Bị viêm loét đại tràng nên ăn gì để bệnh mau lành?
Tình trạng viêm loét đại tràng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống của người bệnh. Do đó, cần thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh gây tổn thương lên đại tràng, đồng thời hỗ trợ các biện pháp điều trị chuyên sâu.
Bị viêm loét đại tràng nên ăn gì ?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng viêm loét ở đại tràng. Vì đây là cơ quan chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Các chuyên gia luôn khuyến khích người bị viêm loét đại tràng nên duy trì chế độ ăn hợp lý để hỗ trợ các phương pháp điều trị chuyên sâu.
Vì đại tràng đã bị tổn thương và loét nên bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng. Người bệnh cần thực hiện ăn uống theo nguyên tắc sau:
- Chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực lên đại tràng, mỗi bữa ăn nên cách nhau 3 – 4 giờ.
- Viêm loét đại tràng có thể gây tiêu chảy. Do đó, bạn nên uống nhiều nước trong thời gian điều trị.
- Tránh các thực phẩm gây viêm và tổn thương đại tràng
- Bổ sung nhóm thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng
Dưới đây là 11 loại thực phẩm người bị viêm loét đại tràng nên bổ sung.
1. Sữa chua
Sữa chua và có chế phẩm từ sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi (được gọi là men vi sinh). Các men vi sinh này có khả năng cải thiện hệ miễn dịch cho đường ruột.
Khi hệ miễn dịch ở đường ruột được tăng cường, các vi khuẩn có hại sẽ không có môi trường để phát triển và bùng phát. Dần dần chúng sẽ bị tiêu diệt và thải trừ ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cần sử dụng một lượng sữa chua vừa đủ. Ăn quá nhiều sữa chua có thể gây xót ruột và khó chịu. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng sữa chua có đường. Thay vào đó, nên thay thế bằng mật ong hoặc trộn đều sữa chua và trái cây để tạo vị ngọt tự nhiên.
2. Trứng
Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và dễ hấp thu. Nếu bạn bị viêm đại tràng, việc sử dụng các loại thịt có thể gây ra tình trạng khó tiêu và đầy hơi. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên sử dụng trứng để thay thế.
3. Quả bơ
Bơ là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa và các axit amin cho cơ thể. Chất béo trong bơ không chỉ cung cấp nguồn năng lượng lành mạnh mà còn giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, bơ là loại trái cây mềm và dễ tiêu hóa. Bệnh nhân viêm đại tràng có thể yên tâm bổ sung mà không lo sợ gây ra kích ứng ở vị trí viêm loét. Bạn có thể dùng bơ trực tiếp hoặc chế biến sinh tố bơ, salad và các món ăn khác.
→Xem thêm: Xuất huyết đại tràng – Cách nhận biết, xử lý và điều trị
4. Bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm chứa nhiều thành phần tốt cho người bị viêm loét đại tràng. Loại bí này có nhiều chất xơ, khoáng chất và các thành phần chống oxy hóa (beta carotene và vitamin C). Khoáng chất và chất xơ trong bí giúp hệ tiêu hóa dễ dàng chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra, các thành phần chống oxy hóa có khả năng phục hồi những tổn thương ở đại tràng.
Tuy nhiên, cần nấu nhừ bí để cơ thể dễ hấp thu và không gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Bạn có hầm bí với tôm, thịt,… để cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng cần thiết.
5. Cá hồi
Cá hồi không chỉ chứa nhiều đạm mà thực phẩm này còn chứa hàm lượng Omega 3 cao. Omega 3 là axit béo không bão hòa, có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm và phục hồi vết thương.
Khi thu nạp cá hồi, hàm lượng Omega 3 sẽ làm dịu và thúc đẩy tế bào ở niêm mạc đại tràng phục hồi. Ngoài ra, cá hồi còn cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào.
6. Các loại hạt
Hạnh nhân, óc chó, hạt bí,… có chứa nhiều axit amin và các chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, các loại hạt này thường khá cứng và khô, bạn có thể dùng sữa hạt thay vì ăn trực tiếp để giảm kích thích lên đại tràng.
7. Sốt táo
Sốt táo là thực phẩm cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bị viêm loét đại tràng. So với loại trái cây khác, táo có nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin vượt trội.
Với những thành phần trên, loại quả này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của đường ruột và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây loét.
8. Dầu ô liu
Dầu ô liu có chứa axit linoleic hay còn gọi là Omega 6. Bên cạnh Omega 3, Omega 6 cũng thành phần cần thiết cho cơ thể. Khi bổ sung đầy đủ hai thành phần này, hệ miễn dịch trong đường ruột sẽ trở nên ổn định.
Ngoài ra, Omega 6 còn có khả năng kháng khuẩn, ức chế sự bùng phát của vi khuẩn trong đường ruột. Tuy nhiên bạn nên cân bằng giữa hai axit béo này. Tình trạng chênh lệch axit béo có thể khiến hiện tượng viêm loét trở nên nặng nề hơn.
9. Cháo yến mạch
Khi viêm loét đại tràng bùng phát, bạn nên sử dụng những món ăn lỏng và mềm như cháo. Cháo yến mạch không chỉ cung cấp tinh bột cho cơ thể mà còn rất dễ tiêu hóa, không gây tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Khi nấu cháo yến mạch, bạn nên hạn chế nêm quá nhiều gia vị, chỉ thêm một ít muối để dễ ăn. Ăn quá mặn có thể khiến vùng loét bị kích thích và đau rát.
10. Chuối
Chuối là loại quả mềm và dễ tiêu hóa, rất thích hợp với những người bị viêm loét đại tràng. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều kali, kẽm, magie, vitamin A, C,… giúp ổn định đường ruột, giảm khả năng bùng phát của vi khuẩn có hại.
Bên cạnh đó, chuối cũng là loại quả chứa nhiều năng lượng. Nếu bạn khó khăn khi thu nạp tinh bột, bạn có thể sử dụng chuối để thay thế.
11. Nghệ
Nghệ là một loại gia vị quen thuộc, thường được dùng phổ biến ở các quốc gia Châu Á. Ngoài việc sử dụng trong chế biến món ăn, nghệ còn được xem là thảo dược thiên nhiên có khả năng cải thiện các vấn đề sức khỏe thường gặp.
Nghệ có chứa beta-carotene là tiền thân của vitamin A. Vitamin này có tác dụng kích thích tế bào tăng trưởng, giúp vùng đại tràng bị viêm, loét nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, nghệ còn chứa hoạt chất Curcumin – một chất chống oxy hóa mạnh. Thành phần này có khả năng ức chế vi khuẩn và khôi phục những tế bào bị tổn thương.
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm lành mạnh, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn như thịt nguội, trái cây khô, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị, đồ uống có gas, cà phê, bia rượu,…
Trong trường hợp tình trạng viêm loét đại tràng quá nặng, bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách thiết lập chế độ ăn thích hợp. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn của nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu nhận biết triệu chứng viêm loét đại tràng
- Người bệnh viêm loét đại tràng mạn tính cần biết những điều này
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!