Acyclovir Stada 800mg là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Acyclovir Stada 800mg có tác dụng điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm khuẩn do virus và thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho các trường hợp bệnh thủy đậu, nhiễm trùng Herpes zoster.

Acyclovir Stada 800mg
Thông tin về thuốc Acyclovir Stada 800mg

  • Tên hoạt chất: Acyclovir
  • Phân loại thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn
  • Dạng bào chế: Viên uống, hỗ dịch uống, tuýp bôi ngoài da, mỡ tha mắt.

Thông tin về thuốc Acyclovir Stada 800mg

Để sử dụng thuốc đúng mục đính, đúng cách người bệnh cần nắm bắt rõ những thông tin về loại thuốc này.

1. Thành phần

Acyclovir Stada 800mg có thành phần chính là acyclovir 800 mg và lượng tá dược vừa đủ trong một viên.

2. Tác dụng của Acyclovir Stada 800mg

Acyclovir 800 mg có tác dụng điều trị viêm nhiễm da và nhiễm khuẩn niêm mạc do sự tác động của virus Herpes simplex (HSV) cùng một số loại virus khác. Đồng thời chữa triệu chứng mụn rộp sinh dục giai đoạn khởi phát và tái phát (thuốc không có tác dụng điều trị virus HSV khởi phát và HSV ở thể nặng đối trẻ em đang có dấu hiệu suy giảm miễn dịch).

Ngoài ra, thuốc còn có những tác dụng sau:

  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn Herpes simplex cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch
  • Phòng ngừa tái phát nhiễm khuẩn da và kết mạc
  • Điều trị bệnh thủy đậu Varicella và nhiễm trùng Herpes zoster (bệnh zona)

3. Chống chỉ định

Acyclovir Stada 800mg không dùng cho những bệnh nhân quá mẩn cảm với hoạt chất acyclovir hoặc valacyclovir.

Các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy tác dụng phụ của thuốc đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tuy nhiên việc dùng thuốc ở đối tượng này cần được xem xét và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để tránh khỏi những rủi ro không đáng có.

4. Cách sử dụng Acyclovir Stada 800mg

Người bệnh nên uống Acyclovir Stada 800mg cùng với một ly nước lọc đầy (ít nhất 50ml nước). Đồng thời, bệnh nhân nên nuốt trọn nguyên viên thuốc, không nhai thuốc trước khi nuốt, không tán nhuyễn thuốc.

5. Liều dùng

Tùy theo độ tuổi và mức độ phát triển bệnh lý, chúng ta có liều dùng và cách sử dụng thuốc khác nhau.

Liều dùng thuốc Acyclovir Stada 800mg
Tìm hiểu liều dùng thuốc Acyclovir Stada 800mg

Đối với người lớn

Điều trị nhiễm trùng khởi phát do virus Herpes simplex và mụn rộp sinh dục

  • Bệnh nhân bình thường: Dùng 200 mg thuốc 5 lần mỗi ngày (cách nhau 4 giờ mỗi lần, bỏ qua liều ban đêm). Thời gian sử dụng thuốc từ 5 đến 10 ngày.
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng: Dùng 400 mg thuốc 5 lần mỗi ngày (cách nhau 4 giờ mỗi lần, bỏ qua liều ban đêm). Thời gian sử dụng thuốc 5 ngày.

Ức chế quá trình nhiễm virus Herpes simplex khởi phát và tái phát ở bệnh nhân đang bị suy giảm miễn dịch

  • Dùng 200mg thuốc 4 lần mỗi ngày (cách nhau 6 giờ mỗi lần)
  • Liều dùng thử: 200mg thuốc 2 lần mỗi ngày (cách nhau 12 giờ mỗi lần)

Nhiễm trùng virus Herpes simplex giai đoạn nặng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

  • Dùng 800mg mỗi ngày (quá trình điều trị cần được gián đoạn trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng để các bác sĩ có thể xem xét tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển bệnh lý)

Phòng ngừa nhiễm trùng virus Herpes simplex cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch

  • Bênh nhân bị suy giảm miễn dịch nhẹ: Dùng 200mg thuốc 4 lần mỗi ngày (mỗi lần cách nhau 6 giờ).
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng hoặc suy giảm hấp thụ ruột: Dùng 400mg thuốc 4 lần mỗi ngày (mỗi lần cách nhau 6 giờ) hoặc tiêm tĩnh mạch.

Lưu ý: Thời gian điều trị phòng ngừa chỉ bắt đầu khi cơ thể có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Điều trị bệnh thủy đậu Varicella và nhiễm trùng Herpes zoster (bệnh zona)

  • Bênh nhân bình thường: Dùng 800mg thuốc 5 lần mỗi ngày (mỗi lần cách nhau 4 giờ, bỏ qua liều ban đêm). Thời gian sử dụng thuốc trong 7 ngày.
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng hoặc suy giảm hấp thụ ruột: Cân nhắc sử dụng liều tiêm tĩnh mạch.

Lưu ý: Sử dụng thuốc càng sớm càng tốt (trước khi bắt đầu phát ban hoặc đã phát ban trong vòng 24 tiếng)

Đối với trẻ em

Điều trị và dự phòng nhiễm virus Herpes simplex đối với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch

  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên: Dùng như liều người lớn
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Dùng một nửa liều người lớn.

Điều trị nhiễm trùng virus Herpes simplex khởi phát và điều trị nhiễm trùng Herpes zoster (bệnh zona): Không có dữ liệu cụ thể

Điều trị bệnh thủy đậu

  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Dùng 800mg thuốc 4 lần mỗi ngày. Thời gian điều trị: 5 ngày
  • Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: Dùng 400mg thuốc 4 lần mỗi ngày. Thời gian điều trị: 5 ngày
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Dùng 200mg thuốc 4 lần mỗi ngày. Thời gian điều trị: 5 ngày.

Đối với người cao tuổi

Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra khả năng suy thận và điều chỉnh liều lượng dùng thuốc cho phù hợp.

Đối với bệnh nhân bị suy thận

Cẩn thận khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy thận. Thay vào đó nên duy trì hydrat hóa đầy đủ.

6. Bảo quản thuốc Acyclovir Stada 800mg

Người dùng nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tốt nhất nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ trong phòng, tránh ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir Stada 800mg

Bên cạnh liều dùng và cách sử dụng, người bệnh cũng nên lưu lại những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir Stada 800mg để quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ hơn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir Stada 800mg
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir Stada 800mg

1. Khuyến cáo khi dùng

Người bệnh không được sử dụng thuốc quá liều so với số lượng đã quy định. Bệnh nhân bị suy thận và người cao tuổi nếu muốn dùng thuốc cần phải có sự chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bởi tỉ lệ xuất hiện tác dụng phụ tại hệ thần kinh của đối tượng này cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Bên cạnh đó đối với những bệnh nhân dùng Acyclovir Stada liều cao cần duy trì hydrat hóa đầy đủ.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh không nên dùng rượu, bia và một số chất kích thích, đồng thời nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cũng đang sử dụng Acyclovir cùng với những loại tân dược khác. Bởi thuốc có khả năng tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc và khiến các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Trong thời gian sử dụng Acyclovir Stada 800mg, người bệnh sẽ thường gặp phải những tác dụng phụ sau đây:

Ngoài ra, trong quá trình chữa bệnh với Acyclovir Stada, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

  • Bệnh não
  • Thiếu máu
  • Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch, sốc phản vệ
  • Hệ thần kinh không ổn định, rối loạn tâm thần
  • Cơ thể yếu ớt, tay chân run rẩy không thể kiểm soát
  • Ảnh hưởng đến trí nhớ, ảo giác
  • Xuất hiện những cơn co giật, động kinh
  • Khó thở, đau tức ngực
  • Rối loạn chức năng gan, viêm gan
  • Rối loạn nội tiết tố, vàng da
  • Bệnh mề đay mẩn ngứa
  • Rụng tóc
  • Mặt, hai tay, hai chân, mắt, họng có dấu hiệu sưng tấy, phù mạch
  • Rối loạn chức năng thận và tiết niệu

3. Tương tác thuốc

Bất cứ loại dược phẩm nào cũng đều có khả năng làm ảnh hưởng đến các hoạt động của thuốc Acyclovir Stada 800mg và khiến nồng độ aciclovir trong huyết tương cao hơn so với mức bình thường.

Acyclovir Stada 800mg tương tác với một số loại thuốc khác
Acyclovir Stada 800mg có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác

Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể làm tăng AUC của aciclovir và làm giảm sự đào thải aciclovir của thận gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch, suy thận. Chính vì thế cần báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang dùng đồng thời những loại thuốc sau đây:

  • Probenecid
  • Cimetidine
  • Theophylline (người bệnh nên đo nồng độ huyết tương khi sử dụng aciclovir cùng với loại thuốc này)

4. Cách xử lý khi dùng thiếu liều hoặc quá liều

Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Khi sử dụng thuốc quá liều, người bệnh nên gọi đến Trung tâm cấp cứu để được hỗ trợ hoặc đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra người bệnh nên ghi lại danh sách những loại thuốc đã dùng kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược để các bác sĩ có thể xem xét.

Nên làm gì khi quên một liều thuốc?

Nếu quên một liều thuốc, người bệnh cần uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp đúng như dự định.

5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc?

Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc khi gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu việc điều trị không mang lại hiệu quả mà còn khiến bệnh tình trầm trọng hơn, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để có hướng giải quyết thích hợp hơn.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, chống chỉ định, liều dùng của Acyclovir Stada 800mg. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần có sự kê đơn và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Có thể điều trị bệnh chàm bằng những bài thuốc nam.

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam là giải pháp đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn...

Dị ứng da mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Phản ứng dị ứng da mặt có thể làm cho da nổi ửng đỏ, môi sưng và chảy nước mắt....

Tìm hiểu phương pháp điều trị vẩy nến bằng tia laser Excimer

Phương pháp điều trị vẩy nến bằng laser có thể bạn chưa biết

Laser excimer là một phương pháp y học hiện đại được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều vấn đề...

Nhộng – Món ăn bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng việc sử dụng nhộng lại tiềm ẩn nguy cơ...

Bệnh viêm da tiết bã có tự hết mà không cần điều trị không?

Viêm da tiết bã là tình trạng viêm nhiễm khiến da tiết nhiều dầu nhờn, gây nóng, đỏ da, đóng...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. THÁI TÂMTHÁI TÂM says: Trả lời

    Chị bỏ qua liều ban đêm của nhiễm trùng zona là sao ạ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *