Mách mẹ cách giảm axit dạ dày khi mang thai khá hữu hiệu

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị thừa axit dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu do kích thích tố thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, trọng lượng ngày một lớn của em bé cũng góp phần gia tăng áp lực lên dạ dày, khiến cơ quan này tăng tiết axit hơn bình thường.

Lượng axit được sản sinh quá nhiều có thể gây chứng ợ nóng hoặc một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, hiện tượng trên hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng những mẹo đơn giản trong ăn uống, sinh hoạt hoặc dùng thuốc không kê đơn.

giảm axit dạ dày khi mang thai
Axit dạ dày dư thừa hoàn toàn có thể kiểm soát bằng những nguyên tắc đơn giản trong ăn uống, sinh hoạt.

10 cách giảm axit dạ dày khi mang thai các bà mẹ nên áp dụng

Để tránh các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm do lượng axit dư thừa trong dạ dày gây nên, các mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo sau đây.

1. Loại bỏ thực phẩm tăng nguy cơ ợ nóng, trào ngược

Phụ nữ mang thai cần ghi chú những thực phẩm tăng chứng ợ nóng và loại bỏ hoặc hạn chế chúng khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày. Các loại thực phẩm giàu tính axit hoặc kích thích dạ dày tăng tiết axit người bệnh cần tránh, gồm:

  • Trái cây chua như cam, quýt, bưởi, xoài…
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu.
  • Đồ ăn cay, nóng;
  • Gia vị
  • Socola, bạc hà
  • Đồ uống có ga, cà phê, rượu
  • Cà chua

2. Ăn nhiều bữa nhỏ

Bác sĩ dinh dưỡng Rachel Brandeis (Atlanta) – chuyên gia dinh dưỡng trước khi sinh cho biết: “Ăn quá nhiều trong mỗi bữa sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit, tăng nguy cơ ợ nóng.” Cô nói thêm: “Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ giúp các mẹ bầu thoát khỏi triệu chứng khó chịu tức thời mà còn có thể phòng ngừa axit dư thừa trong suốt thai kì.”.

Vậy nên, thay vì ăn ngày ba bữa, các bà bầu nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa của dạ dày diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

3. Ăn thức ăn lỏng

Đồ ăn lỏng như súp, sinh tố, sữa chua… dễ tiêu nên đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa hơn là thực phẩm cứng, khó tiêu. Do vậy, phụ nữ mang thai có thể dùng nhiều món ăn lỏng giàu protein để giảm bớt áp lực cho dạ dày.

4. Ăn chậm lại

Khi ăn nên nhai kĩ, nuốt chậm để nước bọt tiết ra có thể trung hòa được axit trong dạ dày. Hơn nữa, thói quen trên sẽ hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn được dễ dàng.

5. Ngồi hoặc đứng sau khi ăn

Sau mỗi bữa ăn, không nên nằm ngay. Thay vào đó, các chị em nên đi dạo bộ hoặc thực hiện những động tác, bài tập thư giãn. Hạn chế cúi người, gập người người xuống vì hoạt động này có thể khiến cho axit dạ dày dễ dàng bị hồi lưu lại thực quản.

Xem thêm: Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai – Bà Bầu Nên Biết

6. Không ăn trước khi ngủ

Giám đốc trường Đại học Nam Florida (Tampa) cho biết: “Ăn uống thịnh soạn ngay trước khi đi ngủ là nguyên nhân phổ biến gây ợ nóng”. Ông khuyên phụ nữ đang trong thai kì không nên ăn, uống, đặc biệt là chất lỏng trước khi ngủ tầm 2 – 3 giờ.

7. Thử dùng gừng

Tình trạng axit dạ dày dư thừa có thể được kiểm soát và cải thiện ngay lập tức nếu bạn dùng trà gừng, kẹo gừng. Loại gia vị này cũng có tác dụng khắc phục được chứng buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, đặc biệt an toàn cho phụ nữ mang thai.

8. Dùng một số thuốc kháng axit

Nếu như việc thay đổi lối sống không cải thiện được tình trạng trên, phụ nữ mang thai có thể cân nhắc đến giải pháp dùng thuốc trung hòa axit dạ dày không kê đơn để xua tan triệu chứng bệnh khó chịu. Thành phần chính của nhóm thuốc trên là canxi và magie, an toàn, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần tránh những loại thuốc kháng axit chứa nhôm vì chúng có thể gây táo bón, độc khi dùng ở liều cao.

9. Cân nhắc về thuốc kháng H2

Các chị em có thể xem xét đến việc dùng một số thuốc có dược tính mạnh hơn để cải thiện tình trạng axit dư thừa trong dạ dày nếu thuốc trung hòa axit không phát huy tác dụng.

Các thuốc kháng thụ thể H2 an toàn cho phụ nữ mang thai có thể kể đến như Tagamet hoặc Zantac. Thuốc có tác dụng ức chế axit dạ dày, không cần kê đơn. Tuy nhiên, tốt hơn hết các bà bầu nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

10. Tham khảo thuốc ức chế bơm proton

Phụ nữ mang thai có thể được chỉ định thuốc ức chế bơm proton như Prevacid nếu tình trạng dư thừa axit dạ dày ở mức báo động. Thuốc có tác dụng ức chế mạnh hơn so với thuốc kháng H2.

Có nhiều loại thuốc ức chế bơm proton an toàn cho phụ nữ đang mang thai nhưng một số nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, nên tham khảo chuyên gia y tế trước khi dùng thuốc điều trị để tránh tác dụng không mong muốn.

Chứng dư thừa axit dạ dày ở phụ nữ đang mang thai hoàn toàn không khó khắc phục nếu như biết cách xử lý. Trong trường hợp dùng thuốc, kể cả thuốc không kê đơn thì các bà bầu cũng nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng chuối xanh

Công dụng và cách chữa đau dạ dày từ quả chuối xanh

Bên cạnh việc điều trị bằng các biện pháp tây y, áp dụng các bài thuốc chữa đau dạ dày...

Tìm hiểu cách điều trị trào ngược dạ dày bằng gừng tươi

3 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng Tươi Hay Nhất

Điều trị trào ngược dạ dày bằng gừng có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân...

Nên đi khám dạ dày ở đâu tại thành phố Hồ Chí Minh

Khám bệnh dạ dày ở đâu tốt nhất TPHCM hiện nay?

Thăm khám và điều trị bệnh dạ dày tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp đảm bảo...

Bí kíp dùng mè đen trị trào ngược dạ dày

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, mè đen chứa hàm lượng chất béo, protein, vi chất tương...

Sơ can Bình vị tánđược chọn lọc từ 10 bài thuốc bí truyền

Sơ can Bình vị tán có tốt không? Lời đáp thuyết phục nhất từ chuyên gia và người trong cuộc

Để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh vừa an toàn, vừa hiệu quả cao, bài thuốc Đông y chữa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *