Cách lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập. Vì vậy bên cạnh các phương pháp chuyên sâu, bệnh nhân cần có kế hoạch chăm sóc khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị.

chăm sóc viêm đại tràng
Bệnh nhân viêm đại tràng cần có kế hoạch chăm sóc khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị

Kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm đại tràng

Đại tràng hay còn gọi là ruột già – là cơ quan của hệ tiêu hóa đảm nhiệm vai trò xử lý chất thải từ ruột non. Khi đại tràng bị viêm, niêm mạc rất dễ bị tổn thương bởi lượng chất thải từ ruột non chuyển về. Chính vì vậy, điều đầu tiên bệnh nhân viêm đại tràng cần chú ý chính là chế độ dinh dưỡng.

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh viêm đại tràng phải đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và không được gây tổn thương lên cơ quan này. Ngoài ra, cần tận dụng những thành phần có khả năng chống viêm và tái tạo niêm mạc để thúc đẩy khả năng phục hồi của ruột già.

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bệnh tiến triển theo chiều hướng tích cực, hỗ trợ tác dụng của các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Bệnh nhân viêm đại tràng cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ để tránh gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa (mỗi bữa cách nhau 3 – 4 giờ)
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế mất nước (bệnh nhân viêm đại tràng thường xuyên bị tiêu chảy)
  • Nên ăn thực phẩm mềm, lỏng để giúp cơ thể dễ tiêu hóa
  • Hạn chế những thực phẩm khô, cứng. Những thực phẩm này có thể khiến vị trí viêm của đại tràng bị kích thích
  • Hạn chế vận động và nên nghỉ ngơi sau khi ăn
  • Cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch

Các thực phẩm tốt cho người bị viêm đại tràng được chuyên gia khuyến khích bổ sung:

chăm sóc viêm đại tràng
Bổ sung những thực phẩm có lợi để thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo vùng niêm mạc bị sưng viêm
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: cung cấp lượng protein và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.
  • Sữa chua: chứa các men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ dạ dày và ruột xử lý thức ăn
  • Ngũ cốc: cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời khoáng chất trong ngũ cốc sẽ giúp ổn định hoạt động của đường ruột
  • Trái cây: nên ăn những loại trái cây chứa nhiều năng lượng, vitamin và các chất chống oxy hóa rất tốt cho niêm mạc đại tràng, như: bơ, dưa hấu, đào, chuối, táo và lê,…
  • Rau củ: bổ sung các loại rau xanh như xà lách, súp lơ, rau bina, cải thảo,… và các loại củ như: khoai lang, bí đỏ, khoai tây,…
  • Thực phẩm giàu Omega 3: thành phần này có tác dụng chống viêm và phục hồi niêm mạc đại tràng. Bệnh nhân nên bổ sung những thực phẩm giàu Omega 3 như: bơ, cá hồi, dầu ô liu,…

Ngoài ra, cần hạn chế những nhóm thực phẩm, đồ uống sau:

  • Không ăn quá nhiều rau xanh: chất xơ từ rau xanh rất tốt cho hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên đối với người bệnh viêm đại tràng, ăn nhiều rau xanh có thể khiến bạn bị tiêu chảy. Do đó, cần giới hạn lượng chất xơ mỗi ngày (từ 10 – 15 gram).
  • Thực phẩm chế biến sẵn: hầu hết những loại thực phẩm này đều chứa chất bảo quản và có hàm lượng muối cao. Những thành phần này có khả năng kích thích vị trí viêm ở đại tràng.
  • Đồ ăn nhanh: chứa nhiều chất béo no và thành phần dinh dưỡng khó chuyển hóa.
  • Thức ăn cay nóng
  • Thực phẩm sống (kể cả rau)
  • Đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà hoặc đồ uống có cồn như: rượu, bia,…

2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Ngoài chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến mức độ tiến triển của niêm mạc đại tràng. Thói quen sinh hoạt khoa học giúp điều hòa cơ thể, cải thiện sức khỏe và tránh tác động tiêu cực đến các cơ quan tiêu hóa.

chế độ ăn viêm đại tràng
Bệnh nhân viêm đại tràng nên giảm bớt khối lượng công việc và dành thời gian nghỉ ngơi
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi để đại tràng phục hồi nhanh chóng.
  • Giảm bớt khối lượng công việc, tránh căng thẳng và các suy nghĩ tiêu cực. Stress có thể khiến phản ứng viêm ở đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc. Thói quen này khiến các cơ quan trong cơ thể trì trệ, giảm khả năng phục hồi và hoạt động.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá. Khói thuốc lá đi qua thực quản và di chuyển xuống vùng đại tràng. Thành phần trong khói thuốc không chỉ khiến đại tràng bị sưng viêm mà còn có thể gây loét và ung thư.
  • Bên cạnh đó, sử dụng chất kích thích cũng là thói quen khiến hệ thống tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể dễ bị tổn thương và hư hại.

ĐỌC NGAY: 10+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà giúp giảm đau, mau khỏi

3. Dành thời gian luyện tập

Luyện tập không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, cơ bắp mà còn tác động gián tiếp đến quá trình phục hồi của đại tràng. Thực hiện những bài tập luyện thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Như đã biết, viêm đại tràng có thể do thiếu máu cục bộ gây ra. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến khích bệnh nhân luyện tập để tăng hàm lượng hồng cầu tuần hoàn đến cơ quan này. Ngoài ra, luyện tập còn giúp cơ thể giảm căng thẳng và mệt mỏi.

kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm đại tràng
Tập luyện là yếu tố không thể thiếu khi thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm đại tràng

Chế độ luyện tập dành cho bệnh nhân viêm đại tràng:

  • Nên thực hiện những động tác tập trung vào vùng bụng nhằm hỗ trợ đại tràng co bóp và hoạt động
  • Lựa chọn những bài tập có cường độ nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đạp xe,…
  • Hạn chế những bộ môn có cường độ nặng như tập tạ, chạy bộ,…
  • Nên luyện tập trong vòng 15 – 30 phút. Không nên kéo dài thời gian luyện tập, tập luyện quá sức có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân viêm đại tràng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nếu chỉ tập trung vào các biện pháp điều trị, niêm mạc đại tràng có thể chậm phục hồi và tái tạo. Tuy nhiên, để thiết lập được chế độ chăm sóc khoa học bạn vẫn nên chủ động trao đổi với bác sĩ.

Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn của nhân viên y tế!

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Hình ảnh hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh lý của chức năng đường ruột. Nếu không được điều trị kịp...

Lập chế độ ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa gây nhiều ảnh hưởng khó chịu. Lập chế độ...

Bị bệnh trĩ có thực hiện nội soi đại tràng được không?

Hiện tượng chảy máu trực tràng là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Căn bệnh này nếu không được...

Cắt polyp đại tràng: Thông tin cần biết trước khi thực hiện

Cắt polyp đại tràng là một thủ thuật không xâm lấn nhằm loại bỏ các khối polyp trong lòng ruột...

Khám, nội soi đại tràng ở đâu tốt nhất hiện nay 2024?

Trước khi đưa ra những phác đồ điều trị, đa phần bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *