Đau tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau tai là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng không có nghĩa là người lớn không mắc phải. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra, các triệu chứng cũng sẽ có sự khác biệt ở từng đối tượng. Vì thế, nắm rõ các đặc điểm của chứng đau tai sẽ giúp cho bạn chủ động đưa ra được các hướng xử lý phù hợp.

Các thông tin cần biết về tình trạng đau tai
Các thông tin cần biết về tình trạng đau tai

Nguyên nhân gây đau tai là gì?

Nếu bị đau tai, bạn có thể đang mắc một trong số vấn đề sau đây:

♦ Nhiễm trùng tai: 

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau tai. Nhiễm trùng tai có thể diễn ra ở cả tai ngoài, tai giữa và cả tai trong.

  • Nhiễm trùng tai ngoài: Bệnh có thể xảy ra do bạn đeo máy trợ thính, bơi lội hoặc bị tổn thương do các tác nhân vật lý như cho dị vật vào tai. Lúc này, lớp niêm mạc trong ống tai ngoài sẽ bị trầy xước hoặc bị kích ứng gây nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa): Khi các cơ quan của tai nằm phía trong màng nhĩ bị viêm do sự tấn công của các vi khuẩn và virus cũng sẽ làm cho tai của bạn bị đau.
  • Viêm tai trong: Tương tự như nhiễm trùng tai giữa, viêm tai trong cũng thường xảy ra do sự tấn công của các virus và vi khuẩn từ các bệnh về đường hô hấp.

♦ Ráy tai bị tích tụ lâu ngày: 

Các ráy tai khi bị tích tụ lại trong tai sẽ gây tắc nghẽn các ống tai, tình trạng này cũng có thể gây ra cảm giác đau đớn cho bạn.

♦ Mắc các bệnh lý về đường hô hấp: 

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng… có thể làm cho bạn bị viêm tai giữa, dẫn đến đau tai. Khi mắc những chứng bệnh này, chúng sẽ làm cho các dịch nhầy trong tai bị ứ đọng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây hại.

♦ Bị đau răng: 

Nếu bị các vấn đề răng và hàm như bị áp xe răng, viêm lợi… chúng cũng có thể làm cho tai của bạn bị đau.

♦ Tai bị tổn thương do các tác nhân vật lý: 

Lớp niêm mạc trong ống tai rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân từ bên ngoài. Do đó khi sử dụng các dao cạo ráy tai, dùng các vật cứng để cho vào tai có thể sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc của tai, khiến cho tai của bạn bị đau.

♦ Thay đổi áp suất không khí đột ngột: 

Thông thường, áp suất không khí trong tai của chúng ta sẽ được giữ ở mức cân bằng ở cả 2 phía trong và ngoài của màng nhĩ. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi đột ngột của áp suất không khí ở một bên tai như khi bạn đi máy bay hoặc lặn sâu dưới nước sẽ làm cho tai bị đau.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến, đau tai cũng có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nữa như bị đau dây thần kinh mặt, viêm khớp của xương hàm…

Đau tai gây ra các biểu hiện nào?

Đau tai có thể do nhiễm trùng hoặc do chấn thương. Tuy nhiên các biểu hiện của bệnh thường giống nhau mà đặc trưng của nó là gây ra cảm giác đau đớn ở 1 hoặc cả 2 tai. Những cơn đau này có thể diễn ra một cách đột ngột, dữ dội trong một thời gian ngắn hoặc có thể là đau âm ỉ kéo dài. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra các biểu hiện khác nữa. Cụ thể:

  • Thính giác bị suy giảm.
  • Các dịch nhầy trong tai tiết ra nhiều.

Với đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ, ngoài các biểu hiện trên, bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Sốt.
  • Khó ngủ.
  • Quấy khóc, dễ cáu kỉnh.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Bị mất thăng bằng.
  • Ứ đọng dịch nhầy trong tai.

Trên đây là những thông tin không đầy đủ về các triệu chứng của bệnh. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, hãy trao đổi với các bác sĩ của bạn.

ĐỌC NGAY: Đau tai ở trẻ em – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Làm cách nào để điều trị đau tai?

Các loại thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị đau tai do nhiễm trùng
Các loại thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị đau tai do nhiễm trùng

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà đau tai cũng có các cách chữa trị khác biệt. Thông thường, tình trạng này sẽ được điều trị bằng các biện pháp như sau:

  • Với những trường hợp đau tai do tổn thương vật lý ở mức độ nhẹ, chúng sẽ tự được chữa khỏi mà không cần áp dụng đến các biện pháp điều trị y tế.
  • Nếu đau tai do bị nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh dạng đường uống hoặc dạng dung dịch để bạn sử dụng. Để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị, hãy sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu đau tai do sự tích tụ quá nhiều của ráy tai, các loại thuốc làm mềm ráy tai sẽ được chỉ định cho bạn. Những loại thuốc này giúp cho chúng bị loãng ra và dễ được tống ra ngoài. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khắc phục tình trạng này bằng cách áp dụng các quy trình rửa tai hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng để hút dịch ra ngoài.

Phòng ngừa đau tai bằng cách nào?

Dựa trên những nguyên nhân gây đau tai đã được phân tích ở trên, chúng ta có thể tự đề ra được các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Tránh hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Điều trị triệt để các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng, tránh để chúng gây ra biến chứng.
  • Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ.
  • Không sử dụng các vật cứng hoặc những dị vật khác để cho vào tai của bạn.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bặm…
  • Nếu đi máy bay hoặc làm các công việc có liên quan đến sự thay đổi áp suất của không khí như bơi, lặn thì cần có những biện pháp để bảo vệ đôi tai của bạn. Chẳng hạn như nhai kẹo cao su để giữ cơ thể luôn được tỉnh táo khi đi máy bay. Ngoài ra, bạn không nên đi lặn khi đang bị cảm lạnh, viêm xoang hoặc đang bị dị ứng…

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm luôn đúng trong mọi trường hợp. Do đó, để giúp bản thân thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tai thì việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa như trên là điều vô cùng cần thiết.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

THAM KHẢO THÊM

Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?

Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, lá ngải cứu thường được dùng trong điều trị những bệnh...

Tìm hiểu về bệnh ho do hút thuốc lá và cách điều trị

Ho do hút thuốc lá: Biện pháp khắc phục và mọi thứ bạn nên biết

Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây nhiều vấn đề về sức khỏe, phổ biến...

Tìm hiểu cách chữa viêm xoang bằng diện chẩn

Chữa viêm xoang bằng phương pháp diện chẩn

Bên cạnh việc dùng thuốc tây thì chữa viêm xoang bằng diện chẩn cũng là phương pháp được nhiều người...

10 biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên

Ngay khi các biểu hiện của bệnh cảm lạnh và cảm cúm mới chớm nở, người bệnh hoàn toàn có...

Mẹo chữa viêm xoang bằng cây kinh giới giúp giảm đi triệu chứng hiệu quả [TỔNG HỢP] từ chuyên gia

Chữa viêm xoang bằng cây kinh giới là một trong những phương pháp trị bệnh tự nhiên phổ biến hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *