Thực Đơn Tốt Cho Người Đau Dạ Dày – Ăn Ngon, Ngủ Khỏe
Ăn uống tùy tiện, không điều độ, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày xảy ra và tiến triển theo chiều hướng xấu. Đồng thời làm tăng cảm giác khó chịu ở thượng vị, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn. Tuy nhiên nếu áp dụng đúng nguyên tắc ăn uống, lựa chọn thực đơn tốt cho người đau dạ dày, bệnh nhân có thể ăn ngon, ngủ khỏe, giảm đau bụng và cải thiện nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Nguyên tắc chọn thực đơn cho người bị đau dạ dày
Theo các chuyên gia tiêu hóa, ăn uống tùy tiện, không điều độ, thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm thiếu lành mạnh chính là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày và khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.
Để xây dựng thực đơn tốt cho người đau dạ dày, người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây:
1. Lựa chọn và thêm vào thực đơn ăn uống những loại thực phẩm tốt cho dạ dày
Trong thời gian điều trị những bệnh lý ở dạ dày, người bệnh nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm có khả năng ổn định các hoạt động của dạ dày, bảo vệ và làm lành vết thương ở niêm mạc.
Ngoài ra bạn cũng cần chú trọng hơn trong việc lựa chọn những loại thực phẩm có khả năng trung hòa nồng độ axit dạ dày. Trong khi đó dư axit dạ dày chính là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Để lựa chọn và thêm vào thực đơn ăn uống những loại thực phẩm tốt cho dạ dày, bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm lành mạnh được liệt kê dưới đây:
- Các loại rau xanh
Các loại rau xanh là thực phẩm được khuyến cáo sử dụng trong hầu hết các trường hợp bị đau dạ dày hoặc mắc những vấn những vấn đề liên quan đến sức khỏe và hệ tiêu hóa khác. Trong đó, rau mồng tơi, rau ngót, các loại cải, bông cải xanh… rất giàu chất xơ, magie và vitamin.
- Thực phẩm giàu Pectin
Pectin là một loại chất xơ thực vật. Chất xơ này được tìm thấy trong nhiều loại hoa quả như dâu tây, nho, lê, ổi, táo và một số loại rau có lá màu xanh đậm.
Chất xơ thực vật Pectin đã được chứng minh là có khả năng cải thiện những vấn đề ở đường ruột, cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột. Đồng thời giúp làm tăng số lượng lợi khuẩn, đẩy lùi số lượng vi khuẩn gây hại trong đường ruột, từ đó giúp ổn định hệ vi sinh.
- Các loại ngũ cốc
Một trong những loại thực phẩm giàu chất xơ được khuyên sử dụng cho những trường hợp bị đau dạ dày là các loại ngũ cốc, cụ thể như lúa mì, các loại đậu, yến mạch, quinoa… Hàm lượng chất xơ trong những loại thực phẩm này có khả năng cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm đau và chữa lành vết thương.
- Thực phẩm chống oxy hóa
Curcumin trong nghệ tươi, flavonoid trong bông cải xanh, beta caroten trong đu đủ, cà rốt, cà chua… đều là những thành phần chống oxy hóa. Những thành phần này có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết loét, chống sưng viêm và làm dịu nhanh cơn đau. Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng chống lão hóa sớm, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả.
- Thực phẩm giàu Probiotic
Những loại thực phẩm giàu Probiotic như Kefir, Buttermilk, sữa chua… chứa rất nhiều lợi khuẩn. Việc bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn tăng số lượng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Từ đó giúp kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác động xấu từ vi khuẩn và những tổn thương.
- Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin là thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, sức đề kháng, hệ miễn dịch và tái cấu trúc niêm mạc dạ dày. Do đó người bị đau dạ dày nên tăng cường bổ sung các loại vitamin thông qua thực phẩm. Những loại thực phẩm giàu vitamin gồm quả bơ, quả lựu, quả việt quất, thanh long, khoai lang, khoai tây, ớt chuông, bông cải xanh, đu đủ…
2. Lựa chọn và sử dụng những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa
Người bị đau dạ dày được khuyên nên ăn những loại thực phẩm mềm, món ăn lỏng và dễ tiêu hóa. Bởi việc tiêu thụ những loại thực phẩm này có thể làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra một các ổn định, dạ dày được bảo vệ và hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả. Từ đó giúp làm giảm kích ứng, tổn thương và giảm đau dạ dày.
Vì thế, bạn có thể cân nhắc về việc lựa chọn và sử dụng những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa gồm:
- Cháo thịt, súp, canh hầm xương, canh rau củ
- Khoai tây, khoai lang
- Bơ, táo, đu đủ
- Sữa chua…
3. Tránh sử dụng nhóm thực phẩm không tốt cho dạ dày
Song song với việc bổ sung những loại thực phẩm tốt cho dạ dày, người bệnh cũng cần lưu ý kiêng sử dụng những loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm lên men
Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này sẽ khiến nồng độ axit trong dạ dày bị mất cân bằng, dạ dày nhạy cảm, dễ viêm và dễ bị đau. Nguy hiểm hơn thành phần Nitric trong những loại thực phẩm này có khả năng kích hoạt bệnh ung thư dạ dày.
- Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Đồ ăn chiên rán thuộc nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo động vật, khiến dạ dày gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa, chịu nhiều áp lực làm phát sinh cơn đau song song với biểu hiện chướng bụng, đầy hơi.
- Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh có thể bị biến chất trong quá trình đông lạnh, thậm chí chứa độ tố. Khi đó thức ăn hay thực phẩm đông lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, khiến dạ dày suy yếu và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề.
- Thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích
Thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích như các loại rượu bia, cà phê, thuốc lá, thực phẩm chứa cồn… có khả năng phá vỡ các mạch máu trong dạ dày, khiến dạ dày suy yếu, dễ phát sinh cơn đau và làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa.
Xem thêm: Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Buổi Sáng Để Khỏe Cả Ngày?
4. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Theo kết quả nghiên cứu, việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học cho người bị đau dạ dày là điều cần thiết, giúp người bệnh cải thiện hiệu quả tình trạng đau dạ dày và nhiều vấn đề liên quan.
Cụ thể người bệnh nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, ăn uống điều độ theo giờ giấc để xây dựng phản xạ tiết dịch vị dạ dày theo thời gian hợp lý. Từ đó giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tránh dư thừa dịch vị và làm giảm áp dụng lên dạ dày.
Để xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân bị đau dạ dày, bạn cần ăn đủ 3 bữa và ăn theo khung giờ nhất định. Tuy nhiên người bệnh cần tránh ăn quá no, không nên để dạ dày quá đói, bạn cần ăn vừa đủ no và thêm từ 1 – 2 bữa ăn phụ trong ngày.
5. Uống nhiều nước là điều cần thiết cho người bị đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày người bệnh nên uống nhiều nước để giảm đau và hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên uống một ly nước đầy vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy, uống nước cách bữa ăn sáng khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Không nên uống nước sau khi vừa ăn xong. Bởi điều này sẽ khiến dịch vị dạ dày bị loãng, quá trình tiêu hóa gặp vấn đề và làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
- Nên uống đủ 2,5 lít nước/ ngày, nên chia nước thành nhiều lần người.
- Nên sử dụng thêm các loại sinh tố hoa quả hoặc nước ép rau củ quả, trái cây để vừa bổ sung nước vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Tránh sử dụng nước có gas khi bị đau dạ dày.
Tham khảo: 10 Loại Nước Uống Tốt Cho Người Đau Dạ Dày Lại Rất Dễ Làm
Gợi ý thực đơn tốt cho người đau dạ dày trong 1 tuần giúp ăn ngon, ngủ khỏe
Dưới đây là những gợi ý về thực đơn tốt cho người đau dạ dày giúp ăn ngon, ngủ khỏe, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.
Thực đơn 1
- Ăn sáng: Thực đơn ăn sáng cho người bị đau dạ dày gồm một cốc sữa 200ml và cháo thịt bằm. Bữa sáng nên được bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng.
- Ăn trưa: Thực đơn ăn trưa cho người bị đau dạ dày gồm món thịt băm sốt cà chua, bí đao luộc, một đĩa trứng rán và cơm nấu nát. Bữa trưa nên được bắt đầu vào lúc 11 giờ.
- Ăn phụ: Thêm các loại hoa quả mềm bữa nhẹ vào lúc 14 giờ. Cụ thể như dưa hấu, táo, lê hoặc thanh long…
- Ăn tối: Thực đơn ăn tối cho người bị đau dạ dày gồm món thịt băm viên hấp, rau cải luộc, cá kho và cơm nấu nát. Bữa tối nên được bắt đầu vào lúc 18 giờ.
Thực đơn 2
- Ăn sáng: Thực đơn ăn sáng vào lúc 7 giờ sáng gồm một tô phở thịt băm.
- Ăn trưa: Thực đơn ăn trưa vào lúc 11 giờ gồm món đậu phụ ôm cà chua, cá quả hấp sả, rau xu xu luộc và cơm nấu nát.
- Ăn phụ: Thêm dưa hấu vào bữa nhẹ lúc 14 giờ.
- Ăn tối: Thực đơn ăn tối vào lúc 18 giờ gồm món bí đỏ nấu canh, thịt gà ra và cơm nấu nát.
Thực đơn 3
- Ăn sáng: Thực đơn ăn sáng vào lúc 7 giờ sáng gồm cốc sữa tươi có đường và một bánh mì kẹp thịt.
- Ăn trưa: Thực đơn ăn trưa vào lúc 11 giờ gồm món trứng gà luộc, thịt vai lợn luộc, rau cải xào và cơm nấu nát.
- Ăn phụ: Thêm quả hồng xiêm vào bữa nhẹ lúc 14 giờ.
- Ăn tối: Thực đơn ăn tối vào lúc 18 giờ gồm món tôm rang, thịt bò kho nhừ, canh khoai tây hầm cà rốt và cơm nấu nát.
Những điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn uống cho người đau dạ dày
Để cơn đau dạ dày, cảm giác chướng bụng, buồn nôn, viêm loét niêm mạc và những biểu hiện khác mau chóng được khắc phục, bên cạnh việc áp dụng thực đơn tốt cho người đau dạ dày thì người cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Thức ăn nên được nấu nhừ, cắt nhỏ để dạ dày có thể tiêu hóa một cách dễ dàng.
- Không nên chạy nhảy hoặc vận động mạnh sau khi ăn.
- Nên ăn chậm nhai kỹ.
- Thúc đẩy quá trình tiêu hóa bằng cách ăn thức ăn còn ấm.
- Tránh căng thẳng, stress, tránh làm việc gắng sức hay thường xuyên lo lắng
Lưu ý: Chế độ dinh dưỡng chỉ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh, nếu muốn chữa khỏi dứt điểm, bệnh nhân cần tìm đến phương pháp đặc trị để giải quyết bệnh từ gốc.
Trên đây là các nguyên tắc chọn thực đơn và những thực đơn tốt cho người đau dạ dày giúp người bệnh ăn ngon, ngủ khỏe và cải thiện tình trạng. Hi vọng những thông tin này có thể giúp bệnh nhân hiểu hơn về vai trò của các loại thực phẩm đối với quá trình điều trị đau dạ dày, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống phù hợp giúp phòng ngừa, khắc phục tốt bệnh đau dạ dày và những triệu chứng khó chịu đi kèm.
Có thể bạn quan tâm:
- Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày (có đơn thuốc)
- Các Loại Hoa Quả Người Đau Dạ Dày Nên Ăn Và Không Nên Ăn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!