Chữa viêm họng bằng cây nhọ nồi (cỏ mực) bạn nên thử
Cây nhọ nồi là một loại cây bụi thường được dân gian bào chế thành thuốc để chữa một số bệnh như sốt cao, rong kinh ở phụ nữ, chảy máu cam, cầm máu,… Đặc biệt, loại cây này còn có công dụng chữa bệnh viêm họng rất hữu hiệu mà bạn nên thử.
Chữa viêm họng bằng cây nhọ nồi có thực sự đem lại hiệu quả tốt?
Cây nhọ nồi được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau như cỏ mực, bạch thảo, hạn liên hoa, thủy hạn liên,…nhưng người ta thường biết đến chúng với tên cỏ mực là nhiều nhất. Đây là một loại cây cỏ mọc lẫn vào các đám cỏ ven đường. Cây thường mọc đứng hoặc mọc bò cao khoảng 30 đến 40cm.
Một đặc điểm nổi bật của loại cây này là có hoa hình đầu, màu trắng nhỏ, mọc ở các kẽ lá hoặc trên ngọn thân. Thân cây màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông. Lá nhỏ có mép khía răng, hai mặt lá đều có lông, có quả 3 cạnh, dẹt.
Tuy nó mọc ở những nơi hoang dại nhưng loại cây này không hề độc. Cây nhọ nồi là một trong những dược liệu được dân gian sử dụng khá nhiều để bào chế thành thuốc chữa bệnh và nó được xem như là một vị thuốc Đông y.
Theo sự ghi nhận trong giới Y học cổ truyền, cây nhọ nồi có tính hàn, vị chua ngọt nên được nhiều người sử dụng trong việc cầm máu tức thì trong trường hợp mất máu quá nhiều, chữa đau dạ dày, nhiệt miệng, huyết áp cao, mề đay mẩn ngứa, chữa nấm tóc giúp kích thích mọc tóc, viêm họng, ho. Những bài thuốc từ cây nhọ nồi có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
Trong nền Y học hiện đại, cây nhọ nồi có chứa nhiều tinh dầu và các thành phần hoạt chất khác như: carotene, tannin và ancaloit (ecliptin). Theo thông tin tài liệu khác, loại cây này còn chứa một số thành phần hợp chất khác có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin. Những thành phần có trong cây nhọ nồi đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc.
Với những tính chất trên, loại cây này có thể là một “ứng cử viên” sáng giá trong danh sách các dược liệu trị bệnh viêm họng cho mọi lứa tuổi.
Xem thêm: Cách Chữa Viêm Họng Dân Gian Bằng 8 Bài Thuốc Cực Hay
Hướng dẫn cách dùng cây nhọ nồi trị bệnh viêm họng
Cây nhọ nồi như đã nói ở trên có nhiều hiệu quả trong việc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh viêm họng. Loại cây này giúp điều trị các triệu chứng do bệnh viêm họng gây ra như: rát cổ, sưng tấy vòm họng, ngứa cổ họng, tiêu đờm.
Cách thức thực hiện bài thuốc này khá đơn giản và không quá phức tạp, bạn có thể tham khảo và áp dụng điều trị ngay tại nhà.
Cách số 1: Dùng độc vị cây nhọ nồi trị bệnh viêm họng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cây nhọ nồi: 20 gram
- Nước lọc: 1 lít
Cách thực hiện:
- Đem những phần cây nhọ nồi rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn, tốt hơn nếu ngâm chúng cùng với một ít nước muối pha loãng;
- Vớt ra để ráo rồi cắt thành từng đoạn nhỏ;
- Cho toàn bộ cây nhọ nồi vào trong nồi cùng với 1 lít nước lọc và tiến hành sắc;
- Sắc cho đến khi lá ngả sang vàng, tắt bếp rồi chắt lọc lấy phần nước để uống thay cho nước trà;
- Các triệu chứng của bệnh viêm họng dần được cải thiện nếu bạn sử dụng kiên trì mỗi ngày.
Cách số 2: Chữa viêm họng bằng cây nhọ nồi cùng với một số thảo dược khác
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cây nhọ nồi: 20 gram
- Bồ công anh: 20 gram
- Kim ngân hoa: 16 gram
- Cam thảo đất: 16 gram
- Củ rẻ quạt: 12 gram
Tiến hành thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và đất cát, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Đem toàn bộ nguyên liệu phơi 1 ngày nắng hoặc đem sấy khô;
- Khi các nguyên liệu đã được làm khô, cho các nguyên liệu vào trong nồi cùng với 200 – 250 ml nước lọc và bắt lên bếp để sắc. Sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn khoảng 100 ml nước;
- Chắt lọc lấy phần nước để sử dụng. Chia phần nước sắc được thành 3 lần uống trong này vào mỗi buổi sáng, trưa và tối. Nên hâm nóng thuốc trước khi sử dụng;
- Bệnh tình dần được cải thiện nếu bạn sử dụng đều đặn mỗi ngày.
Đối với các đối tượng bận rộn, không có nhiều thời gian để tiến hành sắc thuốc thì có thể sử dụng viên uống từ bột cây nhọ nồi để sử dụng cùng với ly nước ấm, vừa tiện lợi lại không mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
Gợi ý: 4 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Quả La Hán Cực Hay Nên Thử
Một số lưu ý khi chữa viêm họng bằng cây nhọ nồi
Mặc dù cây nhọ nồi chữa bệnh viêm họng là bài thuốc lành tính, ít gây là tác dụng phụ cho người dùng thuốc, nhưng để đảm bảo có một kết quả tốt nhất, hiệu quả đạt như người bệnh mong muốn thì cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Thường những bài thuốc dân gian thường có thời gian điều trị dài, nên bệnh nhân bị viêm họng cần phải kiên trì mới có kết quả tốt;
- Không sử dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi cho các đối tượng quá mẫn cảm với một số thành phần có trong loại dược liệu này hoặc một số dược liệu khác trong cùng một bài thuốc;
- Bài thuốc trị viêm họng bằng cây nhọ nồi chỉ có công dụng đối với các bệnh lý ở mức độ nhẹ. Đối với những bệnh lý ở mức độ trung bình hoặc nặng, bài thuốc phát huy công dụng rất ít và thậm chí là không;
- Nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối, giúp giữ vệ sinh khoang miệng, nước muối cũng giúp giảm sự bỏng rát, ngứa cổ họng, giảm sưng viêm;
- Kiêng những đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ lạnh, hạn chế ăn hải sản như tôm, mực,… Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước có thể thay thuốc cây nhọ nồi bằng nước, sử dụng thực phẩm kháng viêm;
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để đảm bảo các các bạn một sức đề kháng tốt, sẽ nhanh lành bệnh hơn;
- Nên chú ý về mặt thời tiết cần mặc ấm khi các bạn ra đường khi gió mùa về.
Với cách chữa bệnh viêm họng bằng cây nhọ nồi được chúng tôi chia sẻ trong bài viết có lẽ sẽ giúp bạn đọc biết thêm một cách trị bệnh viêm họng khác. Bên cạnh việc sử dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi, người bệnh cần kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và thăm khám bác sĩ để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải:
Có thể bạn quan tâm:
- Dùng cây lược vàng chữa viêm họng đúng cách
- Dùng lá đu đủ chữa viêm họng như thế nào hiệu quả?
Những thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!