Đang mang thai có nội soi dạ dày được không?
Bệnh dạ dày dường như có xu hướng phát triển ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ rất cao. Do đó, nỗi lo lắng “Đang mang thai có nội soi dạ dày được không?” gần như là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Những vấn đề cần quan tâm khi mang thai và thực hiện biện pháp nội soi là gì thì không phải là điều mà ai cũng biết.
Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày nói riêng và nội soi tiêu hóa nói chung là phương pháp sử dụng dụng cụ để xem xét đến lớp lót bên trong đường tiêu hóa của bệnh nhân. Qua hình ảnh được phản hồi về trên màn hình, các bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh và mức độ bệnh lý trong dạ dày của bệnh nhân.
Mục đích
Các bác sĩ thường đề nghị nội soi để đánh giá tình trạng:
- Đau bụng
- Loét , viêm dạ dày hoặc khó nuốt
- Chảy máu đường tiêu hóa
- Trào ngược dạ dày
- Thay đổi thói quen đại tiện ( táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy )
- Polyp dạ dày
Bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để lấy sinh thiết (lấy một mẫu mô dạ dày) để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, nội soi cũng có thể được sử dụng để điều trị một vấn đề về đường tiêu hóa. Ví dụ, nội soi có thể không chỉ phát hiện chảy máu hoạt động từ vết loét, mà các thiết bị có thể được truyền qua ống nội soi có thể cầm máu hoặc loại bỏ polyp dạ dày.
Cách thức hoạt động
Phương pháp nội soi dạ dày sẽ được thực hiện bằng máy nội soi chuyên dụng. Đó là một ống sợi có một camera nhỏ ở cuối ống. Camera này sẽ được kết nối để hiển thị hình ảnh trên màn hình bên ngoài. Khi thực hiện nội soi, ống sợi sẽ được đưa vào từ thực quản, sau đó quả dạ dày để tới ruột non. Các vết loét hoặc những bất thường trong niêm mạc dạ dày sẽ được thể hiện khá đầy đủ. Từ đó giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong việc đưa ra phương hướng điều trị tiếp theo.
ĐỌC THÊM: Nội soi dạ dày gây mê là gì? Bảng giá & quy trình
Đang mang thai có nội soi dạ dày được không?
Trên thực tế, nội soi dạ dày là một thủ thuật tương đối an toàn. Tác dụng phụ sau nội soi sẽ là cảm giác khó chịu, buồn nôn bởi ống nội soi được đưa vào thực quản và dạ dày. Một số trường hợp khác sẽ xảy ra biến chứng như nhiễm trùng, thủng dạ dày tá tràng hoặc làm trầy xước thực quản.
Với các mẹ bầu, câu trả lời cho vấn đề: “Đang mang thai có nội soi dạ dày được không?” là: KHÔNG NÊN. Bởi sẽ xảy ra những nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp phải khi nội soi trong thai kỳ.
Rủi ro khi đang mang thai nội soi dạ dày
Chúng bao gồm:
- Hạ huyết áp
- Thiếu oxy ở mẹ và bé
- Thai nhi tiếp xúc với thuốc gây mê, bức xạ làm tăng khả năng dị dạng, quái thai.
- Nguy cơ rách xước thực quản, thủng dạ dày tá tràng làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng
- Nguy cơ sinh non và thiếu tháng
- Rối loạn nhịp tim
- Chảy máu và nhiễm trùng đường ruột
Chuẩn bị nội soi
Khi các thay đổi về thói quen ăn uống, sinh hoạt vẫn không làm giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày tá tràng Hp ở mẹ bầu thì thủ thuật nội soi sẽ được bác sĩ kiến nghị thực hiện. Để thực hiện kiểm tra an toàn và đầy đủ, thông thường bác sĩ sẽ căn dặn bệnh nhân để dạ dày rỗng trong vài giờ trước khi tiến hành nội soi.
Trước khi quá trình này diễn ra, các mẹ bầu nên báo cho bác sĩ về những loại thuốc đã sử dụng, tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe hiện tại.
Các bước thực hiện
Bước 1: Mẹ bầu sẽ được nằm nghiêng về bên trái. Trước đó, bác sĩ có thể sử dụng thuốc an thần liều nhẹ để giúp bệnh nhân ngủ trong suốt quá trình nội soi.
Bước 2: Bác sĩ bôi trơn ống nội soi, đưa nó qua ống ngậm, sau đó yêu cầu mẹ bầu ngậm ống nội soi và nuốt nó vào thực quản.
Bước 3: Bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh trực tiếp qua dạ dày và ruột non. Nước bọt tiết ra sẽ được làm sạch bằng cách sử dụng một hút chuyên biệt.
Bước 4: Bác sĩ kiểm tra các phần của lớp lót thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non của bạn và sau đó kiểm tra lại chúng khi dụng cụ được rút Nếu cần thiết, sinh thiết và loại bỏ các cơ quan nước ngoài và polyp có thể được thực hiện.
Những lưu ý
Nội soi dạ dày mang lại hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh dạ dày. Tuy nhiên khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào cho phụ nữ mang thai đều cần phải lưu ý đến những vấn đề như:
- Thủ thuật nội soi cho thai phụ chỉ được thực hiện khi các dấu hiệu về đường tiêu hóa không thể kiểm soát bằng cách thông thường.
- Nội soi có thể hoãn lại cho đến khi sinh xong nếu các cơn đau không quá nghiêm trọng.
- Sử dụng loại thuốc an thần có hiệu quả thấp nhất cho các thai phụ khi tiến hành nội soi
- Thời gian thực hiện phải ngắn gọn, nhanh chóng (thường không quá 15-20 phút)
- Phải theo dõi nhịp tim và trạng thái của thai nhi trước, trong và sau khi làm thủ thuật nội soi dạ dày.
- Theo dõi để phòng ngừa các biến chứng sản khoa khi nội soi.
- Hỏi bác sĩ về những điều kiện chăm sóc tại nhà cho thai phụ sau thời gian tiến hành nội soi tại bệnh viện.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Trước khi nội soi dạ dày có được ăn không, cần lưu ý gì?
- Các triệu chứng sau khi nội soi dạ dày thường gặp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!