Hội chứng phù Quincke: Bệnh dễ nhầm lẫn là nổi mề đay
Hội chứng phù Quincke là gì? Tại sao đa số người bệnh thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề đay? Khi mắc phải bệnh lý này, cần phải làm gì để khắc phục hiệu quả tình trạng bệnh. Những câu hỏi trên cũng chính là thắc mắc của đại đa số người bệnh sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Hội chứng phù Quincke là gì?
Hội chứng phù Quincke là tình trạng sưng phù ở vùng da, trên mặt, lớp niêm mạc hoặc một số bộ phận trên cơ thể như mắt, môi, quanh miệng, bàn tay, bàn chân hay cơ quan sinh dục. Phù Quincke thường xuất hiện trong vài phút đến vài giờ. Một số trường hợp khác chỉ xuất hiện trong một vài giây và biến mất không để lại di chứng.
Đây là bệnh dị ứng thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề đay do các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh khá giống nhau.
Nguyên nhân dẫn đến phù Quincke
Những nguyên nhân gây nên hội chứng phù Quincke tương tự như các nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Những tác nhân gây nên phù Quincke là:
- Dị ứng với các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm như nonteroid, nhóm Beta – lactam, Sulfamid, hoặc thuốc ức chế men chuyển angiotensin
- Dị ứng với các loại thực phẩm như đậu phộng, hải sản biển, sô cô la, sữa, quả mọng,…
- Dị ứng với hóa mỹ phẩm, các hóa chất, phấn hoa, nước hoa, lông thú
- Biến chứng của một số bệnh nhiễm trùng như: bệnh mề đay, bệnh chàm, bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh viêm kết mạch dị ứng, viêm phế quản,…
Ngoài ra, một số yếu tố do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp thời hay do thức ăn tanh, đồ uống có cồn, các yếu tố vật lý khác như gió, nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời,… Đây không hẳn là nguyên nhân chính gây nên chứng phù Quincke nhưng có thể ảnh hưởng các triệu chứng của căn bệnh này.
Triệu chứng của hội chứng phù Quincke
Khi mắc phải hội chứng phù Quincke, người bệnh thường xuất hiện một trong những triệu chứng sau:
- Một trong những triệu chứng thường gặp phải khi mắc phải chứng phù Quincke là sưng môi, mí mắt gò má, bàn tay, bàn chân, hầu họng và có thể là bộ phận sinh dục.
- Vùng tổn thương thường có màu hồng nhạt.
- Các vùng bị ảnh hưởng xuất hiện các cơn đau, ngứa hoặc tê bì do dây thần kinh bị chèn ép quá mức.
Những biểu hiện cụ thể của hội chứng phù Quincke:
- Phù Quincke ở mặt: Người bệnh thường bị sưng môi, gò má hoặc sưng hai mí mắt, kèm theo những chứng nôn, buồn nôn, đau đầu.
- Phù Quincke ở thanh quản: Là một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất của hội chứng phù Quincke. Đa số bệnh nhân thường có triệu chứng khó thở, ho khan, mặt tím tái, xanh xao. Song, những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến co thắt khí quản, một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng của con người dẫn đến tử vong.
- Phù Quincke ở đường tiêu hóa: Xuất hiện những cơn đau vùng bụng sau đó kèm theo những triệu chứng của tiêu chảy, táo bón. Mặc khác, một số đối tượng có thể bị nôn ói dữ dội, có thể kéo dài vài phút, gây đau rát cổ họng, khàn tiếng.
- Phù Quincke ở niêm mạc tử cung: Đối tượng mắc phải chủ yếu là phụ nữ, có thể làm chảy máu âm đạo và kéo theo những cơn đau dữ dội ở bụng dưới. Phù Quincke ở niêm mạc tử cung chỉ là trường hợp hiếm, khá ít bệnh nhân mắc phải.
Hướng điều trị hội chứng phù Quincke
# Gặp bác sĩ
Để biết được chính xác bệnh lý và mức độ bệnh tình đang mắc phải, người bệnh nên tiến hành chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng tại các cơ sở y tế uy tín như: xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng, nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu.
Có những vị trí sưng phù sẽ được tiêu biến sau lần điều trị, nhưng vết thương có thể tiếp tục tái phát tại một vị trí khác hoặc cùng một vị trí. Tốt nhất, bệnh nhân nên lựa chọn những phương pháp để điều trị triệt để. Đối với phù Quincke cấp tính cần tái khám sau 3 – 5 ngày và 2 – 4 tuần đối với chứng phù Quincke mãn tính.
# Điều trị bằng thuốc
Thuốc được xem là một phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu. Đa số bệnh nhân đều lựa chọn phương pháp này để điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh không chỉ riêng bệnh phù Quincke. Tuy nhiên, người bệnh không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Trước hết, người bệnh cần được tiến hành thăm khám để đưa ra kết luận chính xác về mức độ bệnh tình đang mắc phải trước khi sử dụng thuốc.
Dưới đây là nhóm thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh phù Quincke:
- Adrenalin: Áp dụng điều trị cho các trường hợp phù Quincke do phù nề đường hô hoặc tụt huyết áp.
- Glucorticoid: Áp dụng điều trị cho các trường hợp phù mạch cấp tính và mãn tính hoặc dùng để phòng ngừa bệnh tình tái phát.
- Thuốc kháng histamin: Áp dụng điều trị cho các trường hợp phù Quincke cấp và mãn tính do cơ chế dị ứng: Chlorpheniramin, Diphenhydramin, Doxepin, Hydroxyzin, Ketotifen, Acrivastin, Cetirizin, Desloratadin, Ebastin, Fexofenadin, Levocetirizin, Loratadin, Mizolastin,…
Tại sao hội chứng phù Quincke lại bị nhầm lẫn với bệnh mề đay?
Hội chứng phù Quincke khá khác với bệnh mề đay mặc dù hai căn bệnh này đều có nhiều điểm khá giống nhau ở nguyên nhân gây bệnh. Song các triệu chứng của hai căn bệnh này lại khác nhau. Hội chứng phù Quincke ít khi gây ra các cơn ngứa ngáy như mề đay, chủ yếu là các sưng phù ở các bộ phận kèm theo các cơn đau.
Xét về mức độ nghiêm trọng giữa khai bệnh lý trên thì hội chứng phù Quincke đạt ở mức nguy hiểm hơn bệnh mề đay mẩn ngứa. Bởi vì, hội chứng phù Quincke là một tình trạng nhiễm trùng và thường xảy ra ở vùng thượng vị. Ở một số đối tượng, hội chứng phù này có thể bị sưng đến mức cản trợ luồng khí ở khoang mũi, cản trở quá trình vận chuyển không khí gây tắc mũi và khó thở.
Với những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ trên có thể giúp ích được cho bạn đọc thêm những kiến thức về hội chứng Quincke và các triệu chứng của chúng. Tuy nhiên, những thông tin trên chưa thực sự đầy đủ về căn bệnh này. Những đối tượng đang gặp phải những biểu hiện của căn bệnh này nên tiến hành thăm khám để được bác sĩ đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm
- Nổi mề đay trên mặt nguyên nhân và hướng điều trị
- Hiểu hơn về bệnh mề đay mãn tính vô căn và cách điều trị
- Kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc đặc trị
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!