Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Cùng với câu hỏi: “Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?”, các mẹ bầu cần phải chú ý đến khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Bởi chọn đúng các nhóm thực phẩm thân thiện sẽ góp vai trò quan trọng trong việc chữa lành cơn đau và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển cả mẹ và bé. 

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày
“Bật mí” thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

I. Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì mới tốt?

Mẹ bầu bị đau dạ dày cần phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. Bởi nếu không, chúng sẽ tạo thành những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của mẹ và bé. Vậy “đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?”

1. Chế độ ăn uống cân bằng

Trước hết, dù rằng các mẹ đang gặp phải nguy cơ bị viêm dạ dày cấp tính hoặc các bệnh về đường tiêu hóa khác, mẹ bầu vẫn nên đề cao tầm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn tốt nhất sẽ đảm bảo cho bé của bạn có được sự khởi đầu tốt nhất có thể.

Điều cần chú ý trong chế độ ăn uống cân bằng chính là sự phối hợp giữa 4 nhóm

  • Chất đạm
  • Carbonhydrate
  • Chất béo lành mạnh
  • Vitamin và khoáng chất

2. Bổ sung chất sắt

Phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hằng ngày. Vì rất khó đạt được mức hấp thụ sắt cần thiết, có đôi khi bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân sử dụng thêm thuốc sắt để phòng ngừa đau dạ dày phát triển nặng thêm.

Một số thực phẩm giàu chất sắt mà phụ nữ mang thai có thể cân nhắc để thêm vào khẩu phần ăn là:

  • Rau bina (rau chân vịt)
  • Đậu lăng
  • Ngũ cốc
  • Thịt đỏ
  • v…v
mẹ bầu đau dạ dày nên ăn gì
Bổ sung chất sắt rất cần thiết cho phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai

3. Tăng cường chất xơ

Đau dạ dày khi mang thai tuyệt nhiên không thể bỏ qua việc thêm chất xơ trong bữa ăn của mình. Cố gắng ăn ít nhất là 20-35gr chất xơ mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và giảm bớt cơn đau từ hệ tiêu hóa. Đường ruột của mẹ bầu cũng sẽ được hỗ trợ cải thiện miễn dịch, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng hiệu quả.

Lưu ý rằng chất xơ có trong các loại rau xanh, trái cây tươi là tốt nhất và phù hợp nhất cho dạ dày đang nhạy cảm của mẹ bầu. Tránh sử dụng các loại hoa quả đóng hộp hoặc có chứa chất bảo quản, chất giữ tươi vì không tốt cho bạn và bé.

Đừng bỏ qua: Các loại rau người đau dạ dày nên ăn mỗi ngày

4. Uống nhiều nước

Nước cung cấp chất điện giải và tăng khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Với mẹ bầu, nên tiêu thụ ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng và đau đớn của dạ dày. Lưu lượng nước nạp vào cơ thể sẽ mang lại lợi ích giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiết niệu.

5. Bổ sung men vi sinh

Đau dạ dày có thể xảy ra do nguyên nhân nhiễm trùng H.pylori hoặc do sự tăng tiết dịch axit trong dạ dày. Cân bằng lại hệ vi khuẩn trong đường ruột nói chung và dạ dày nói riêng sẽ là một gợi ý giúp các mẹ khắc phục cơn đau. Các vi khuẩn có lợi được đưa vào cơ thể sẽ giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn và đem lại tác dụng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Men vi sinh có lợi thường có trong sữa chua hữu cơ, kim chi, dưa cải bắp,…

6. Tăng cường vitamin và khoáng chất

Những nhóm vitamin đem lại hiệu quả giảm đau ngừa viêm cho mẹ bầu trong thai kỳ là:

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày
Rửa sạch rau củ quả và chế biến đơn giản sẽ tốt hơn cho mẹ bầu đau dạ dày
  • Axit folic: kích thích sự hình thành hồng cầu và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Axit folic có trong rau lá xanh đậm nấu chín, quả bơ, ngũ cốc dinh dưỡng,…
  • Riboflavin (B-2): đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Riboflavin được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, đậu nành, thịt lợn, …
  • Vitamin A: tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Vitamin A được tìm thấy có nhiều trong khoai lang, ớt chuông, bông cải xanh,…
  • Kali: một khoáng chất có ảnh hưởng đến chức năng tế bào, điều hòa huyết áp và hoạt động của đường ruột. Kali có nhiều trong chuối, bơ, dưa đỏ, các loại cây họ đậu,…

Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối – Điều mẹ bầu cần biết để bé khỏe mạnh

II. Đau dạ dày khi mang thai nên tránh ăn gì?

Song song với việc chú ý đến các nhóm thực phẩm cần bổ sung trong suốt thai kỳ khi mang thai, các mẹ cũng nên loại bỏ/ hạn chế các loại thực phẩm sau:

1. Cá biển và động vật có vỏ

Dù là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng cá biển và động vật có vỏ thường gặp phải nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân. Do đó, nếu muốn bổ sung chúng trong khẩu phần ăn, các mẹ nên chú ý ăn không quá 2 lần mỗi tháng. Và khi ăn cần phải được chế biến thật kỹ.

2. Thực phẩm sống

Các loại thực phẩm sống như thịt, cá, hải sản đều có thể là nguồn gây ra nhiễm trùng khi chưa được chế biến. Các loại vi khuẩn, virus này có thể sẽ làm nặng thêm các triệu chứng đau dạ dày của bạn, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Đồng thời, dạ dày sẽ phải tiết nhiều axit hơn để phân hủy và tiêu hóa các loại thực phẩm sống này.

Như vậy, phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai không nên ăn các thực phẩm sống, tái như sushi, thịt bò tái, trứng gà sống, thịt nguội,…

 3. Caffeine

Caffeine là một chất kích thích dễ hấp thụ và mang lại tác dụng giảm bớt mệt mỏi. Thế nhưng với các mẹ bị  đau dạ dày khi mang thai, tuyệt nhiên không được sử dụng caffeine dù là một lượng nhỏ. Chúng sẽ khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn, thậm chí là làm vết loét dạ dày lan rộng (trong trường hợp đau dạ dày kèm viêm loét).

4. Rượu

Rượu chẳng những làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu mà còn khiến tình trạng viêm đau của bạn nghiêm trọng hơn. Không có bất kỳ nồng độ cồn nào được chứng minh là an toàn trong thai kỳ. Vì vậy phụ nữ mang thai, đặc biệt là kèm thêm triệu chứng đau dạ dày thì nên tránh sử dụng rượu hoàn toàn.

5. Thực phẩm làm tăng axit

Các loại thực phẩm như:

bầu đau dạ dày nên ăn gì
Socola là món không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai bị đau dạ dày
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm cay nóng
  • Món ăn chứa nhiều gia vị, món ăn mặn
  • Các loại trái cây có múi (vị chua)
  • Socola
  • Nước có gas
  • Bánh kẹo có chứa đường tổng hợp

Chúng đều được cho rằng sẽ làm tăng tiết axit dạ dày và đem lại những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mách mẹCách giảm axit dạ dày khi mang thai khá hữu hiệu

III. Lời khuyên

Đau dạ dày có thể được khắc phục giảm bớt bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày. Ngoài phương án đến gặp bác sĩ để được điều trị, các mẹ có thể tham khảo và trao đổi thêm với chuyên gia y tế về những lời khuyên hữu ích sau.

1. Không ăn quá nhiều

Với các mẹ đau dạ dày khi mang thai nên ăn thành các bữa nhỏ thay cho 3 bữa lớn trong ngày. Hơn nữa, tránh việc ăn quá no trong một lần vì chúng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích nhiều hơn, gây ra những cơn đau dữ dội hơn.

2. Nhai kẹo cao su

Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhai kẹo cao su có thể làm giảm độ axit trong thực quản, nhất là loại kẹo cao su có chứa bicarbonate. Do đó các mẹ có thể áp dụng mẹo nhai kẹo cao su sau khi ăn để giảm bớt nguy cơ tăng tiết axit gây đau dạ dày.

3. Không ăn trước khi ngủ

Cần sắp xếp bữa ăn cách xa 2-3 giờ trước giờ đi ngủ của bạn để phòng ngừa cơn đau. Mặt khác, các mẹ cũng có thể áp dụng mẹo nâng cao đầu giường hoặc sử dụng gối chống trào ngược cho người lớn để làm giảm chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thường gặp.

4. Vận động

Các bài tập nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga có thể giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng và giảm bớt đau đớn. Vận động cũng đem lại lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.

5. Uống nước ấm trước khi ngủ

Nước ấm hoặc nghệ và mật ong, trà hoa cúc, nước gừng ấm sẽ giúp làm dịu lại các cơn đau từ trong dạ dày của bạn. Hơn nữa, chúng có thể làm giảm bớt cảm giác nôn nghén mà các mẹ bầu thường gặp phải trong suốt thai kỳ.

6. Nói chuyện với bác sĩ

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày
Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc ngừng điều trị đau dạ dày mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ

Như đã nói, nếu các triệu chứng đau dạ dày khi mang thai không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn, hãy lập tức liên hệ với các chuyên gia. Dấu hiệu cơn đau có thể là cảnh báo về các bệnh dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày cấp tính,…

Trên đây là những thông tin tham khảo về vấn đề: “Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?”. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Giảm đau nhanh

Các thuốc trị đau dạ dày đang được sử dụng hiện nay bao gồm nhiều loại. Bệnh nhân có thể...

Người bị đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Đau dạ dày có nên ăn chuối không, tại sao?

Ăn chuối chín thường xuyên đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng bị đau dạ dày có...

Các thông tin cần biết về phương pháp châm cứu chữa đau dạ dày

Ứng dụng phương pháp châm cứu điều trị chứng đau dạ dày

Chữa đau dạ dày bằng châm cứu là phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền. Nắm rõ các...

Đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

TOP 5 Bác Sĩ Chữa Dạ Dày Giỏi Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Trung tâm Thuốc dân tộc thành lập và gây dựng từ năm 2010, từ lâu đã được biết đến là...

Bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa không? Loại nào tốt?

Sữa là một trong những thực phẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *