Các thực phẩm nên ăn và cần kiêng khi bị đau thượng vị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đau thượng vị biểu thị cho một số bệnh lý về đường tiêu hóa ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy không phải lúc nào đau thượng vị cũng gây nguy hiểm nhưng nhìn chung nó gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Vậy đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đau thượng vị dạ dày
Đau thượng vị là biểu hiện nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa

Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì?

Đau vùng thượng vị là biểu hiện khó chịu, đau tức ở vị trí dưới xương sườn, nhất là sau khi ăn. Triệu chứng đau vùng thượng vị biểu thị cho một số bệnh lý đường tiêu hóa và kèm theo đó là các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, tức ngực,… Cần phân biệt sự khác nhau giữa đau thượng vị lành tính và đau thượng vị do bệnh lý tiềm ẩn như viêm, nhiễm trùng,…

Đừng nên bỏ lỡ: Đau thượng vị từng cơn có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?

Ngoài việc tìm kiếm phương pháp điều trị thì bệnh nhân cũng nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp bằng cách bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây.

1. Nhóm thực phẩm trung hòa acid

Một trong những nguyên nhân gây đau tức thượng vị thường gặp nhất là sự tăng tiết quá mức của axit trong dạ dày. Bên cạnh những cơn đau dai dẳng ở thượng vị thì bệnh nhân cũng có một số biểu hiện khác chẳng hạn như ợ hơi, ợ nóng, dạ dày nóng rát,… Vì vậy, để cải thiện ngay tình trạng này, các bạn có thể lựa chọn các thực phẩm có khả năng trung hòa lượng axit để giảm thiểu các triệu chứng phiền toái.

Nhóm thực phẩm có khả năng trung hòa acid cụ thể như:

  • Rau củ quả tươi: Chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất tự nhiên có khả năng giúp cho hệ tiêu hóa được cân bằng và làm giảm lượng aicd dạ dày tiết ra quá mức. Các loại rau có màu xanh, bắp cải, cà rốt, ngô, khoai, gạo lức là những thực phẩm được gợi ý.
  • Tinh bột nghệ: Thành phần curcumin trong nghệ giúp ngăn chặn các tế bào viêm nhiễm, hấp thu lượng acid dư thừa và đảm bảo cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.
  • Bánh mì: Có khả năng hấp thu lượng dịch vị dư thừa và giúp làm giảm cơn đau tức vùng thượng vị rất nhanh. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều bánh mì khô trong ngày tránh gây tình trạng táo bón hoặc khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ.

2. Nhóm thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa có khả năng làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng và hạn chế tình trạng dư thừa acid dạ dày, đau tức thượng vị. Nhóm thực phẩm này bao gồm các món ăn được nấu nhừ như cháo, phở, miến, soup,… Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và sức khỏe mỗi người mà điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, cụ thể như sau:

Thượng vị đau, nóng rát, ợ nóng kéo dài thì bạn có thể sử dụng bắp cải, khoai tây, bông cải, bí xanh, rau má, mộc nhĩ, bột sắn dây, nước mía, nước ép trái cây để cải thiện ngay. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại nước ép có tính acid mạnh như nước cam, nước chanh, nước ép dứa,…

Đau thượng vị nên ăn gì?
Đau thượng vị nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để làm giảm áp lực và hạn chế axit tăng tiết

Các món ăn như hạt sen nấu đậu xanh, bí đao hầm thịt vịt, cháo đậu xanh, đậu đen cũng là những gợi ý hợp lý để bệnh nhân nhanh chóng dứt điểm tình trạng đau tức thượng vị. Trong những trường hợp đau tức thượng vị do quá căng thẳng thì các thực phẩm như rau nhút, củ sen, đậu phộng là những thực phẩm bạn có thể sử dụng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu táo đỏ, hạt sen hầm với bao tử heo hoặc nấu canh xương củ sen để hạ nhiệt cơ thể, làm giảm triệu chứng đau tức thượng vị. Bên cạnh đó, các món ăn được chế biến kết hợp với các vị thuốc như nhân sâm, bạch truật, long nhãn, táo nhân, đương quy, hoàng kỳ, phục thần cũng giúp cho việc cải thiện cơn đau thượng vị dễ dàng hơn.

3. Nhóm thực phẩm thanh nhiệt

Bí xanh, rau má, bột sắn dây, bắp cải, nước ép trái cây, sữa chua được xếp vào nhóm thực phẩm thanh nhiệt, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và làm giảm triệu chứng tức thượng vị, đau âm ỉ. Bởi thực phẩm có tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa và đặc biệt là dạ dày vì vậy, hãy lựa chọn những thực phẩm phù hợp, tươi sạch để đảm bảo cho hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng nhìn chung, thực phẩm không có khả năng điều trị dứt điểm các triệu chứng mà nó chỉ giúp cải thiện ở một thời điểm nhất định.

Đau thượng vị kiêng ăn gì?

Để ngăn chặn các triệu chứng đau thượng vị biến chứng nghiêm trọng, bạn nên hết sức thận trọng với một số thực phẩm sau đây:

  • Gia vị cay, nóng như hành, tiêu, ớt: Các gia vị này không những không làm cho bệnh thuyên giảm mà ngược lại còn khiến cho triệu chứng đau rát thượng vị trở nên nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, nên hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa nhiều gia vị cay, nóng.
  • Thực phẩm có chứa axit: Cam, chanh, xoài, khế, dứa là những thực phẩm tuyệt đối hạn chế trong thời kỳ đau thượng vị dạ dày bùng phát. Bởi vì chúng có nguy cơ kích thích tăng tiết dịch vị dạ dày và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo: Thực phẩm nhóm này có nguy cơ gây ra tình trạng khó tiêu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng dạ dày. Do đó, nên hạn chế nhóm thực phẩm này nếu bạn cảm thấy thượng vị có dấu hiệu đau tức, khó chịu.
  • Bia, rượu, thuốc lá, thức uống có cồn: Đây là những “thủ phạm” hàng đầu gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa và cần được hạn chế hoặc dứt điểm hoàn toàn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, dăm bông, khô mực cũng cần được hạn chế. Các thực phẩm này có nguy cơ dẫn đến chứng khó tiêu hoặc gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, chúng còn là nguy cơ của rất nhiều bệnh lý khác, vì vậy hãy hạn chế tối đa với nhóm thực phẩm này.

Đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì? Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý thì bệnh nhân cần xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc sao cho khoa học. Đặc biệt là không nên thức khuya, làm việc quá sức hoặc ăn uống không đúng bữa tránh làm cho tình trạng đau thượng vị nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

Đau thượng vị không nên ăn gì?
Bia, rượu, thức uống có cồn không được khuyến khích sử dụng trong thời điểm thượng vị bị đau tức

Trên đây là một số giải đáp về thắc mắc đau thượng vị kiêng ăn gì và nên ăn gì. Bạn đọc có thể tham khảo thông tin này và thăm khám chuyên khoa cụ thể để nhận được chỉ định điều trị phù hợp. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Vú Sữa Có Thực Sự Hiệu Quả?

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá vú sữa được nhiều người tìm đến. Bởi việc sử dụng thuốc...

viêm trợt hang vị da dày

Viêm Trợt Hang Vị Dạ Dày Có Nguy Hiểm? Dấu Hiệu & Cách Trị

Viêm trợt hang vị dạ dày chính là giai đoạn tiến triển của viêm hang vị không được điều trị...

Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan

Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan là phương pháp kinh điển trong việc điều trị trĩ tận gốc, tránh tái...

Bà bầu bị đau ruột thừa khi mang thai nên làm gì để điều trị?

Viêm ruột thừa (đau ruột thừa) là nguyên nhân thường xuyên khiến phụ nữ cần đến một ca phẫu thuật...

Tìm hiểu về các loại trà trị táo bón thường được sử dụng

Những loại trà trị táo bón được nhiều người sử dụng

Nếu biết cách lựa chọn và sử dụng các loại trà phù hợp, chứng táo bón của bạn sẽ nhanh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *