Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày cấp tính

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Dựa vào thời gian hình thành và phát bệnh, viêm loét dạ dày được phân thành viêm loét dạ dày cấp tính và viêm loét dạ dày mãn tính. Khác với bệnh mãn tính, viêm loét cấp tính hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như tuân thủ đúng phương pháp điều trị.

I. Viêm loét dạ dày cấp là gì?

Viêm loét dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị sưng, viêm, hình thành vết loét. Đây là một trong những bệnh viêm loét đường tiêu hóa phổ biến.

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
viêm loét dạ dày cấp tính
Hình ảnh vết loét trên dạ dày do viêm loét dạ dày cấp tính gây nên.

Viêm loét dạ dày gồm có hai loại: cấp tính và mạn tính. Trong đó, viêm loét dạ dày cấp tính lại được phân thành các dạng như: viêm nhiễm do thuốc, viêm nhiễm do độc tố vi khuẩn và một số loại hiếm gặp hơn là viêm dạ dày có tính ăn mòn do thức ăn chứa nồng độ axit hay kiềm mạnh. Khác với viêm loét dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày cấp tính có thể khỏi nếu được chữa trị đúng cách.

II. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp tính

Một số nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp tính gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
  • Do lạm dụng thuốc chống viêm giảm đau không Steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen…

Ngoài ra, người bị hội chứng Zollinger-Ellison (dạ dày tăng sản xuất axit) cũng có thể gây viêm loét dạ dày nhưng tỉ lệ thấp (chỉ chiếm 1%).

Một số yếu tố nguy cơ khác gây viêm loét dạ dày gồm:

  • Người trên 50 tuổi
  • Tiền sử gia đình bị loét dạ dày
  • Người bị bệnh gan, thận hoặc phổi
  • Người thường xuyên sử dụng rượu, thuốc lá.

 III. Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày cấp tính

Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng viêm loét dạ dày cấp phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của vết loét. Trong đó, dấu hiệu phổ biến mất, hầu như ai cũng từng mắc phải khi bị viêm loét dạ dày đó là cảm giác nóng rát ở giữa ngực và rốn. Cơn đau thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ, đau hơn khi dạ dày rỗng.

triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày cấp
Đau bụng là triệu chứng mà bất kì ai bị viêm loét dạ dày cấp đều mắc phải.

Ngoài ra, người bệnh còn bắt gặp một số triệu chứng khác, bao gồm:

  • Đau bụng âm ỉ
  • Sụt cân
  • Không muốn ăn vì đau
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đầy hơi
  • Ợ hơi, trào ngược dạ dày thực quản
  • Ợ nóng (nóng rát ở ngực)
  • Cơn đau có thể cải thiện khi ăn, uống hoặc dùng thuốc kháng axit
  • Xuất hiện các triệu chứng thiếu máu như người mệt mỏi, khó thở, da nhợt nhạt, xanh tái
  • Phân đen như hắc ín
  • Nôn ra máu hoặc chất trông giống bã cà phê.

IV. Viêm loét dạ dày cấp khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện những triệu chứng sau, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Nôn
  • Đi ngoài phân đỏ hoặc đen
  • Cơn đau đột ngột, dữ dội ở bụng không biến mất

V. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh viêm loét dạ dày cấp

Trước tiên bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng biểu hiện, kết hợp xem bệnh án và các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn đã dùng.

Để loại trừ trường hợp nhiễm vi khuẩn H.pylori, các chuyên gia sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở.

  • Test thở: Người bệnh sẽ được hướng dẫn uống một chất lỏng trong suốt và thở và một cái túi. Nếu như bị nhiễm vi khuẩn Hp, nồng độ carbon dioxide trong hơi thở sẽ cao hơn bình thường.
  • Nội soi (EGD): Bác sĩ dùng ống mỏng, phần đầu có gắn camara và đèn chiếu sáng đưa từ miệng vào dạ dày đến phần đầu tiên của ruột non. Dựa vào hình ảnh trả về trên màn hình máy tính, chuyên gia sẽ rà tìm vết loét hay bất kì khu vực nào có biểu hiện bất thường.
  • Sinh thiết nội soi: Một mẫu mô có thể được lấy ra trong quá trình nội soi để đem đi phân tích, thí nghiệm.

VI. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày cấp

Tùy vào nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, người bệnh có thể được chỉ định một số biện pháp điều trị phù hợp. Phần lớn bệnh viêm loét dạ dày có thể cải thiện bằng cách dùng thuốc. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa.

