Các loại lá tắm chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng
Sử dụng các loại lá cây như lá lốt, lá khế, lá trà xanh… để nấu nước tắm có thể làm giảm hẳn các triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy do bệnh vẩy nến gây ra. Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả như mong muốn bạn cần phải kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý.
Các loại lá tắm chữa bệnh vảy nến được dùng phổ biến
Vảy nến tuy ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Vì là chứng bệnh ngoài da nên nó còn gây mất đi tính thẩm mỹ, làm bệnh nhân tự ti trong giao tiếp. Do đó, tìm các biện pháp chữa trị hiệu quả chứng bệnh này là điều mà ai cũng mong muốn. Một điều không may là bệnh rất dễ mắc nhưng lại khó có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể dùng các loại lá cây để nấu nước tắm. Nó sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh mà bạn đang mắc phải. Để chữa vẩy nến bằng cách tắm nước lá cây, bạn có thể tham khảo những bài thuốc dưới đây:
1. Tắm nước lá lốt trị bệnh vảy nến
Cách chữa bệnh này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng khoảng 10 nhánh lá lốt tươi đem nấu lên với nước. Sau đó dùng nước này pha với nước lạnh để tắm thường xuyên là được. Nếu muốn mang lại tác dụng tốt hơn, bạn có thể ngâm mình trong nước lá lốt pha ấm. Nếu không có lá lốt tươi, có thể dùng lá lốt phơi khô để điều trị. Thực hiện thường xuyên, tình trạng ngứa ngáy và bong tróc da sẽ được giảm đi đáng kể.
2. Tắm nước trà xanh
Không chỉ là thức uống có tác dụng tốt trong việc thanh lọc và giải độc cơ thể, tắm nước lá trà xanh còn có thể khắc phục bớt các triệu chứng bệnh vảy nến. Bởi trong thành phần của loại lá cây này chứa nhiều chất như caffeine, acid tannic, theocin… Chúng có tác dụng làm chậm sự phát triển các tế bào da bị bong tróc. Đồng thời, có thể điều chỉnh sự hoạt động của enzyme caspase 14 – chất có tác dụng tái tạo da. Thành phần chống oxy hóa còn có tác dụng tích cực đối với đa số các bộ phận trên cơ thể. Chưa hết, mặc dù trong trà xanh chứa chất caffeine, nhưng nó lại ít hơn trà đen và cà phê. Do đó, nếu dùng nhiều bạn cũng không cần lo lắng bị các tác dụng phụ như buồn nôn, mất ngủ, tiểu tiện nhiều. Để tắm nước lá trà xanh chữa bệnh vảy nến, bạn thực hiện như sau:
Chọn những lá trà xanh tươi đem đi rửa sạch, cho vào nồi và nấu lên với nước. Đem nước này đi pha với nước lạnh cho âm ấm để tắm. Lưu ý là bạn nên nấu nước chè đặc một chút, vì điều này có thể làm tăng tác dụng trị bệnh của nó. Bạn cũng có thể cho thêm ít muối hạt vào để làm cho da ẩm hơn. Sau khi tắm, dùng khăn sạch để lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy sẽ các triệu chứng bệnh mau chóng được giảm bớt.
Nếu bị mẩn ngứa hoặc da nổi những đốm đỏ, bạn cũng có thể dùng lá trà xanh để khắc phục các triệu chứng này. Chỉ cần chọn những lá trà xanh tươi rửa sạch và ngâm với nước muối hoặc dung dịch rửa rau để diệt sạch vi khuẩn. Sau đó đem nó đi vò nát và hãm với nước sôi để uống hàng ngày. Đồng thời, có thể dùng nước này pha loãng với nước lạnh để tắm. Kiên trì áp dụng mỗi tuần 3 lần, tình trạng mẩn ngứa và các đốm đỏ trên da sẽ được giảm đi nhanh chóng.
3. Chữa bệnh vảy nến bằng cách tắm lá muồng trâu
Muồng trâu có tác dụng kháng viêm, giải nhiệt, chống khuẩn, thường được dùng để chữa nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh vẩy nến. Do đó, tắm bằng nước của loại lá cây này thường xuyên cũng sẽ giúp làm giảm được các biểu hiện mà chứng bệnh này gây ra. Bạn có thể áp dụng cách này theo các bước sau đây:
+ Chuẩn bị:
- Khoảng 10 ngọn lá muồng trâu
- 20 ngọn rau răm.
+ Cách thực hiện:
Đem các nguyên liệu đi rửa sạch, nấu sôi lên với khoảng 2 lít nước. Khi thấy nước đã sôi, cho thêm vài hạt muối vào và khuấy đều. Dùng nước này pha với nước lạnh cho âm ấm rồi tắm. Mỗi tuần tắm khoảng 2 – 3 lần sẽ thấy lớp sần sùi trên da được giảm bớt, da sẽ trở nên mịn màng và chắc khỏe hơn.
4. Chữa bệnh vảy nến bằng cách tắm nước lá trầu không
Trầu không là một loại cây rất quen thuộc với chúng ta và được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, tắm bằng nước lá trầu không cũng có thể khắc phục được các triệu chứng bệnh vảy nến. Bởi theo Đông y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, có khả năng tiêu viêm, trừ phong, sát trùng, chống khuẩn. Do đó nó có thể chữa nhiều bệnh ngoài ra, kể cả vảy nến. Để mang lại tác dụng tốt hơn, bạn nên dùng nó kết hợp với các nguyên liệu khác. Cụ thể như sau:
+ Chuẩn bị:
- Lá trầu không
- Rau răm
- Bèo hoa dâu
- Muối hạt
+ Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu trên mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 – 15 phút cho sạch vi khuẩn.
- Vớt chúng ra và cho vào nồi, đun sôi lên cùng với nước. Chừng 15 – 20 phút sau, khi thấy các nguyên liệu trên chín nhừ thì tắt bếp.
- Đem nước này pha với nước lạnh để tắm. Bạn có thể bỏ thêm chút muối hạt vào để kháng khuẩn, đồng thời giúp da được mịn và mềm hơn.
- Sử dụng bã trong nồi để giã nát, lấy bông gòn thấm hút nước rồi thoa lên vùng da bị vảy nến. Cách này cũng sẽ giúp loại bỏ hiệu quả lớp da bị bong tróc, sần sùi.
5. Tắm nước cây cúc dại chữa bệnh vảy nến
Một trong những loại cây có thể chữa được bệnh vảy nến cho bạn là dùng cây cúc dại. Bạn có thể dùng loại cây này chữa bệnh theo cách sau đây:
+ Chuẩn bị:
- 250g cúc dại
- 500g mang tiêu
- 120g phèn chua
- 120g quả xuyên tiêu
+ Cách thực hiện:
Các vị thuốc trên cho vào nồi và sắc lên với nước. Dùng nước thuốc vừa sắc được để tắm hoặc ngâm vùng da bị tổn thương. Nếu sử dụng thường xuyên, các biểu hiện của bệnh sẽ được giảm đi nhanh chóng.
Một số lưu ý khi dùng các loại lá tắm chữa bệnh vảy nến
Dùng các loại các tắm chữa bệnh vảy nến là phương pháp đơn giản, an toàn, phù hợp để điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, nó rất thích hợp để điều trị bệnh cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để chúng mang đến hiệu quả tốt, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Cần kiên trì áp dụng các bài thuốc này trong thời gian dài, bạn mới có thể cảm nhận được hiệu quả mà nó mang lại.
- Trước khi tắm bằng nước thuốc, hãy tắm bằng nước sạch trước. Điều này giúp cho cơ thể được sạch sẽ, tạo điều kiện cho nước thuốc mang đến tác dụng tốt hơn.
- Không nên dùng các loại xà phòng tắm hoặc sữa tắm trong thời gian bị vảy nến.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp da mịn màng, làm giảm bớt tình trạng bong tróc, khô da.
- Nên sử dụng các loại sản phẩm dịu nhẹ, không hóa chất để dưỡng ẩm cho da.
- Vệ sinh da hàng ngày thật sạch sẽ.
- Không ăn các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, không dùng các chất kích thích, rượu bia trong thời gian bị vảy nến.
- Ăn nhiều rau củ tươi, các thực phẩm có tính kháng viêm.
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, các chất tẩy rửa và bụi bặm.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan. Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Nên phơi nắng khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày. Nếu bị vảy nến nhạy cảm với ánh sáng, không nên áp dụng cách này.
Bệnh vảy nến tuy ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để bệnh kéo dài nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, phát hiện và điều trị sớm tình trạng này sẽ giúp bệnh nhân tránh được những vấn đề không mong muốn.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?
- Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến giúp nhanh hồi phục
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Em bị vảy nến tắm bằng lá khế có gội được đầu không ạ