Đau dạ dày khi mang thai – Cách điều trị tốt cho mẹ và bé
Đau dạ dày khi mang thai là một trong những nỗi ám ảnh của không ít chị em phụ nữ. Vì các triệu chứng bệnh không chỉ gây ra các cảm giác khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
I/ Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày khi mang thai
Nắm vững các thông tin về bệnh đau dạ dày trong giai đoạn mang thai sẽ giúp bạn xác định được hướng điều trị chính xác và an toàn, đồng thời tự đề ra được các biện pháp phòng ngừa bệnh cho bản thân.
Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày trong giai đoạn mang thai thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong những yếu tố chính gây nên tình trạng này chính là do sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn mang thai.
Vào thời kỳ mang bầu, các hormone trong cơ thể người phụ nữ có sự biến đổi. Điều này khiến cho quá trình hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể bị rối loạn, làm cho tâm trạng thay đổi thất thường, nhất là hay bồn chồn, lo lắng, căng thẳng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị đau.
Chưa hết, sự phát triển của thai nhi sẽ tạo áp lực cho dạ dày, chèn ép dạ dày và làm cho vị trí của cơ quan này bị thay đổi. Nó khiến thức ăn trong dạ dày bị ứ đọng, khó tiêu, làm ảnh hưởng trầm trọng đến lớp niêm mạc dạ dày. Lâu ngày sẽ dẫn viêm loét, gây đau.
Ngoài ra, những người mắc các vấn đề về gan, thận hoặc bị các vấn đề về đường tiêu hóa khác cũng là những nguyên nhân có thể làm đau dạ dày khi mang thai.
Xem thêm: Đau dạ dày là đau ở đâu? Chẩn bệnh qua vị trí đau
Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai
Người bị đau dạ dày trong thời kỳ mang thai thường có các biểu hiện như sau:
- Buồn nôn và nôn.
- Khó tiêu.
- Có cảm giác đau vùng thượng vị.
- Ợ hơi, ợ chua.
Vì các triệu chứng trên thường rất giống với ốm nghén nên có không ít người chủ quan và không chữa trị sớm. Tuy nhiên, cách phân biệt là triệu chứng của ốm nghén thường chỉ xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ, càng về sau các biểu hiện này sẽ càng giảm dần và biến mất. Nếu các biểu hiện trên kéo dài trên 3 tháng, có nguy cơ cao là bạn đã bị đau dạ dày.
Tác hại của bệnh đau dạ dày trong giai đoạn mang thai
Đau dạ dày khi mang thai thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ. Những triệu chứng bệnh sẽ làm cho người mẹ mất đi khẩu vị, có cảm giác chán ăn, không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi, khiến cho quá trình phát triển của bào thai bị ảnh hưởng. Ngoài ra, đau dạ dày khi mang thai còn làm cho tâm trạng người mẹ không ổn định, dễ cáu gắt, bực dọc và rất khó chịu. Các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng do đó mà bị ảnh hưởng.
Nghiêm trọng hơn, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, đau dạ dày khi mang thai có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn. Bàu bầu có thể bị xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Vì thế để bảo đảm an toàn, hãy đi khám sớm nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện bất thường để tìm cách xử lý kịp thời.
II/ Cách xử trí tình trạng đau dạ dày khi mang thai
Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm do đó mọi phương pháp điều trị đau dạ dày khi mang thai cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, cần áp dụng một cách cẩn trọng. Vì nếu như không cẩn thận có thể gây hại cho thai nhi. Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của từng người mà cách chữa trị cũng có sự khác biệt. Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp như sau:
♦ Dùng thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai:
Mặc dù sử dụng các loại thuốc tây trong giai đoạn mang thai là điều không nên, nhưng với những người bị đau dạ dày trầm trọng, các cơn đau bụng diễn ra một cách dữ dội thì cần phải sử dụng đến các loại thuốc tây để điều trị.
Để đảm bảo an toàn, bạn tuyệt đối không được tự ý mua bất cứ một loại thuốc nào, nhất là các loại thuốc giảm đau để sử dụng. Việc đầu tiên cần làm là phải đi khám để được tư vấn và được kê các toa thuốc phù hợp. Các loại chữa đau dạ dày khi mang thai có thể được chỉ định sử dụng khi mang thai bao gồm:
- Thuốc chống nôn domperidon: Được cho là không gây hại đến sự phát triển của thai nhi nhưng loại thuốc này lại có thể làm cho tim đập nhanh, gây nguy hiểm cho người mẹ. Do đó, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà chỉ được dùng theo sự chỉ định của bác sĩ và chỉ được dùng khi thật sự cần thiết.
- Thuốc kháng acid: Tác dụng của nhóm thuốc này là làm giảm các dịch vị acid, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm các triệu chứng bệnh. Theo các nghiên cứu thực tế cho thấy các loại thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu chưa gây ra biểu hiện dị tật hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy bạn có thể dùng các loại thuốc này để điều trị nếu thấy cần thiết.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó bạn chỉ được sử dụng chúng nếu thật sự cần.
Tuy nhiên theo các bác sĩ, tốt nhất là các bà bầu nên tham khảo và sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên để làm giảm các triệu chứng bệnh. Vì chúng an toàn, ít gây ra tác dụng phụ nên sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho thai nhi không?
♦ Ăn uống hợp lý:
Những thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến dạ dày. Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý không những giúp các triệu chứng bệnh giảm đi đáng kể mà nó còn giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Trong việc ăn uống hàng ngày, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Cần tránh xa các thực phẩm có thể gây hại cho dạ dày như thực phẩm khô cứng như hoa quả khô, lương khô, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và cay nóng, thực phẩm được chế biến sẵn, thức ăn lạnh, ôi thiu, các món ăn chưa được nấu chín kỹ… Thay vào đó, bạn hãy tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi cùng các thực phẩm có lợi khác.
- Nên ăn các thức ăn mềm, những món ăn được chế biến kỹ như cháo, súp, cơm, trứng sữa. Vì chúng sẽ làm giảm áp lực cho dạ dày, các triệu chứng bệnh cũng được thuyên giảm.
- Chia nhỏ các bữa chính thành nhiều bữa nhỏ để dùng trong ngày, tránh ăn quá no.
- Không uống rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê… Vì chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây loét và đau.
- Bổ sung thêm các loại cá tôm vào thực đơn hàng ngày để bổ sung kẽm và các nguyên tố thiết yếu khác cho cơ thể.
- Ăn chậm, nhai kỹ. Tránh vận động mạnh sau khi ăn và hạn chế ăn khuya vì chúng có thể làm hại cho dạ dày của bạn.
Mẹ cần biết: Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé?
♦ Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh:
Tập cho bản thân một thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học cũng làm một việc cần làm khi bị đau dạ dày trong giai đoạn mang thai. Điều này làm cho bệnh đau dạ dày nhanh được chữa khỏi, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh khác cho cơ thể. Để có được một thói quen lành mạnh, bạn nên thực hiện những việc làm sau đây:
- Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Không được bỏ bữa, không được thức khuya.
- Cố gắng giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng.
- Có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu. Ngồi thiền, tập yoga hoặc đi tản bộ cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tâm lý, làm giảm áp lực cho bạn.
- Phải dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi.
- Không nên làm các công việc nặng, cần gắng sức nhiều.
Trên đây là những cách khắc phục bệnh đau dạ dày khi mang thai mà chúng tôi gợi ý cho các bạn. Tùy vào thể trạng của từng người mà các biện pháp này có thể mang lại những hiệu quả nhất định trong việc làm giảm các biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối – Điều mẹ bầu cần biết để bé khỏe mạnh
- Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!