Bệnh viêm da dị ứng có lây không?

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến có thể làm cho bề mặt da gặp nhiều thương tổn như ngứa, ửng đỏ, nứt nẻ và khô da. Khá nhiều bệnh nhân và người thân lo lắng về tình trạng viêm da dị ứng, không biết căn bệnh này có lây nhiễm không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Sơ lược về viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Đa số những trường hợp viêm da dị ứng xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp viêm da dị ứng ở người lớn cũng có thể xảy ra.

Viêm da dị ứng đa số thường có dạng mạn tính, thường tái đi tái lại thành nhiều đợt và khó điều trị dứt điểm. Một số trường hợp viêm da dị ứng khởi phát từ giai đoạn ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành, một số khác có thể giảm bớt hoặc biến mất khi trưởng thành.

bệnh viêm da dị ứng có lây không
Dấu hiệu của bệnh nhân viêm da dị ứng thường là ngứa, ửng đỏ, nứt nẻ và khô da. Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà mức độ có thể khác nhau

Bệnh viêm da dị ứng có lây không?

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da không lây nhiễm. Do đó bệnh nhân mắc viêm da dị ứng không thể lây bệnh trong những sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên căn bệnh này có thể mắc phải do một số nguyên nhân trong cuộc sống, sinh hoạt và cơ địa. Đây là một trong những nguyên nhân viêm da dị ứng phổ biến nhất. Có khá nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến viêm da dị ứng trong cuộc sống như:

Hóa chất

Các loại thuốc tẩy, các chất tẩy rửa, dung môi tiếp xúc với da có thể dẫn đến kích ứng ngoài da. Những người kích ứng với các loại hóa chất thường xuất hiện khi có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Một số bệnh nhân không có triệu chứng viêm da dị ứng ngay với các yếu tố này mà có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân tiếp xúc với các hóa chất này trong thời gian dài. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân có đặc thù công việc tiếp xúc với hóa chất.

viêm da dị ứng do các loại hóa chất
Các loại hóa chất, sản phẩm tẩy rửa có thể dẫn đến viêm da dị ứng ở người có cơ địa mẫn cảm

Các sản phẩm chăm sóc da

Những loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da không phù hợp gây ra thương tổn trên bề mặt da. Đa số những trường hợp viêm da dị ứng do các sản phẩm chăm sóc da thường gặp ở những người có da mẫn cảm, da khô, cơ địa dễ bị dị ứng.

Yếu tố ô nhiễm

Các yếu tố ô nhiễm như bụi bẩn, phấn hoa, các yếu tố ô nhiễm, khói bụi,… Những trường hợp bệnh nhân sống trong môi trường ô nhiễm, gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn. Viêm da dị ứng do các yếu tố ô nhiễm tương đối khó phòng tránh.

viêm da dị ứng do ô nhiễm
Yếu tố ô nhiễm có thể dẫn đến viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng do thực phẩm

Những thực phẩm gây dị ứng, đặc biệt là các loại thịt, hải sản, một số loại đậu, hạt,… cũng là yếu tố gây viêm da dị ứng nếu như bệnh nhân trước đó đã có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với các loại thực phẩm này.

Những chất gây dị ứng

Các yếu tố như kim loại, vải vóc, cao su và một số chất khác cũng có thể dẫn đến kích ứng da ở những người có cơ địa nhạy cảm, mẫn cảm. Đa số những trường hợp viêm da dị ứng do tiếp xúc với các chất này thường là dạng mạn tính, mỗi khi tiếp xúc thường khiến bệnh bùng phát trở lại.

Thời tiết

Viêm da dị ứng thời tiết là một trong những yếu tố khó phòng tránh, ảnh hưởng trên diện rộng. Tình trạng này có thể dẫn đến khô, rát da, mất nước, tăng tiết nhờn, mồ hôi (khi nhiệt độ tăng đột ngột), khô da, bong tróc (khi thời tiết hanh khô, lạnh). Kích ứng từ ánh sáng mặt trời cũng gây ảnh hưởng đến da, dẫn đến viêm da dị ứng ở những người có cơ địa mẫn cảm với ánh sáng. Tình trạng viêm da dị ứng do thời tiết thường gặp phải ở những thời điểm giao mùa, thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột.

Xử trí và phòng ngừa viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da khó chữa, dễ tái đi tái lại và tiến triển thành mạn tính. Do đó những trường hợp viêm da dị ứng cần áp dụng song song các biện pháp điều trị, chăm sóc da và phòng ngừa đúng cách, bao gồm:

  • Áp dụng các biện pháp điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Sử dụng những biện pháp chăm sóc và vệ sinh da để tránh viêm da cơ địa kích ứng trở lại.
  • Các biện pháp dưỡng ẩm cũng thường được áp dụng để giữ cho da khô, ngứa và bong tróc.
  • Phòng tránh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng để tránh tình trạng viêm da cơ địa không tiến triển nặng hơn.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và toa thuốc của bác sĩ điều trị.

Bật Mí 6 Loại Lá Cây Chữa Viêm Da Dị Ứng Có Ở Quanh Nhà

Dùng lá cây chữa viêm da dị ứng là phương pháp dân gian được ông bà xưa sử dụng và lưu truyền cho đến hiện tại. Ngày nay, phương pháp...

Dị ứng son môi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Dị ứng son môi là hiện tượng hệ miễn dịch chống lại chất gây dị ứng có trong sản phẩm,...

Bị sưng môi khi ngủ dậy

Bị sưng môi sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thức dậy với đôi môi bị sưng có thể là một dấu hiệu đáng báo động, đặc biệt trong trường...

Một số loại hóa chất trong nước hồ bơi có thể gây ra tình trạng dị ứng.

Biểu hiện bị dị ứng nước và cách trị nhanh nhất

Dị ứng nước là tình trạng làn da bị mề đay, mẩn ngứa tạm thời do tiếp xúc với nước...

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân...

Hội chứng phù Quincke: Bệnh dễ nhầm lẫn là nổi mề đay

Hội chứng phù Quincke là gì? Tại sao đa số người bệnh thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *