Bệnh viêm dạ dày cấp tính: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm dạ dày cấp tính là một thuật ngữ chỉ tình trạng viêm của lớp lót bảo vệ dạ dày. Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột, nghiêm trọng và có thể kéo dài nhiều năm nếu không được điều trị. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể bị xuất huyết và loét niêm mạc. 

viêm dạ dày cấp bệnh học
Viêm dạ dày cấp tính – quen thuộc và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Đau dạ dày cấp tính là gì?

Viêm dạ dày cấp tính thường liên quan đến các ổ hoại tử rời rạc trên bề mặt dạ dày do sự tổn thương của lớp bảo vệ niêm mạc. Từ đó xuất hiện tình trạng viêm, kích ứng hoặc bị xói mòn, tổn thương của niêm mạc dạ dày. Với các cơn đau đột ngột xuất hiện ở dạ dày, các bác sĩ có thể xếp chúng vào nhóm viêm dạ dày cấp tính.

Đối với hầu hết mọi người, viêm dạ dày cấp tính không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị. Nhưng nếu chủ quan không chữa trị, nó có thể chuyển thành viêm dạ dày mạn tính, thậm chí là ung thư dạ dày nếu tình trạng viêm kéo dài nhiều năm.

Chẩn đoán viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp tính ngày nay không phải là căn bệnh hiếm gặp bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt thất thường. Viêm dạ dày cấp tính có thể được xác định chính xác thông qua những xét nghiệm như

1. Xét nghiệm tìm H.pylori

Các bác sĩ có thể để nghị xét nghiệm để kiểm tra liệu rằng bạn có vi khuẩn H.pylori hay không. Xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.

  • Xét nghiệm máu: Các bác sĩ có thể kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu để chẩn đoán liệu rằng bệnh nhân có thiếu máu hay không. Nếu có sự thiếu hụt, rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng chảy máu dạ dày. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ chuyển sang kiểm tra nồng độ sắt và ferritin (1 loại protein lưu trữ sắt).
  • Kiểm tra phân: Bác sĩ sẽ xem xét màu phân để kiểm tra liệu rằng có máu trong phân hay không. (Phân đen sậm, xen lẫn tia máu)
  • Kiểm tra hơi thở: Sau khi được uống một ly nhỏ chất lỏng trong suốt không vị không chứa carbon phóng xạ, bệnh nhân sẽ thổi vào một túi nilon và được niêm phong. Nếu nhiễm H.pylori, mẫu hơi thở sẽ chứa carbon phóng xạ.
giảm đau dạ dày khẩn cấp
Hình ảnh viêm dạ dày cấp có vi khuẩn HP

Xem chi tiết: Test hơi thở tìm vi khuẩn Hp là gì?

2. Kiểm tra hệ thống tiêu hóa trên (phương pháp nội soi)

Ống nội soi sẽ đi từ cổ họng qua thực quản, dạ dày và ruột non. Nội soi sẽ cho phép bác sĩ quan sát tình trạng bên trong dạ dày, kiểm tra tình trạng viêm và lấy một mô nhỏ để xét nghiệm (sinh thiết).

3. X-Quang hệ thống tiêu hóa trên

Với máy X-quang chuyên dụng, loại tia X này có thể tạo ra hình ảnh của thực quản, dạ dày và ruột non để kiểm tra những bất thường. Nhằm để thể hiện rõ hình ảnh của vết loét, bệnh nhân có thể được yêu cầu nuốt một chất lỏng kim loại màu trắng (có chứa bari) để bao phủ đường tiêu hóa.

Khi nào cần đến việc chẩn đoán?

Viêm dạ dày cấp tính có thể xảy ra rất bất ngờ và không hề báo trước. Tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy có những bất ổn trong cơ thể hoặc xuất hiện những triệu chứng sau, bạn cần sắp xếp đến gặp bác sĩ ngay.

  • Buồn nôn, nôn
  • Cảm giác no ở bụng trên, nhất là sau khi ăn
  • Đau thượng vị
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Khó tiêu, đầy bụng
  • Cảm giác nôn nao, đường ruột nóng rát
  • Phân đen, hắc ín.
  • Nôn ra máu hoặc vật chất giống như bã cà phê.
điều trị cơn đau dạ dày cấp
Buồn nôn hoặc nôn ra máu là triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày cấp tính

Một số ít trường hợp, viêm dạ dày cấp tính không phải lúc nào cũng xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh chỉ bùng phát khi ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng và nguy cấp.

