Bé bị nôn trớ và quấy khóc – mẹ đừng xem thường!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bé bị nôn trớ và quấy khóc có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý ở đường hô hấp, tiêu hóa. Cha mẹ tuyệt đối không nên xem thường, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để sớm khắc phục được tình trạng này cho con.

Nguyên nhân khiến bé nôn trớ quấy khóc

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện tượng này xảy ra khi thức ăn từ trong dạ dày bị đẩy ngược lên trên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc nôn trớ nhiều sẽ khiến trẻ sợ hãi, mệt mỏi và hay quấy khóc.

Bé bị nôn trớ và quấy khóc
Bé bị nôn trớ và quấy khóc có thể xuất phát từ những nguyên nhân thông thường nhưng cũng có thể do bệnh lý gây ra

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Phổ biến là do cha mẹ ép con ăn quá nhiều, tư thế bú không đúng cách, trẻ được đặt nằm ngay sau khi vừa ăn no xong hoặc do mẹ quấn tã cho bé quá chật.

Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên xem thường bởi tình trạng này có thể xuất phát từ những vấn đề y tế bé đang gặp phải như:

Tìm hiểu thêm: Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Cách xử lý khi bé bị nôn trớ và quấy khóc

Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng nôn trớ ở trẻ sẽ dần được cải thiện trong vòng 6-14 giờ mà không cần điều trị y tế. Bạn không nên tự ý mua thuốc về cho con uống trừ khi được bác sĩ nhi khoa chỉ định.

Trong lúc bé đang bị nôn trớ

  • Bạn tuyệt đối không được la hét hay quát mắng vì thái độ này sẽ càng làm bé hoảng sợ và khóc, nôn nhiều hơn.
  • Hãy nghiêng đầu bé sang một bên để chất nôn không bị sặc lên mũi hoặc tràn vào trong phổi.
  • Sau đó cho trẻ súc miệng hoặc lấy gạc để loại bỏ sạch dịch nôn trong miệng và mũi của trẻ.
  • Khum bàn tay phải lại và vỗ nhẹ vào hai bên lưng của bé. Việc này vừa có tác dụng trấn an tinh thần cho bé, vừa giúp bé dễ dàng tống khứ được chất nôn còn tồn đọng trong cổ họng ra ngoài.
  • Khi cơn nôn qua đi, hãy cho bé uống một chút nước ấm và lau người, thay quần áo sạch cho bé. Không nên cho bé ăn hoặc uống sữa ngay sau khi vừa nôn trớ xong.

Theo dõi mất nước

Bé bị nôn và quấy khóc liên tục có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng. Các biểu hiện của mất nước bao gồm: Khô môi và miệng, bỏ bú, mệt mỏi, đi tiểu ít hơn 6 lần/ ngày, khóc không có nước mắt, thóp mềm và thở phập phồng… Bạn cần theo dõi và đảm bảo chắc chắn rằng tình trạng mất nước không xảy ra ở con mình.

Cách xử lý khi bé nôn trớ quấy khóc
Khi bé bị nôn trớ quấy khóc, mẹ nên cho con uống nước thường xuyên để bù lại lượng chất lỏng đã mất

Để ngăn chặn điều này xảy ra, cần cho con bạn tiêu thụ nhiều chất lỏng bằng cách uống nước ấm, hay một lượng nhỏ dung dịch Oresol sau mỗi 30 phút – 1 tiếng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của bé cho phù hợp

Trong vòng 24 giờ kể từ lúc bé bị nôn mửa, bạn nên tránh cho con ăn các thức ăn đặc. Thực phẩm rắn có thể khiến bé khó nuốt, bị đau cổ họng và kích thích nôn trớ thêm. Thay vào đó, bạn nên cho con uống sữa, ăn các thức ăn lỏng, mềm để bù nước và giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn.

Với sữa có thể cho bé uống mỗi cữ khoảng 80-100ml, lặp lại sau 3-4 giờ. Cần chú ý cho bé bú đúng tư thế. Sau khi bé bú xong bạn nên bế bé một lúc, vỗ ợ hơi trước khi đặt nằm xuống.

Bên cạnh đó, mẹ có thể mát xa bụng cho trẻ thường xuyên để kích thích nhu động ruột co bóp. Nó sẽ giúp giảm chướng bụng, đầy hơi, ngăn ngừa táo bón và hạn chế được tình trạng nôn trớ, quấy khóc ở trẻ.

Mách mẹ: Những loại sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày – chống nôn trớ tốt nhất

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?

Bạn nên đưa con đi khám bác sĩ ngay khi bé bị nôn trớ và quấy khóc liên tục kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Tiêu chảy
  • Sốt cao
  • Có dấu hiệu mất nước
  • Chất nôn có lẫn máu hoặc mật màu xanh, vàng
  • Bé không ngủ được
  • Lơ mơ, co giật
  • Đau bụng

ThuocDanToc.vn chỉ cung cấp thông tin tham khảo. Việc áp dụng cần có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa!

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Xuân Phương

Bệnh nhân trào ngược dạ dày: Dùng Sơ can Bình vị tán, khỏi bệnh lúc nào không hay biết

Dù biết mình bị dạ dày và đã cố gắng điều trị ở một vài nơi không khỏi nhưng cô...

Cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản [Chuyên gia tư vấn]

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, dịch vị từ dạ dày trào từng đợt hay...

Dư axit dạ dày: Biểu hiện và cách làm giảm hiệu quả

Tình trạng dư axit dạ dày sẽ làm phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là khi không được...

trào ngược dạ dày gây khó thở

Trào ngược dạ dày gây khó thở nguy hiểm thế nào?

Bên cạnh những triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau tức thượng vị thì bệnh trào ngược dạ...

Cô Đoàn Thị Trâm bị căn bệnh trào ngược dạ dày lâu năm

Đánh bại căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ở tuổi 74 nhờ Sơ can Bình vị tán 

Ở tuổi 74, cái tuổi tưởng chừng như an hưởng tuổi già, nhưng cô Đoàn Thị Trâm chịu nhiều nỗi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *