Đau thắt ở cổ họng do những nguyên nhân không ngờ
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau thắt ở cổ họng, từ căng thẳng tinh thần cho đến các bệnh nhiễm trùng, bướu cổ. Để giảm bớt sự khó chịu thì người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để được xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.
Các nguyên nhân gây đau thắt ở cổ họng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt ở họng, nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây.
Chứng ợ nóng
Chứng ợ nóng hay còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản (trào ngược axit dạ dày), tình trạng này xảy ra khi cơ thắt dưới thực quản không thắt lại đúng cách. Điều này cho phép axit dạ dày trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa nối dạ dày với miệng), gây kích thích thực quản và dẫn đến tình trạng ợ nóng.
Trào ngược dạ dày khiến người bệnh có cảm giác đau thắt hoặc giống như có khối u, thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng. Đôi khi bệnh còn khiến bạn khó nuốt. Ngoài ra còn có một số triệu chứng của chứng ợ nóng như:
- Vị chua trong miệng của bạn
- Ợ lên chất lỏng
- Giọng khàn khàn
- Đau ở ngực
- Ho khan
- Hôi miệng
Nhiễm trùng
Viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn là các bệnh nhiễm trùng thường gặp có thể gây nên cảm giác đau thắt ở cổ họng. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng cổ họng gồm:
- Sưng hạch bạch huyết
- Đau khi nuốt
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau tai
- Hôi miệng
- Đau đầu
- Mất giọng (viêm thanh quản)
- Buồn nôn hoặc nôn
- Amidan đỏ hoặc sưng
Phản ứng dị ứng
Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác nhận nhầm thứ gì đó vô hại là chất gây hại cho cơ thể. Nó sẽ kích hoạt các phản ứng dị ứng, giải phóng các hóa chất gây nên các triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến nặng, phổ biến nhất là nghẹt mũi và chảy nước mắt.
Loại phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ. Các triệu chứng thường xuất hiện sau vài phút đến vài giờ kể từ khi tiếp xúc với chất gây dị ứng như thực phẩm, phấn hoa, khói bụi,… Các hóa chất tiếp tục được giải phóng trong quá trình sốc phản vệ gây viêm, sưng khiến bạn cảm thấy đau thắt ở cổ họng.
Ngoài ra, sốc phản vệ còn có các triệu chứng khác như:
- Thở khò khè
- Ho
- Khàn tiếng
- Tức ngực hoặc đau ở ngực
- Sưng mặt bao gồm môi, lưỡi, miệng
- Ngứa miệng, cổ họng
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Nổi mề đay, nổi mẩn hoặc ngứa da
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
- Co thắt dạ dày
- Mạch đập nhanh
Lo âu
Mặc dù lo lắng là một trạng thái tinh thần nhưng trong cơn lo lắng và hoảng loạn bạn vẫn có thể cảm thấy như cổ họng bị thắt chặt và tim đập thình thịch. Những triệu chứng này thường xuất hiện nhanh chóng và thường giống như một cơn đau tim.
Khi bị lo lắng, bạn vẫn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
- Đổ mồ hôi
- Run rẩy
- Khó thở
- Đau bụng hoặc buồn nôn
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Ớn lạnh
- Tê hoặc ngứa ran
Bướu cổ
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hormone giúp điều hòa hoạt động tăng trưởng và phát triiển của cơ thể. Tuy nhiên, khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn, nó sẽ gây ra các bệnh như suy tuyến giáp, bướu lành tuyến giáp trạng,… Trong đó, bướu cổ là một trong những bệnh thường gặp. Nó cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy cổ họng bị thắt chặt.
Bướu cổ có thể gây ra một số triệu chứng khác như:
- Sưng trong cổ họng
- Giọng khàn hoặc thay đổi giọng nói
- Ho, khó nuốt, khó thở
Xem thêm: Đau rát cổ họng: Nguyên nhân, cách điều trị & phòng ngừa
Chẩn đoán đau thắt ở cổ họng
Trước khi được điều trị, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán đúng nguyên nhân gây đau thắt ở cổ họng. Sau khi kiểm tra sức khỏe, đặt những câu hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh,… bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm tùy thuộc vào nguyên nhân.