Nguyên nhân viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp tính được xác định do nhiều yếu tố gây nên, phổ biến nhất gồm

  • Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori: Hơn 60% viêm dạ dày cấp tính xảy ra được xác định bởi vi khuẩn H.Pylori. Sự xâm lấn niêm mạc dạ dày có thể dẫn đến phát triển viêm dạ dày cấp và mạn tính. Chúng cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày, ung thư dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
  • Sử dụng thuốc NSAID: Dùng NSAID giảm đau (aspirin, Ibuprofen, …) thời gian dài sẽ làm ức chế cyclooxygenase-1 , hoặc COX-1, một enzyme chịu trách nhiệm sinh tổng hợp eicosanoids trong dạ dày, làm tăng khả năng hình thành loét dạ dày .
  • Lớn tuổi: Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cấp cao hơn vì niêm mạc có xu hướng mỏng dần theo thời gian. Hơn nữa, khi tuổi tác đã cao, người bệnh dễ bị nhiễm H.pylori hoặc rối loạn hệ miễn dịch hơn nhiều so với người trẻ tuổi.
  • Sử dụng rượu, bia quá mức: Các chất kích thích như rượu, bia có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày của bạn. Dịch tiêu hóa sẽ làm tổn thương thành dạ dày và gây ra viêm dạ dày cấp tính.
  • Stress: áp lực, căng thẳng kéo dài sẽ khiến dạ dày bị viêm đau. Về lâu có thể chuyển thành viêm dạ dày cấp.
  • Rối loạn tự miễn dịch: Viêm dạ dày cấp tính ở dạng này còn được gọi với cái tên “viêm dạ dày tự miễn”. Nghĩa là cơ thể tự tấn công các tế bào tạo nên niêm mạc dạ dày, làm hao mòn và xâm lấn đến lớp màng bảo vệ dạ dày. Phản ứng này xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh Hashimoto, bệnh tiểu đường loại 1 hoặc do thiếu vitamin B12.
  • Bệnh lý: Các bệnh như Crohn, HIV/AIDS hoặc bệnh về ruột, gan, tụy,… cũng có thể là nguyên nhân khiến xuất hiện viêm dạ dày cấp tính.

Điều trị viêm dạ dày cấp

Dựa vào kết quả chẩn đoán và nguyên nhân, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành các bước điều trị phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

Thuốc kháng sinh

Với H.pylori trong đường tiêu hóa, các bác sĩ sẽ đề nghị kết hợp kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Các loại thuốc thường được sử dụng là carithomycin (Biaxin), Amoxicillin hoặc Metronidazole trong thời gian là 7 – 14 ngày.

Xem thêm: Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay

Thuốc ngăn chặn sản xuất axit và thúc đẩy quá trình lành bệnh

Thuốc ngăn chặn sản axit còn được biết đến với tên gọi là thuốc ức chế bơm proton. Loại thuốc này sẽ ngăn cản hoạt động của tế bào sản xuất axit. Từ đó sẽ làm trung hòa và giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên sử dụng lâu dài thuốc ức chế axit này (nhất là ở liều cao) có thể làm tăng nguy cơ suy thận, mất trí nhớ, gãy xương hông, cổ tay và cột sống.

điều trị viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp tính có thể điều trị bằng việc dùng thuốc kháng axit và chữa lành vết loét

Những loại thuốc này bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant) và pantoprazole

Thuốc làm giảm sản sinh axit:  Thuốc giảm lượng axit dạ dày và giảm đau viêm gồm có thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn. Gồm có: ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet HB) và nizatidine (Axid AR)

Thuốc kháng axit: Đây là nhóm thuốc không kê đơn làm trung hòa axit dạ dày. Thuốc kháng axit thường có dạng chất lỏng, kẹo dẻo hoặc viên nén, viên hòa tan. Dù khá an toàn nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng tiêu chảy, táo bón,…

Probiotic: Đây là một dạng vi khuẩn đường ruột mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhóm phổ biến nhất bao gồm Lactobacillus và Bifidobacterium, mang lại hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm đau cho dạ dày.

Nếu viêm dạ dày cấp được xác định là do thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc rượu thì có thể ngừng sử dụng các chất đó.

Tham khảo đầy đủ: Những nhóm thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính thông dụng

Phòng bệnh viêm dạ dày cấp

Từ lâu, việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là điều cần thiết. Để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa khả năng phát bệnh, bạn cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt lẫn xây dựng thực đơn lành mạnh.

Cụ thể

  • Phòng ngừa nhiễm H.pylori: H.pylori có thể bị lây truyền từ người sang người hoặc thông qua thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm. Vì vậy việc hạn chế tiếp xúc nơi đông người và giữ gìn vệ sinh cá nhân là điều rất cần thiết. Đừng quên rửa tay bằng xà phòng và ăn thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn nhằm ngăn chặn sự lây lan của khuẩn bệnh.
  • Chia nhỏ bữa ăn: ăn 4-5 bữa nhỏ đều đặn mỗi ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa hơn là việc ăn các bữa quá no và cách nhau quá lâu. Các bữa ăn nhỏ sẽ có thể làm giảm bớt tác dụng của axit dạ dày hiệu quả.
  • Thực đơn dinh dưỡng: bổ sung vitamin, khoáng và chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp cải thiện chức năng của đường ruột. Nói không với các thực phẩm gây kích ứng dạ dày như đồ cay nóng, đồ chiên xào giàu chất béo xấu (thức ăn nhanh, nước ngọt có gas,…)
  • Tránh uống rượu và dùng chất kích thích: các loại trà đặc, cà phê đen hoặc bia, rượu đều có thể gây tổn thương đến niêm mạc của bạn. Vì vậy nên hạn chế tối đa liều lượng để đảm bảo những triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính không có cơ hội tái phát.
  • Nghỉ ngơi: dành cho cơ thể 6-8 tiếng mỗi ngày để ngủ sâu và không thức khuya. Hạn chế căng thẳng bằng cách giảm tải áp lực công việc, chơi thể thao hoặc vui chơi ngoài trời để thư giãn.
chữa đau dạ dày khẩn cấp
Nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ
  • Cân nhắc chuyển đổi thuốc giảm đau: sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày. Vì vậy bạn có thể hỏi ý bác sĩ xem liệu có phù hợp để thay đổi loại thuốc hay không.
  • Chuẩn bị cuộc hẹn với bác sĩ: hãy đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các biểu hiện bất ổn về sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Khi thực hiện cuộc hẹn, chắc chắn bạn đã kể rõ cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng cũng như các thắc mắc bạn quan tâm về bệnh.
  • Khám định kỳ: tạo thói quen kiểm tra tổng quát 6 tháng – 1 năm/lần nhằm quản lý sức khỏe hiệu quả, đảm bảo hơn.

Viêm dạ dày cấp tính có thể tiềm ẩn những nguy hại về sức khỏe và biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Vì vậy bệnh nhân cần cải thiện lối sống và tuân theo chỉ định của bác sĩ trong việc chữa bệnh. Viêm dạ dày cấp tính có thể được trị dứt và tránh được nguy cơ biến chứng khi phát hiện sớm và tiến hành điều trị mau chóng.

Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh viêm dạ dày cấp tính. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

hp dạ dày có nguy hiểm không

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày Hp

Khi bị nhiễm H.pylori, người bệnh có thể phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ...

Đau Dạ Dày Uống Nước Cam, Chanh… (Đồ Chua) Được Không?

Nước cam hay nước chanh đều được biết đến là loại nước rất dễ chế biến và sử dụng. Tuy...

Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày (có đơn thuốc)

Thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc kháng histamine H2, thuốc ức chế bơm proton... là các loại thuốc tây...

Bệnh nhân Lê Hưng Quốc

Hành trình vượt qua ám ảnh VIÊM DẠ DÀY và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY nhờ Sơ can Bình vị tán sau 2 tháng

Bệnh dạ dày đều là những căn bệnh dai dẳng, dễ tái phát và gây ra nhiều đau đớn. Thậm...

Trẻ bị nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *