Tổng quan về bệnh viêm họng trào ngược

Viêm họng trào ngược là hiện tượng kích ứng và viêm đỏ ở niêm mạc cổ họng do tình trạng trào ngược axit dạ dày gây ra. Bệnh có thể được điều trị khỏi bằng các thuốc kháng axit dạ dày kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm họng trào ngược

Viêm họng không phải là căn bệnh xa lạ bởi bất cứ ai cũng có thể mắc phải ít nhất một vài lần trong đời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó trào ngược axit là một trong những lý do được ít người biết tới. Trường hợp này gọi là viêm họng trào ngược.

Viêm họng trào ngược
Bệnh viêm họng trào ngược do chứng trào ngược axit dạ dày thực quản gây ra

Hiện tượng trào ngược axit là một triệu chứng đặc trưng của căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ở những người mắc căn bệnh này, do các cơ ở cuối thực quản quá lỏng và không thể khép kín miệng khiến cho axit, dịch vị và các chất khác từ dạ dày bị trào ngược lên trên. Chúng có thể gây hại cho thanh quản, thực quản và cả cổ họng.

Khi axit trào ngược lên cổ họng, nó có thể gây kích ứng và khiến niêm mạc cổ họng bị viêm. Bạn có thể cảm thấy những cơn đau họng diễn ra liên tục và đôi lúc có cảm giác vướng víu phải hắng giọng.

Ngoài ra, một số trường hợp còn bị nóng rát trong cổ họng, nấc thường xuyên, khó nuốt và ho dai dẳng không dứt.

Tìm hiểu thêm: Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm họng trào ngược?

Nếu nghi ngờ bạn bị viêm họng do trào ngược, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để xác nhận chính xác bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Các xét nghiệm được dùng trong chẩn đoán bệnh viêm họng trào ngược bao gồm:

  • Chụp X-quang cản quang: Bệnh nhân sẽ nuốt một dung dịch bari đặc biệt và sử dụng tia X để chụp lại hệ thống tiêu hóa trên. Phương pháp này cho phép bác sĩ đánh giá được các vấn đề ở đường tiêu hóa có liên quan đến trào ngược.
  • Nội soi: Một ống mềm linh hoạt có gắn camera nhỏ sẽ được đưa từ cổ họng xuống thanh quản, hầu họng, thực quản để biết được những thiệt hại do hiện tượng trào ngược axit gây ra. Trong quá trình nội soi, một số mẫu mô sẽ được lấy ra và đem vào phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có hiện tượng kích ứng mãn tính, viêm, nhiễm trùng hoặc các tế bào bất thường.
Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh viêm họng trào ngược
Để chẩn đoán bệnh viêm họng trào ngược, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đường tiêu hóa trên
  • Đo nồng độ pH: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng luồng từ mũi đến thực quản. Thiết bị được gắn ngay cuối ống sẽ giúp đo được nồng độ axit và pH. Ngoài ra, để theo dõi nồng độ pH, người ta còn sử dụng một viên nang gắn vào thực quản của bệnh nhân. Nếu nhận thấy nồng độ axit cao bất thường thì có thể nghĩ đến hiện tượng trào ngược axit.
  • Thử nghiệm với thuốc ức chế bơm proton: Một số trường hợp được bác sĩ thử nghiệm điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton để ức chế lượng axit tiết ra từ dạ dày. Nếu các triệu chứng viêm họng được cải thiện hoặc biến mất sau khi dùng loại thuốc này thì có thể bạn đang mắc chứng viêm họng do trào ngược axit.

Cách điều trị viêm họng trào ngược

Để kiểm soát chứng viêm họng do trào ngược, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc giúp giảm hoặc trung hòa axit dạ dày. Một khi tình trạng này được cải thiện thì chứng viêm họng cũng sẽ dần bị đẩy lùi. Ngoài ra, việc điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày cũng có thể hữu ích với căn bệnh này.

1. Thuốc chữa viêm họng trào ngược

Các loại thuốc giúp giảm hoặc trung hòa axit dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: Đây là một loại thuốc không cần kê đơn. Chúng có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Thường được chỉ định là các loại thuốc Alka-Seltzer, Maalox…
  • Thuốc chẹn H2: Loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào trong dạ dày sản xuất quá nhiều axit. Được dùng phổ biến trong điều trị viêm họng trào ngược là các thuốc Ranitidine (Zantac), Cimetidine (Tagamet ), Nzatidine (Axid AR) …
  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI): Loại thuốc này được đánh giá là có tác dụng mạnh nhất trong việc làm giảm axit dạ dày. Hầu hết các trường hợp đều được chỉ định loại thuốc này. Các loại thuốc PPI thường được bác sĩ kê đơn gồm: Omeprazole (Prilosec), Lansoprazole (Prevacid), Rabeprazole (Aciphex), Pantoprazole (Protonix), Esomeprazole (Nexium), Ranitidine (Zantac)…
Thuốc lansoprazole điều trị viêm họng trào ngược
Lansoprazole là thuốc ức chế bơm proton có tác dụng trung hòa axit dạ dày

Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định kèm theo thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng của viêm họng trào ngược.

Bỏ túi: Mẹo Xoa Bóp Bấm Huyệt Giảm Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản đơn giản

2. Chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng trào ngược

Bên cạnh việc dùng thuốc, điều chỉnh thói quen ăn uống có thể giúp giảm đau họng, viêm họng do trào ngược.

Bạn có thể thử nghiệm đa dạng nhiều loại thức ăn để tìm ra các món có khả năng làm dịu cổ họng. Thông thường, những người đang gặp khó khăn khi nuốt sẽ nhận thấy việc ăn các thức ăn có độ dính hoặc thức ăn lỏng sẽ khiến cổ họng của họ bị đau hơn so với khi ăn các thức ăn mềm.

Tránh các loại đồ ăn thức uống có thể gây ra chứng ợ nóng và có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày cổ họng. Chẳng hạn như cà phê, trà, nước ngọt có ga, cà chua, các món ăn cay.

Bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo, khi bị viêm họng trào ngược bạn nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tránh các thực phẩm có tính axit (như cam, quýt, xoài, hay các món gỏi, dưa muối) hay các thức ăn chứa quá nhiều chất béo vì chúng có thể khiến tình trạng trào ngược axit thêm tồi tệ.

Đặc biệt chú ý, sau khi ăn xong bạn không nên nằm ngay. Điều này chỉ nên được thực hiện sau khi ăn ít nhất vài giờ để tránh các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Trên đây là những cách khắc phục phục bệnh viêm họng trào ngược đang được áp dụng. Thông tin bài viết cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không đưa ra lời khuyên cũng như chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Vì vậy hãy chuyện với bác sĩ của bạn trước khi áp dụng bất kì biện pháp nào nhằm đảm bảo chúng an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Có thể bạn quan tâm

10 bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể kết hợp với một số...

Viêm họng cấp ở người lớn: Bệnh thường gặp cần cảnh giác

Viêm họng cấp tính là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến. Thuật ngữ đề cập đến tình trạng...

Chữa viêm họng hạt bằng mật ong là phương pháp đơn giản, an toàn

Mẹo điều trị viêm họng hạt bằng mật ong ngay tại nhà

Chữa viêm họng hạt bằng mật ong là phương pháp đơn giản, an toàn, hiệu quả. Do đó, nó đã...

5 Mẹo dùng mật ong chữa khàn tiếng, mất giọng cực đơn giản

Tình trạng mất giọng, khàn tiếng dần được cải thiện nếu bạn biết đến những bài thuốc từ mật ong....

Viêm họng hạt nổi hạch có nguy hiểm không ?

Viêm họng hạt nổi hạch là phản ứng thông thường của cơ thể khi virus và vi khuẩn xâm nhập....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *