Cần lưu ý khi phòng bệnh vảy nến tái phát?

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh vẩy nến lại khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Để ngăn ngừa và kiểm soát sự tiến triển của bệnh, việc áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống là cần thiết.

làm thế nào ngăn ngừa bệnh vẩy nến
Để phòng ngừa và kiểm soát sự tiến triển của bệnh vẩy nến, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là cần thiết

Một số lưu ý giúp phòng bệnh vảy nến tái phát

Thông thường, các tế bào da được tái tạo và thay thế sau 10 – 15 ngày. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh vảy nến, tốc độ trên được rút ngắn – cứ sau 3 đến 4 ngày các tế bào mới lại hình thành. Sự tích tụ tế bào cũ và mới trên da tạo thành các mảng dày, đóng vảy bề mặt, khô, có thể gây ngứa. Đến hiện tại, giới chuyên môn vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân gây nên hiện tượng trên, chỉ biết rằng bệnh có liên quan mật thiết đến sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Bệnh vẩy nến có thể bùng phát khi bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô… Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng ngừa bệnh vảy nến từ một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

Dùng kem dưỡng ẩm cho da

Các triệu chứng của bệnh vẩy nến có xu hướng tồi tệ hơn khi da luôn ở tình trạng khô, thiếu ẩm. Vì thế, việc bổ sung độ ẩm cho da là điều vô cùng cần thiết. Các sản phẩm dưỡng ẩm với kết cấu phân tử to có khả năng ngăn ngừa sự bốc bơi nước qua lỗ chân lông và khóa ẩm cho da, từ đó hạn chế tình trạng khô da. Một làn da đủ ẩm sẽ khỏe mạnh và khó bị kích ứng hơn bình thường.

làm thế nào để ngăn bệnh vảy nến bùng phát
Dùng kem dưỡng ẩm cho da giúp phòng bệnh vảy nến.

Khi chọn kem dưỡng, bạn nên xem xét đến các yếu tố: loại da, thành phần sản phẩm để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Một nghiên cứu năm 2016 cho biết, các loại kem dưỡng ẩm có chứa dầu khoáng, như dầu paraffin và petrolatum tốt cho người bị bệnh vẩy nến.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên tại nhà như gel lô hội, dầu dừa để giữ ẩm cho làn da. Cả hai nguyên liệu trên đều có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, thích hợp trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến.

Nên bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm để thu được hiệu quả tối ưu.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Những người bị bệnh vẩy nến cũng có thể giữ ẩm cho da và giảm các triệu chứng bện vẩy nến bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm tại nhà. Thiết bị này có thể đặc biệt hữu ích trong mùa đông – khi mà không khí trở nên lạnh và khô.

Chăm sóc da đầu

Với những người bị vẩy nến da đầu, hạn chế gãi đầu mạnh vì điều này có thể khiến cho bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị vẩy nến da dầu nên chọn các loại dầu gội dược liệu có chứa thành phần than đá và axit salicylic để làm sạch vảy tiết trên da đầu, kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bệnh bùng phát.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy rằng phơi nắng đã cải thiện các triệu chứng bệnh vẩy nến của mọi người.  Các nhà nghiên cứu cho biết, tia cực tím (UV) có tác dụng ức chế miễn dịch và chống viêm, nhờ vậy mà có thể giảm các phản ứng tự miễn của cơ thể, ngăn ngừa bệnh vẩy nến.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn tắm nắng mặt trời vô tội vạ. Việc da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở cường độ cao (thời điểm nắng gắt) là một nguyên nhân phổ biến kích hoạt bệnh vẩy nến bùng phát. Do đó, bạn nên bôi kem chống nắng khi ra đường và hạn chế sự tiếp xúc của da với ánh nắng mặt trời trong thời điểm nóng nhất trong ngày.

Bổ sung vitamin D

Một số nghiên cứu cho biết, sự thiếu hụt vitamin D của cơ thể là một trong những yếu tố nguy cơ khiến cho bệnh vẩy nến bùng phát. Vitamin D được cơ thể tổng hợp khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đây cũng chính là lý do vào mùa đông, bệnh vẩy nến có xu hướng tồi tệ hơn so với mùa hè.

Đáp ứng đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp ngăn ngừa bệnh vẩy nến bùng phát. Mọi người có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng:

  • Ánh sáng mặt trời tự nhiên
  • Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như cá hồi, sữa và ngũ cốc…
  • Viên uống vitamin D tổng hợp.

Giảm căng thẳng

Stress kéo dài có thể làm bùng phát triệu chứng của bệnh vẩy nến. Để hạn chế căng thẳng, áp lực trong công việc và học tập, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Tránh những tình huống gây căng thẳng
  • Tập yoga, thiền định.
  • Trò chuyện, chia sẻ với bạn bè, người thân.
  • Đọc sách báo, du lịch, chơi game, nghe nhạc…

Giữ ẩm cho cơ thể khi trời lạnh, khô

Thời tiết lạnh, khô có thể kích hoạt bệnh vẩy nến và mọi người có xu hướng mắc bệnh vẩy nến nhiều hơn trong mùa đông. Nguyên nhân tại sao cho đến hiện tại các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho biết độ ẩm, nhiệt độ lạnh có thể khiến cho da thiếu ẩm, dễ viêm.

phòng bệnh vẩy nến

Vào thời điểm này, bạn nên quấn thêm khăn ấm để hạn chế da tiếp xúc với không khí lạnh, khô; nên phơi nắng buổi sáng để hạn chế tối đa yếu tố nguy cơ.

Ngăn ngừa thương tích trên da

Một số tổn thương trên da có thể làm bùng phát các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa các hoạt động gây tổn thương đến da bằng cách:

  • Thận trọng khi cắt móng tay, cạo râu
  • Tránh xăm hay xỏ khuyên
  • Tránh bị côn trùng đốt
  • Cẩn thận khi nấu nướng, chuẩn bị thức ăn
  • Đeo găng tay khi làm vườn
  • Hạn chế các hoạt động thể thao nguy hiểm.

Cải thiện chế độ ăn uống

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, việc thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh và ngược lại.

Người bị bệnh vẩy nến nên ăn một số thực phẩm có khả năng giảm viêm như cá hồi, hạn chế thực phẩm chứa nhiều gluten (đặc biệt là với những người bị dị ứng gluten).

Tránh một số loại thuốc

Một số loại thuốc có khả năng kích hoạt triệu chứng của bệnh vẩy nến. Trước khi dùng bất kỳ thuốc đặc trị nào, bạn nên tham khảo chuyên gia các tác dụng phụ có khả năng gặp phải và thận trọng cân nhắc trước khi sử dụng.

Vẩy nến là bệnh mãn tính, thường xuyên tái phát khi gặp điều kiện phù hợp và có thể kéo dài đến cả đời. Mặc dù không có cách chữa trị nhưng việc thay đổi một số thói quen trong lối sống, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng có thể hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát cũng như kiểm soát triệu chứng trong một đợt phát bệnh. Một số yếu tố môi trường cũng có thể kích hoạt bùng phát bệnh vẩy nến ở một số người. Hiểu các tác nhân tiềm ẩn và thực hiện các bước phòng ngừa như trên để sống chung với bệnh dễ dạng hơn.

Trên đây là một số lưu ý về cách phòng bệnh vảy nến tái phát, hy vọng hữu ích đến bạn.

Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

HỮU ÍCH:

Bệnh chàm

Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa

Bệnh vảy nến, chàm và viêm da cơ địa đều có điểm chung là xuất hiện trên bề mặt da,...

Các loại bệnh vẩy nến thường gặp và triệu chứng nhận biết

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù có sự chênh lệch giữa các châu...

Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện

Có lẽ bạn đã từng nghe việc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi nhưng không thực sự tin tưởng. Trong...

Vảy nến bộ phận sinh dục (vùng kín): Dấu hiệu & điều trị

Vảy nến bộ phận sinh dục chiếm tỉ lệ khoảng 33% các ca bệnh vảy nến. Căn bệnh này gây...

Lợi ích của vitamin D trong vai trò cải thiện bệnh vẩy nến

Thông thường, người bị bệnh vẩy nến cần kết hợp nhiều loại thuốc điều trị khác nhau cải thiện bệnh....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.