  • Omalizumab ( Xolair)

2. Thuốc thông mũi tạm thời

Thuốc thông mũi thường được chỉ định cho các trường hợp cảm lạnh và là một lựa chọn tuyệt vời để hạn chế các triệu chứng của chứng dị ứng thời tiết.

Dị ứng làm cho niêm mạc mũi của bạn bị sưng lên, khiến các mạch máu và mô phình to, làm tắt nghẽn mũi, khó thở hoặc ngứa. Thuốc làm thông mũi sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.

Nasalcrom hay Cromlyn Natri là một loại thuốc điều trị chứng dị ứng thời tiết lạnh không cần kê đơn. Không giống như các loại thuốc xịt mũi thông thường khác, bạn có thể sử dụng Nasalcrom trong nhiều tháng, nhiều năm mà không lo lắng tác dụng phụ hoặc bị nghiện thuốc.

3. Liệu pháp miễn dịch

Các liệu pháp này có thể giúp cơ thể bạn chống lại hầu hết các tác nhân gây dị ứng, bao gồm cả dị ứng thời tiết lạnh. Cách này cũng giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng dị ứng trong một thời gian dài hơn so với dùng thuốc.

Liệu pháp miễn dịch bao gồm tiêm ngừa dị ứng hoặc viên đặt dưới lưỡi.

4. Thay đổi lối sống và cách khắc phục tại nhà

thay đổi lối sống trị dị ứng thời tiết lạnh
Bạn có thể áp dụng cách điều trị dị ứng thời tiết lạnh ngay tại nhà nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng

Nếu bạn bị dị ứng thời tiết nhẹ, thay đổi cách sống có thể làm giảm các triệu chứng của bạn:

  • Tránh kích thích các khu vực bị dị ứng thời tiết lạnh.
  • Tránh tiếp xúc với thời tiết lạnh, không ăn thức ăn lạnh, không dùng đồ uống lạnh hoặc bơi trong nước lạnh.
  • Giảm thiểu các hoạt động có thể gây đổ nhiều mồ hôi. Các hoạt động này giải phóng histamine và làm kéo dài triệu chứng dị ứng.
  • Tắm thường xuyên hơn để giảm thiểu các tác nhân gây dị ứng.
  • Uống nhiều nước hơn để hạn chế tình trạng mất nước vào mùa đông. Giữ nước bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả. Uống một tách trà nóng cũng có thể giúp bạn thông mũi và giảm ngứa.

Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết lạnh

Bạn không thể ngăn ngừa dị ứng, tuy nhiên bạn có thể phòng tránh dị ứng thời tiết lạnh bằng các mẹo sau:

  • Uống thuốc kháng histamine không kê đơn trước khi bạn tiếp xúc với thời tiết hoặc nhiệt độ lạnh.
  • Bảo vệ làn da của bạn khỏi thời tiết lạnh hoặc khi cơ thể giảm nhiệt độ đột ngột. Nếu bạn đi bơi, hãy nhúng tay của bạn xuống nước trước để ngăn ngừa các phản ứng nghiêm trọng.
  • Giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định.
  • Loại bỏ các rèm cửa cũ, bẩn thỉu và ẩm ướt.
  • Giảm thiểu việc chơi với thú cưng, tắm cho chúng hàng tuần để giữ chúng luôn sạch sẽ.
  • Vệ sinh quần áo, chăn nệm bằng nước nóng mỗi tuần.
  • Làm sạch các bề mặt ẩm ướt trong phòng tắm hay nhà bếp của bạn. Điều này giúp hạn chế phát sinh nấm mốc và độ ẩm trong không khí.
  • Nếu bạn là người bị dị ứng thời tiết lạnh, hãy nhờ người khác làm công việc hút bụi và lau dọn trong mùa đông.

Dị ứng thời tiết lạnh là một bệnh lý mà ai cũng có thể mắc phải. Nó làm cho người bệnh khó chịu và làm xáo trộn cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Vì vậy, hãy đến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng dị ứng với thời tiết lạnh. Bài viết này chỉ là thông tin tham khảo, nó không thể thay thế cho chỉ định điều trị của bác sĩ.

Tin bài liên quan

Bị mề đay khi sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc đã điều trị khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng nhờ bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Dị ứng mủ cao su (latex) và những điều cần biết để điều trị ngay

Cách hiểu đơn giản nhất về dị ứng mủ cao su là tình trạng cơ thể phản ứng với một...

Mẹ bị dị ứng sau sinh cần lưu ý những điều này

Mang thai và sinh con là một điều kỳ diệu đối với phụ nữ. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui...

Cách nhận biết dị ứng hình xăm và phương pháp điều trị

Bên cạnh một số rủi ro có thể mắc phải khi đi xăm như: viêm gan, nhiễm vi rút HIV,...

Hội chứng phù Quincke: Bệnh dễ nhầm lẫn là nổi mề đay

Hội chứng phù Quincke là gì? Tại sao đa số người bệnh thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề...

Vì sao nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng? Làm sao để khắc phục?

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể do ma sát giữa quần áo và da, nổi mề đay, thay...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.