điều trị bệnh viêm loét dạ dày cấp
Điều trị bệnh viêm loét dạ dày cấp bao gồm điều trị nội khoa và phẫu thuật.

1. Điều trị nội khoa

Nếu bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp, người bệnh cần dùng để thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI) để tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời ngăn chặn tế bào dạ dày sản sinh axit.

Ngoài những loại thuốc điều trị chính trên, bác sĩ có thể chỉ định bạn một số loại thuốc khác như:

  • Thuốc chẹn thụ thể H2 (thuốc cũng có tác dụng ngăn chặn sản xuất axit)
  • Ngừng sử dụng tất cả các NSAID
  • Theo dõi nội soi
  • Bổ sung thêm vi sinh (vi khuẩn có lợi tham gia tiêu diệt H.pylori )
  • Bổ sung bismuth

Triệu chứng viêm loét dạ dày cấp tính có thể thuyên giảm ngay sau khi dùng thuốc. Kể cả khi triệu chứng đã biến mất, bạn vẫn nên dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng, đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh đối với đối tượng viêm loét do nhiễm trùng vi khuẩn HP.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày gồm:

  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng

Những tác dụng phụ trên có tính chất tạm thời. Hãy nói chuyện với chuyên gia nếu triệu chứng trên xuất hiện thường xuyên, gây khó chịu.

2. Phẫu thuật trị viêm loét dạ dày cấp

Khi điều trị nội khoa không đem lại tác dụng tích cực, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Loại bỏ toàn bộ vết loét
  • Lấy mô từ một phần khác của ruột và vá vào vị trí bị loét.
  • Cắt đứt dây thần kinh cho dạ dày để dạ dày giảm sản xuất axit.

VII. Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bị viêm loét dạ dày cấp

Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng, việc ăn uống không đúng cách có thể gây loét dạ dày. Điều này không đúng. Việc bổ sung thực phẩm không có tác dụng chữa đau cũng như gây viêm loét dạ dày. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.

Trong chế độ ăn của người bị viêm loét dạ dày, nên bổ sung nhiều trái cây, rau, chất xơ.

Có một số loại thực phẩm có vai trò hữu ích trong việc loại bỏ chất xơ, chống lại vi khuẩn Hp, gồm:

  • Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, củ cải
  • Rau lá xanh như rau bina và cải xoăn
  • Dưa cải bắp, miso, kombucha, sữa chua (chứa nhiều lactobacillus và Sacharomyces)
  • Táo
  • Quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây
  • Dầu ô liu.

Người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh xa thực phẩm giàu axit như: trái cây có múi, đồ ăn chua cay, đồ ăn nhiều dẫu mỡ, rượu, bia, thuốc lá để cải thiện tình trạng bệnh. 

VIII. Các biện pháp khắc phục bệnh viêm loét dạ dày cấp tại nhà

Ngoài việc bổ sung thực phẩm có tác dụng giảm H. pylori dạ dày, bạn có thể cân nhắc đến một số cách khắc phục viêm loét tại nhà. Tuy nhiên, những chất bổ sung này không nhằm thay thế thuốc theo toa hoặc kế hoạch điều trị hiện tại của bạn. Chúng bao gồm:

  • Men vi sinh
  • Mật ong
  • Glutamine (nguồn thực phẩm bao gồm thịt gà, cá, trứng, rau bina và bắp cải)

IX. Hướng dẫn cách phòng viêm loét dạ dày cấp

Để phòng bệnh viêm loét dạ dày cấp, cần lưu ý một số điều sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên sau khi đi ăn uống, đi vệ sinh.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Nếu đang dùng thuốc NSAID, cần dùng đúng liều lượng. Trong quá trình điều trị bằng NSAID nên kiêng cữ rượu bia.

Một số thông tin về bệnh viêm loét dạ dày cấp tính được chia sẻ trên đây chỉ mang tính tham khảo ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị thay thế bác sĩ chuyên khoa.

Click xem thêm

Nhận biết triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối – Điều mẹ bầu cần biết để bé khỏe mạnh

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ mà...

Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu tốt và lưu ý?

Khi các rắc rối về đường tiêu hóa thường xuyên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của...

Giải thích cơ chế bệnh sinh trong viêm loét dạ dày tá tràng

3 nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Dù không phải là bệnh hiếm gặp, thế nhưng có rất ít người biết được chính xác nguyên nhân gây...

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em - Cập nhật 2020

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em – Cập nhật 2021

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em cần được tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác...

chăm sóc viêm dạ dày cấp

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp phù hợp nhất

Cùng với việc gặp bác sĩ, lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp là một...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.