Các xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản
Đôi khi, các bác sĩ sẽ chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản dựa trên những triệu chứng lâm sàng. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo máy theo dõi lượng axit dạ dày trào ngược vào thực quản. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm để xác định đúng bệnh như:
- Uống chất lỏng Barium sau đó bác sĩ sẽ chụp X-quang dạ dày và thực quản của bạn
- Nội soi giúp bác sĩ quan sát bên trong dạ dày và thực quản
Xét nghiệm nhiễm trùng
Để xác định nguyên nhân gây đau thắt cổ họng là do các bệnh nhiễm trùng, các bác sĩ lấy một mẫu mô ở sau cổ họng để tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn khác.
Xét nghiệm dị ứng
Để xét nghiệm dị ứng, các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện:
- Thử nghiệm chích da: chích một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào da cẳng tay hoặc lưng trên bằng kim/đinh ghim.
- Thử nghiệm xước da: tiêm chất gây dị ứng dưới da dưới lớp hạ bì da
- Test áp bì: áp dụng một miếng băng dính chứa chất gây dị ứng lên da
- Xét nghiệm máu: giúp tìm kiếm các kháng thể IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng trong máu
Xét nghiệm sự lo âu
Sau khi kiểm tra sức khỏe, có thể bạn cần phải thực hiện điện tâm đồ, xét nghiệm máu để loại trừ bất kỳ tình trạng tim mạch gây ra triệu chứng tương tự.
Xét nghiệm bướu cổ
Nếu bác sĩ nghi ngờ chứng đau thắt ở cổ họng của bạn là do bướu cổ, họ sẽ đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone tuyến giáp, siêu ấm và Thyroid Scan (một dạng phim chụp đặc biệt cho thấy tuyến giáp trạng hấp thụ chất Iodine phóng xạ quá mức).
Điều trị chứng đau thắt ở cổ họng
Các phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau thắt ở cổ họng.
Chứng ợ nóng/trào ngược dạ dày thực quản
Một số loại thuốc được chỉ định để điều trị trào ngược dạ dày thực quản như:
- Các thuốc kháng axit như Rolaids, Tums và Maalox giúp trung hòa axit trong dạ dày
- Thuốc kháng H2 như cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC) và ranitidine (Zantac 75) làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra
- Thuốc ức chế bơm proton như esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid) và omeprazole (Prilosec) ngăn chặn sản xuất axit dạ dày
Đồng thời, người bệnh nên thay đổi một số thói quen trong cuộc sống để cải thiện chứng ợ nóng, bao gồm:
- Ăn những bữa nhỏ hơn, đặc biệt là trước khi đi ngủ
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì
- Bỏ hút thuốc
- Tránh uống rượu
- Nâng đầu giường của bạn lên 6 inch
Nhiễm trùng
Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, còn trong trường hợp nhiễm trùng do virus thì bạn nên:
- Nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để chống lại nhiễm trùng
- Rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với những người bị các bệnh nhiễm trùng
Phản ứng dị ứng
Để điều trị sốc phản vệ trong phản ứng dị ứng, người bệnh sẽ được tiêm epinephrine. Nếu bạn bị dị ứng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tiêm epinephrine mang theo. Đối với một số loại dị ứng, một kỹ thuật mới gọi là liệu pháp miễn dịch có thể giúp giải mẫn cảm với chất gây dị ứng và ngăn ngừa phản ứng trong tương lai.
Lo âu
Để ngăn chặn và kiểm soát sự lo âu, hoảng loạn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện tâm lý trị liệu đồng thời uống thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Một số hoạt động như yoga, thiền được cho là khá hữu ích trong việc làm giảm căng thẳng.
Bướu cổ
Phẫu thuật là điều cần thiết nếu bướu cổ to và gây nên cơn đau thắt cổ họng nghiêm trọng. Ngoài ra còn có phương pháp điều trị loại bỏ hoặc phá hủy một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Sau đó, bạn sẽ cần phải sử dụng hormone tuyến giáp để thay thế những gì tuyến giáp của bạn không còn tạo ra.
Đau thắt ở cổ họng gây nên nhiều khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Vì vậy nếu bạn nhận thấy các triệu chứng thì nên thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm:
- 9+ cách giảm đau họng, rát họng nhanh và đơn giản nhất
- 5 cách giảm đau họng với gừng bạn có thể thử
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Chào bác sĩ, tôi Đau thắt ở cuốn họng, có cảm giác nóng, tức khó chịu ờ cuốn họng và giữa ngực, xin bác chỉ giúp đỡ