9 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đau dạ dày là tình trạng rất nhiều người mắc phải khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng các cây thuốc nam quen thuộc để chữa đau dạ dày là phương pháp rất an toàn, hiệu quả và nhiều người ưu tiên lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các cách chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam quanh nhà, bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Đau dạ dày gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh
Đau dạ dày gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh

Cách chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam quanh nhà

Sử dụng cách chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam quanh nhà như nghệ, lược vàng, nha đam, nhọ nồi,… là phương pháp rất an toàn và hiệu quả, bạn có thể thực hiện tại nhà theo hướng dẫn dưới đây:

1. Chữa đau dạ dày bằng nghệ

Nghệ vàng là dược liệu rất quen thuộc trong đời sống và có công dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Thành phần hoạt chất curcumin bên trong nghệ rất tốt cho sức khỏe, có khả năng chống viêm, ngừa ung thư và bảo vệ các chức năng bên trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng loại dược liệu này để điều trị đau dạ dày giúp làm giảm nhanh cơn đau khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

  • Dùng tinh bột nghệ: Lấy 2 muỗng tinh bột nghệ pha cùng với 1 cốc nước ấm, khuấy đều cho tan và uống khi nước còn ầm. Nên sử dụng vào trước mỗi bữa ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng nước nghệ tươi: Nghệ tươi đem rửa sạch, dùng dao cạo bỏ phần vỏ bên ngoài và cho vào cối xay nhuyễn. Cho một ít nước đun sôi để nguội vào nghệ đã xay, vắt lấy nước cốt và sử dụng trong ngày. Kiên trì áp dụng cách này cho đến khi bệnh giảm hẳn.

Lưu ý: Chỉ nên dùng khoảng 2 ly nước nghệ tươi trong ngày và không nên dùng khi bụng quá đói hoặc quá no.

Mách bạn: Cách Dùng Nghệ Đen Chữa Đau Dạ Dày Đơn Giản, Hiệu Quả

2. Chữa đau dạ dày bằng cây nha đam

Nha đam là nguyên liệu thường được các chị em sử dụng để làm đẹp hoặc là chế biến thành nhiều món ăn rất thơm ngon bổ dưỡng. Y học đã nghiên cứu và chỉ ra, thành phần dưỡng chất bên trong nha đam như aloe amodine, anthracene, aloetic acid,… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau rất hiệu quả. Sử dụng nha đam để hạn chế cơn đau dạ dày là phương pháp rất an toàn, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Sử dụng nha đam chữa đau dạ dày
Sử dụng nha đam chữa đau dạ dày là phương pháp an toàn và hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Lấy 5 nhánh nha đam gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, lọc lấy phần thịt bên trong.
  • Thịt nha đam đem rửa sạch để loại bỏ bớt nhớt, dùng dao cắt thành miếng mỏng.
  • Cho nha đam vào máy xay nhuyễn rồi trộn đều cùng với 500ml mật ong nguyên chất.
  • Đợi đến khi hỗn hợp quyện vào nhau thì cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Trước mỗi bữa ăn khoảng 10 phút, lấy 30ml hỗn hợp pha với nước ấm để uống.
  • Áp dụng cách này 3 lần/ngày và kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, nếu không có thời gian chuẩn bị bạn cũng có thể dùng thịt nha đam ép lấy nước uống để chữa bệnh đau dạ dày cũng có tác dụng khá tốt.

3. Chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam – Lá tía tô

Tía tô trong Đông y là loại dược liệu có vị cay, tính ấm thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị cảm, hạ sốt, các bệnh về đường tiêu hóa và đau dạ dày,… Hàm lượng hoạt chất glucosid và tanin bên trong lá tía tô khi đi vào dạ dày sẽ có tác dụng chống viêm, làm lành nhanh chóng lớp niêm mạc bị tổn thương và cải thiện chức năng của dạ dày. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Cho lá tía tô vào ấm sắc cùng với lượng nước vừa phải.
  • Sử dụng nước thu được chia thành nhiều phần để sử dụng trong ngày.
  • Kiên trì áp dụng mỗi ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng lá tía tô để ăn sống, nấu cháo hoặc chế biến thành các món ăn để sử dụng hàng ngày sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả mang lại.

4. Chữa đau dạ dày bằng cây lược vàng

Lược vàng là loại cây được trồng làm cảnh khá phổ biến và có công dụng điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, thành phần hoạt chất có bên trong lược vàng có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như flavonoid, steroid, quercetin, phytosterol,… Bạn có thể sử dụng loại cây này để điều trị đau dạ dày mang lại hiệu quả khá tốt và rất an toàn đối với sức khỏe.

Thành phần hoạt chất bên trong cây lược vàng có tác dụng đẩy lùi cơn đau dạ dày một cách hiệu quả
Thành phần hoạt chất bên trong cây lược vàng có tác dụng đẩy lùi cơn đau dạ dày một cách hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá lược vàng đem rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Dùng dao cắt nhỏ lá lược vàng rồi cho vào lọ thủy tinh.
  • Đun sôi khoảng 1 lít nước rồi đổ vào bình thủy tinh.
  • Đậy kín nắp, ngâm trong khoảng 12 giờ là có thể lấy ra sử dụng.
  • Chia lượng nước thu được thành nhiều phần để sử dụng trong ngày.

Nếu không có thời gian thực hiện cách trên, người bệnh cũng có thể sử dụng lá lược vàng để nhai và nuốt từ 2 – 3 lần/ngày cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày mang lại hiệu quả khá tốt.

5. Lá trầu không chữa đau dạ dày

Sử dụng lá trầu không chữa đau dạ dày là phương pháp rất đơn giản, mang lại hiệu quả khá tốt và được rất nhiều người áp dụng. Thành phần chất chống oxy hóa bên trong lá trầu khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi các gốc tự do gây hại, giảm tiết dịch acid và ngăn ngừa tình trạng viêm loét nặng hơn.

Bên cạnh đó, tính ấm của lá trầu còn có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn và làm giảm cơn đau hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng lá trầu không chữa đau dạ dày theo hướng dẫn dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không già đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Vớt lá trầu ra để cho ráo nước, vò nát và cho vào ấm.
  • Đổ nước sôi vào ấm, hãm lá trầu trong khoảng 30 phút là có thể dùng.
  • Nên sử dụng nước lá trầu sau mỗi bữa ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Kiên trì áp dụng cách này trong khoảng 1 tháng tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
Lá trầu không có tác dụng cải thiện chức năng của dạ dày và đẩy lùi cơn đau một cách nhanh chóng
Lá trầu không có tác dụng cải thiện chức năng của dạ dày và đẩy lùi cơn đau một cách nhanh chóng

6. Chữa đau dạ dày bằng chuối hột

Sử dụng chuối hột điều trị đau dạ dày cũng là một trong những phương pháp được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả. Thành phần hoạt chất bên trong chuối hột có tác dụng rất tốt trong việc tiêu độc, kháng viêm, làm lành lớp niêm mạc dạ dày và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuối hột đem rửa sạch, cắt thành lát mỏng, phơi khô rồi tán thành bột.
  • Cho bột chuối hột vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp để sử dụng dần.
  • Lấy khoảng 2 thìa bột chuối hột pha cùng với 1 ít nước ấm.
  • Cho vào thêm 2 thìa mật ong, khuấy đều và sử dụng để uống mỗi ngày.
  • Nên thực hiện cách này 3 lần/ngày và trước mỗi bữa ăn.
  • Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bỏ túi: 5 mẹo chữa đau dạ dày bằng chuối hột đúng cách

7. Lá mơ lông chữa đau dạ dày

Theo Đông y, lá mơ lông là loại dược liệu tính bình, vị chua khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thực, hoạt huyết,… thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, thành phần hoạt chất bên trong loại thảo dược này như protein, carotene, vitamin,… còn có tác dụng giảm viêm rất hiệu quả, thích hợp sử dụng để điều trị đau dạ dày và làm lành các vết thương do loét dạ dày gây ra.

Dùng lá mơ lông chữa đau dạ dày là phương pháp được rất nhiều người biết đến
Dùng lá mơ lông chữa đau dạ dày là phương pháp được rất nhiều người biết đến và áp dụng

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho lá mơ lông vào cối cùng với một ít nước đun sôi để nguội và xay nhuyễn.
  • Vắt lấy phần nước cốt lá mơ lông và bỏ bã.
  • Chia đều lượng nước thu được thành 2 phần để sử dụng trước bữa ăn sáng và tối.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh cách uống nước ép lá mơ lông, người bệnh cũng có thể sử dụng chúng kết hợp với trứng gà để chế biến thành món ăn sử dụng hàng ngày cũng có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

8. Đẩy lùi cơn đau dạ dày bằng lá vú sữa

Sử dụng lá vú sữa chữa đau dạ dày là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng. Y học đã chỉ ra, thành phần hoạt chất bên trong lá vú sữa có công dụng kháng viêm, giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit và làm giảm đau rất hiệu quả. Bên cạnh đó, lá vú sữa còn có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến cơ quan tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa cơn đau dạ dày tái phát.

 Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá vú sữa đem rửa sạch và phơi khô.
  • Cho lá vú sữa khô vào ấm cùng với 1 lít nước.
  • Bắc ấm lên bếp đun sôi khoảng 15 phút là được.
  • Chắt lượng nước thu được sử dụng để uống vào sau mỗi bữa ăn.

Chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, thành phần hoạt chất bên trong nhọ nồi có tác dụng rất tốt trong việc trung hòa dịch vị axit dạ dày như tanin, flavonozit, carotene, ecliptin,… Đồng thời thành phần vitamin K trong loại thảo dược này còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng chảy máu dạ dày và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương một cách nhanh chóng.

Vì vậy, sử dụng cây nhọ nồi để chữa đau dạ dày là phương pháp rất an toàn và hiệu quả bạn có thể áp dụng tại nhà.

Cây nhọ nồi có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày và làm lành vết thương rất hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm cây nhọ nồi đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho nhọ nồi vào máy xay nhuyễn rồi chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã.
  • Chia lượng nước thu được thành hai phần để sử dụng trong ngày.
  • Nên kiên trì áp dụng mỗi ngày để mang lại hiệu quả điều trị.

9. Chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam – Lá bàng

Theo phân tích của y khoa, trong lá bàng chứa nhiều hoạt chất như saponin, flavonoid, phytosterol,… có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và khả năng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Đối với những người bị đau dạ dày, các thành phần hoạt chất này khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng làm lành nhanh chóng các tổn thương bên trong niêm mạc dạ dày và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá bàng để điều trị đau dạ dày theo hướng dẫn dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá bàng non đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Cho lá bàng vào trong ấm cùng với hai lít nước, bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi thì tắt bếp, chắt lấy phần nước thu được cho vào ấm giữ nhiệt.
  • Sử dụng nước lá bàng uống hàng ngày thay thế cho nước lọc.
  • Kiên trì áp dụng sau một tháng sẽ thấy triệu chứng của bệnh giảm rõ rệt.
Lá bàng non có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và đẩy hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Lá bàng non có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và đẩy hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh đau dạ dày hiệu quả

Một số lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam

Khi sử dụng các cây thuốc nam quanh nhà để điều trị bệnh đau dạ dày thì người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại:

  • Các bài thuốc ở trên chỉ có tác dụng đối với những trường hợp đau dạ dày nhẹ, bệnh mới tái phát và hiệu quả mà chúng mang lại còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Khi lựa chọn điều trị đau dạ dày bằng các bài thuốc Nam, người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
  • Người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân lối sống và sinh hoạt hợp lý giúp đẩy lùi tình trạng đau dạ dày như cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng trong thời gian dài.
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh như hoa quả, rau xanh,… Nên chế biến thành các món ăn dễ tiêu hóa giúp giảm áp lực lên dạ dày như cháo, canh, súp.
  • Không nên sử dụng đồ ăn khô cứng, thức ăn cay nóng nhiều gia vị, thực phẩm chua chứa nhiều axit… chúng sẽ gia tăng áp lực lên dạ dày khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Người bệnh cũng nên tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp thư giãn và thoải mái tinh thần, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa cơn đau dạ dày tái phát.
  • Người bệnh không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói sẽ khiến cơn đau dạ dày xuất hiện. Tốt nhất nên chia các bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để dạ dày có thể hoạt động tốt hơn.
  • Khi sử dụng cây thuốc nam điều trị đau dạ dày nếu cơ thể có dấu hiệu dị ứng hoặc xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được xử lý kịp thời và đúng cách.

Trên đây là các mẹo dân gian điều trị đau dạ dày từ thuốc Nam bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Ngoài ra, khi bị đau dạ dày người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám, kết hợp điều trị chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Đau Dạ Dày Có Ăn Được Thịt Gà Không? Lợi Và Hại

Thịt gà không chỉ được biết đến là món ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng mà còn rất tốt cho...

Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bao nhiêu/ngày?

Chè vằng là một trong những thảo dược được cả hai nền y học đánh giá là tốt đối với...

Nên đi khám dạ dày ở đâu tại thành phố Hồ Chí Minh

Khám bệnh dạ dày ở đâu tốt nhất TPHCM hiện nay?

Thăm khám và điều trị bệnh dạ dày tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp đảm bảo...

Thuốc dạ dày Vitos có tốt không? Giá bán, cách dùng

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có trên 70% người Việt Nam mắc các bệnh lý liên quan...

tìm hiểu về viêm loét dạ dày tá tràng ơ trẻ em

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em và điều cần biết

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến sự phát triển...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *