Giai đoạn ung thư đại tràng di căn phổi – CẢNH BÁO SỨC KHỎE

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phổi là cơ quan chứa hàm lượng máu cao nên thường hấp dẫn các tế bào ung thư. Ung thư đại tràng di căn phổi là tình trạng khá phổ biến, chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh.

ung thư đại tràng di căn sang phổi
Ung thư đại tràng di căn phổi xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh

Ung thư đại tràng di căn phổi

Theo thời gian, các tế bào ung thư đại tràng sẽ tách ra khỏi khối u nguyên phát và xâm nhập vào máu, gây ra khối u ở hạch bạch huyết hoặc ở các cơ quan khác bên trong cơ thể. Khối u phát sinh ở những cơ quan mới được gọi là khối u thứ phát/ ung thư tiến triển/ ung thư đại tràng di căn.

Thông thường, tế bào ung thư đại tràng thường bị hấp dẫn bởi gan và phổi. Bởi vì hai cơ quan này chứa lưu lượng máu lớn và có vị trí gần hệ thống tiêu hóa.

Khi khối u thứ phát hình thành tại phổi, tế bào ung thư vẫn có thể tiếp tục phát sinh khối u tại cơ quan nguyên phát. Nếu không tiến hành điều trị, các tế bào có thể tiếp tục di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Tế bào ung thư di căn đến phổi và trú ngụ tại cơ quan này trong một thời gian. Nên thường ở giai đoạn đầu, bạn sẽ không nhận thấy các triệu chứng lâm sàng. Khi có điều kiện thích hợp, tế bào ung thư sẽ phát triển và hình thành khối u tại cơ quan này.

ung thư dạ dày di căn đến phổi
Ho ra máu là triệu chứng đặc trưng khi tế bào ung thư di căn đến phổi

Lúc này, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau đây:

  • Ho kéo dài
  • Khó thở
  • Căng tức ngực
  • Ho ra máu
  • Sút cân đột ngột

Mức độ và tần suất xuất hiện của các triệu chứng còn phụ thuộc vào số lượng và kích thước của các khối u.

Chẩn đoán ung thư đại tràng di căn phổi

Để chẩn đoán ung thư đại tràng di căn phổi, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của bạn. Sau đó, tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Khám triệu chứng lâm sàng

Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng lâm sàng và yêu cầu bệnh nhân thực hiện động tác thở để có thể quan sát được những dấu hiệu bất thường của phổi.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu cho phép bác sĩ xác định mức độ oxy hóa và các thành phần điện giải trong máu. Ung thư di căn phổi sẽ khiến hoạt động của phổi hoạt động kém, khiến lượng oxy trong máu có xu hướng giảm.

Ngoài ra, xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định sự hiện diện của kháng nguyên carcinoembryonic – một kháng nguyên chỉ có ở bệnh nhân ung thư đại tràng.

Xét nghiệm hình ảnh

Xét nghiệm hình ảnh là một phần quan trọng trong chẩn đoán ung thư di căn phổi. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện nhiều xét nghiệm hình ảnh nhằm xác định kích thước và vị trí khối u.

ung thư đại tràng di căn phổi sống được bao lâu
Xét nghiệm hình ảnh đóng vai trò quan trong trong việc chẩn đoán ung thư di căn
  • X-Quang: được thực hiện để chắc chắn có khối u ác tính nằm trong phổi.
  • CT: hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính. Xét nghiệm này cho hình ảnh chi tiết hơn X-Quang. Hình ảnh từ CT cho phép bác sĩ xác định kích thước và vị trí khối u.
  • PET – chụp cắt lớp phát xạ: xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát được sự chuyển hóa của tế bào. Từ đó xác định được khối u ở phổi có phải là ung thư hay không.

Xét nghiệm khác

Bên cạnh các xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể tiến hành thực hiện những xét nghiệm sau:

  • Nội soi phế quản: là một xét nghiệm được sử dụng để bác sĩ có thể quan sát được bên trong khí quản, phế quản qua dụng cụ nội soi. Bằng xét nghiệm này, bác sĩ có thể lấy sinh thiết để tiến hành kiểm tra.
  • Sinh thiết: mô sinh thiết sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết thường được thực hiện khi bạn chưa được chẩn đoán ung thư. Qua kết quả sinh thiết, bác sĩ có thể xác định ung thư bắt đầu từ phổi hay di căn sang phổi.

Trên thực tế, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đáp ứng cho quá trình chẩn đoán ung thư đại tràng di căn sang phổi.

→Xem thêm: Danh sách Bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi ở nước ta

Điều trị ung thư đại tràng di căn phổi

Trước khi tiến hành điều trị đại tràng di căn qua phổi, bác sĩ sẽ căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Mức độ của các triệu chứng
  • Kích thước , số lượng và vị trí khối u trong phổi
  • Khả năng phục hồi của phổi

Ung thư di căn thường không có khả năng chữa trị hoàn toàn. Mục đích của việc điều trị là giảm nhẹ các triệu chứng, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân bằng cách hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Các biện pháp điều trị được bác sĩ cân nhắc chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của bệnh nhân. Trước khi quyết định, bạn nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ của từng phương pháp.

Các biện pháp điều trị ung thư đại tràng di căn bao gồm:

1. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị phổ biến nhất khi ung thư di căn phổi. Các loại thuốc hóa trị có khả năng thu nhỏ và kiểm soát sự phát triển của khối u. Tùy vào các triệu chứng của từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống hay thuốc tiêm tĩnh mạch.

Vì thuốc lưu thông khắp cơ thể nên hóa chất từ thuốc có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan khỏe mạnh. Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ khi hóa trị như:

  • Giảm tế bào máu – do thuốc ức chế hoạt động của tủy xương
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Các vấn đề về miệng và đường ruột

2. Xạ trị

Xạ trị thường ít được sử dụng khi điều trị di căn phổi. Xạ trị được chỉ định khi bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các tia bức xạ để tiêu diệt những tế bào ung thư.

Xạ trị chùm tia ngoài được áp dụng để làm giảm các triệu chứng như khó thở, ho và chảy máu. Tuy nhiên, loại xạ trị này sẽ đi qua da nên có thể gây tổn thương những tế bào khỏe mạnh.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư đại tràng di căn phổi được thực hiện để loại bỏ hoàn toàn khối u ác tính. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện với các trường hợp không có quá nhiều khối u, đồng thời kích thước khối u không quá to.

ung thư đại tràng di căn sang phổi
Phẫu thuật được thực hiện khi số lượng và kích thước khối u không quá lớn

Ngoài ra, bệnh nhân có sức khỏe yếu sẽ không được thực hiện phẫu thuật. Biến chứng của phẫu thuật thường là chảy máu, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng phổi.

Khối u bên trong phổi có thể phát triển và chặn đường thở của phổi. Để ngăn chặn tình trạng ống thở bị chèn ép hoàn toàn, bác sĩ sẽ đặt stent để giữ không gian cố định cho ống thở.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Bệnh ung thư đại tràng: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Ung thư đại tràng là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới, chỉ sau ung thư phổi và...

Tổng quát về ung thư đại tràng giai đoạn 2

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 nếu được phát hiện và điều trị ngay thì bệnh nhân sẽ có...

Phương pháp xạ trị ung thư đại tràng

Xạ trị là một trong những biện pháp điều trị ung thư đại tràng được chỉ định trong nhiều trường...

Ung thư đại tràng di căn nguy hiểm thế nào?

Di căn là biến chứng nguy hiểm nhất của ung thư đại tràng. Hầu hết ung thư di căn đều...

Đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, đỏ, hồng, trắng) là bị gì?

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đỏ, hồng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *