Gợi ý 5 cách giảm ợ nóng sau khi ăn đơn giản ngay tại nhà

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ợ nóng sau bữa ăn có thể xảy ra với bất cứ ai. Và chúng ta không thể kiểm soát được cơn ợ nóng khi nó đến bất chợt. Điều bạn cần làm là xác định mức độ của triệu chứng ợ nóng này. Nếu nó diễn ra thường xuyên, bạn hãy đặt lịch hẹn để bác sĩ khám bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thực hiện một vài cách sau đây để tự cải thiện tại nhà.

Ợ nóng sau bữa ăn
Ợ nóng sau bữa ăn có thể xảy ra với bất cứ ai. Và chúng ta không thể kiểm soát được cơn ợ nóng khi nó đến bất chợt.

Ợ nóng là một điều hết sức bình thường, đặc biệt là khi bạn ăn cay hoặc ăn một bữa tiệc no nê. Người ta khảo sát thấy rằng, cứ 10 người thì có 1 người bị chứng ợ nóng 1 lần/tuần và 3 lần/tháng.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng vượt mức 2 lần/tuần, thì bạn đã bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Tại sao xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản? Nguyên nhân là do bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến lượng axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường. Từ đó dẫn đến hiện tượng axit trào ngược lên phía cổ họng. Chứng ợ nóng thường xuyên là một dấu hiệu báo cho bạn biết mình đang bị trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng sau khi ăn

Khi bạn nhai nuốt, thức ăn sẽ đi xuống cổ họng, đi qua thực quản và vào trong dạ dày. Cơ vòng thực quản làm việc liên tục vào những lần bạn nuốt thức ăn. Cơ này ở nằm ở cuối thực quản và đầu của dạ dày. Nó sẽ và mở rộng ra để thức ăn và chất lỏng đi vào, sau đó đóng lại.

Nguyên nhân ợ nóng sau khi ăn
Cơ vòng thực quản làm việc liên tục vào những lần bạn nuốt thức ăn.

Nếu cơ này không đóng lại đúng cách sau khi bạn nuốt thức ăn, các axit dịch vị sẽ bị trào ra ngoài và đi ngược lên thực quản. Axit dạ dày trào ra làm cho bạn có triệu chứng ợ nóng.

5 Cách giảm ợ nóng sau khi ăn cho hiệu quả nhanh

Ăn uống là hoạt động không thể thiếu trong đời sống. Tuy nhiên, sau bữa ăn, chứng ợ nóng xuất hiện là điều ngoài ý muốn. Bạn có thể thực hiện một vài cách sau đây để khắc phục và làm dịu cảm giác ợ nóng ngay tại nhà.

1. Đừng vội nằm ngay

Có thể ngay khi ăn xong, chiếc giường sẽ cám dỗ bạn và bạn chỉ muốn nằm kềnh ra giường, nhất là khi ăn bữa tối muộn. Nếu làm như vậy, bạn đã tạo điều kiện cho tình trạng ợ nóng nặng nề hơn. Bạn không nên nằm xuống ngay khi ăn xong.

Nếu cảm thấy mệt mỏi sau bữa ăn, hãy tiếp tục hoạt động nhẹ nhàng trong vòng 30 phút. Bạn có thể rửa chén hoặc đi dạo xung quanh.

Bạn nên hoàn thành bữa ăn ít nhất hai giờ trước khi đi nằm. Hãy tránh ăn đồ ăn nhẹ khi sắp đi ngủ.

2. Mặc quần áo rộng

Đôi khi, thắt lưng chật và quần áo bó sát có thể gây áp lực lên bụng của bạn. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng. Bạn nên nới lỏng dây thắt lưng hơn và tránh mặc những trang phục quá bó sát. Hãy thay đổi thói quen xấu, chọn mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái hơn để tránh ợ nóng.

3. Hạn chế thuốc lá, rượu, cafein

Hút thuốc lá không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe. Một số loại chất trong thuốc lá sẽ kích thích cơ co thắt ở dạ dày luôn mở rộng. Từ đó axit trong dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản. Những người có thói quen hút thuốc sau bữa tối cũng dễ bị mắc chứng ợ nóng sau khi ăn.

Cafein và rượu cũng có tác động tiêu cực đến chức năng của cơ co thắt dạ dày thực quản.

Đừng vội nằm ngay sau khi ăn xong. Điều này sẽ khiến cho chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Đừng vội nằm ngay sau khi ăn xong. Điều này sẽ khiến cho chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Chỉnh sửa đầu nằm cao hơn

Nếu thường xuyên bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn hãy thử nâng đầu giường của mình cao hơn 4 đến 6 inch so với mặt đất. Cách này có thể giúp bạn ngăn ngừa và cải thiện chứng trào ngược. Khi phần trên của cơ thể bị nâng lên, các chất trong dạ dày sẽ ít có khả năng tràn ngược vào thực quản.

Điều quan trọng là bạn cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn, nâng đầu nằm của giường cao hơn làm cho mặt phẳng nằm có độ dốc vừa phải. Bạn không nên thay đổi bằng cách nằm gối cao hơn hoặc đặt dưới lưng những chiếc gối phụ khiến cho cơ thể bị uốn cong. Điều này có thể càng làm tăng áp lực lên bụng của bạn, làm cho các tình trạng ợ nóng, trào ngược trở nên nặng hơn.

Bạn có thể nâng giường bằng cách đặt các khối gỗ cao từ 4 đến 6 inch dưới đầu giường. Chúng sẽ giúp giường có độ dốc vừa phải, nâng cơ thể của bạn từ thắt lưng trở lên. Các khối gỗ nâng giường thường hay được bạn trong những cửa hàng cung cấp y tế.

Kê đầu trên chiếc gối hình nêm cũng là một biện pháp hiệu quả. Gối hình nêm có tác dụng nâng nhẹ đầu, vai và thân mình để ngăn trào ngược, ợ nóng. Dù bạn có thói quen nằm nghiêng hay nằm ngửa, gối dạng nêm đều không gây ra những căng cơ ở phần cổ. Thông thường, gối dạng nêm trên thị trường có mức nâng từ 30 đến 45 độ, tương đương với con số từ 6 đến 8 inch như trên.

5. Một số cách khác

Một chế độ ăn nhiều chất béo cũng dẫn đến tình trạng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, bạn nên thu nạp vừa đủ lượng chất béo cơ thể cần. Những biện pháp trên đây góp phần cải thiện tình trạng ợ nóng của bạn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này vẫn còn kéo dài và trở nên thường xuyên hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.

Tham khảo: Những thực phẩm gây ợ nóng bạn nên hạn chế sử dụng

Thuốc được chỉ định để điều trị có thể ở dạng lỏng hoặc dạng viên nhai. Thông thường, một số loại thuốc phổ biến dùng để điều trị, làm giảm chứng ợ nóng là:

  • Alka-Seltzer (thuốc kháng axit canxi cacbonat);
  • Maalox hoặc Mylanta (có chứa nhôm và magiê antacid);
  • Rolaids (chứa canxi và magiê antacid).

Nếu trường hợp của bạn nghiêm trọng, bạn phải dùng thêm những loại thuốc để kiểm soát hoặc loại bỏ axit dạ dày như:

  • Thuốc chẹn H2:  giúp giảm đau trong thời gian ngắn và có hiệu quả cao đối với triệu chứng trào ngược. Thuốc chẹn H2 bao gồm các chất như: cimetidine, famotidine, nizatidine, ranitidine,…
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Loại thuốc này hiệu quả hơn thuốc chẹn H2. Thuốc có tác dụng giảm tình trạng ợ nóng nghiêm trọng và các triệu chứng của trào ngược.

Một số loại thuốc tự nhiên như chế phẩm sinh học, trà rễ gừng, cây du trơn,… sẽ giúp bạn cải thiện ợ nóng.

Gối dạng nêm có tác dụng cải thiện ợ nóng và trào ngược dạ dày, thực quản.
Gối dạng nêm có tác dụng cải thiện ợ nóng và trào ngược dạ dày, thực quản.

Duy trì một cân nặng hợp lý, giữ gìn sức khỏe, uống thuốc và giữ những thói quen tốt sau bữa ăn sẽ giúp bạn dần dần loại bỏ chứng ợ nóng. Tuy nhiên, nếu chứng ợ nóng và trào ngược vẫn tiếp tục xảy ra, bạn hãy đến bác sĩ để khám bệnh. Bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó đề ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Các triệu chứng sau khi nội soi dạ dày thường gặp

Đau miệng, buồn nôn, tụt huyết áp... là những triệu chứng sau khi nội soi dạ dày thường gặp. Thực...

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì?

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? 10 loại tốt nhất

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Đây là vấn đề đang được nhiều người bệnh quan tâm....

bị hp dạ dày khi mang thai

Tất cả những điều cần biết về nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai

Viêm dạ dày Hp khi mang thai có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, gây viêm...

Trĩ ngoại tắc mạch là gì? Điều trị như thế nào?

Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân trĩ. Biến chứng này có xu hướng phát...

Tìm hiểu phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất từ bộ Y tế

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được chỉ định theo những cách kết hợp khác nhau, tùy thuộc vào...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *