Bệnh trĩ uống thuốc Tây có hết không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên vì tâm lý e ngại, nhiều bệnh nhân đã không đi khám và điều trị, dẫn đến biến chứng khôn lường. Rất nhiều người muốn điều trị bằng cách uống thuốc Tây.

Bệnh trĩ uống thuốc Tây có hết không
Rất nhiều người muốn điều trị bệnh trĩ bằng cách uống thuốc Tây.

Uống thuốc Tây có chữa dứt được bệnh Trĩ không?

Bệnh trĩ hiện nay được chia làm 3 loại: trĩ nội (búi trĩ ở sâu bên trong trực tràng), trĩ ngoại (búi trĩ ở phía ngoài hậu môn) và trĩ hỗn hợp (có cả búi trĩ nội lẫn trĩ ngoại).

Người bệnh có thể điều trị trĩ bằng nhiều cách. Trong đó dùng thuốc Tây là cách được ưu tiên hàng đầu trong quá trình chữa bệnh.

Đối với trường hợp trĩ ngoại, búi trĩ ở bên ngoài búi trĩ không sưng to, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc tiêu trĩ tại nhà.

Tuy nhiên, không phải trường hợp bệnh nào uống thuốc Tây cũng chữa khỏi hoàn toàn. Nếu tình trạng bệnh nặng và phức tạp, người bệnh không thể chữa khỏi bằng cách uống thuốc Tây.

Vậy nên, câu trả lời chung cho câu hỏi trên đó là: Uống thuốc Tây không thể giúp hết bệnh trĩ. Tùy vào trường hợp bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại và tình trạng nặng hay nhẹ, môi bệnh nhân sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.

Xem chi tiết: 15 Thuốc Trị Bệnh Trĩ Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý Khi Dùng

Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ khác

1. Điều trị tại nhà

Bệnh nhân nên đến bác sĩ khám khi có các triệu chứng của bệnh trĩ. Bệnh nhân chỉ có thể tự điều trị, chăm sóc tại nhà đối với trường hợp trĩ ngoại ở tình trạng nhẹ.

Bác sĩ sẽ nêu ra một số phương pháp và hướng dẫn bệnh nhân điều trị và tự chăm sóc tại nhà. Một số phương pháp điều trị tại nhà như:

  • Ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày;
  • Ngâm nước ấm với muối Epsom;
  • Uống thuốc giảm đau;
  • Thoa thuốc giảm đau, thuốc chống nhiễm trùng;
  • Chườm lạnh;
  • Uống nhiều nước;
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin.

2. Thực hiện phẫu thuật loại bỏ trĩ

Nếu bệnh lâm vào tình trạng nặng như: búi trĩ sưng quá to, mất nhiều máu, trĩ nội, cản trở hoạt động di chuyển,… bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật.

Hiện nay, với sự phát triển của kĩ thuật ngoại khoa, phẫu thuật loại bỏ trĩ đã không còn là điều đáng lo ngại. Có nhiều phương pháp phẫu thuật loại bỏ trĩ như:

  • Phương pháp mổ Longo: phương pháp này không gây đau phù hợp với trĩ nội, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng.
  • Công nghệ mổ HCPT: dùng ánh sáng cam làm đông máu ở các búi trĩ, sau đó dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ.
  • Phương pháp tiêm hóa chất: tiêm một lượng hóa chất vừa đủ để làm xơ cứng búi trĩ, làm chúng co lại.
  • Đốt bỏ búi trĩ bằng dao điện.
Bệnh trĩ có thể chữa khỏi bằng thuốc Tây không
Bệnh trĩ không thể chữa khỏi bằng thuốc Tây như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu tình trạng bệnh nặng, bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.

Phòng ngừa bệnh trĩ

Ngoài việc điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân cũng cần chú ý chăm sóc sau khi phẫu thuật cũng như có một chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa bệnh tái phát.

Một số cách phòng ngừa bệnh trĩ và phòng ngừa tái phát như:

Nên:

  • Uống đủ từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày;
  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin;
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục;
  • Đi tiêu ngay khi cơ thể có nhu cầu;
  • Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu.

Không nên:

  • Uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá;
  • Ăn nhiều thực phẩm cay nóng;
  • Uống các thức uống có gas, nước ngọt thay cho nước lọc;
  • Ít vận động, ngồi lâu (nhất là trường hợp nhân viên văn phòng);
  • Căng thẳng;
  • Ngồi lâu khi đi vệ sinh.
Thuốc Tây điều trị bệnh trĩ có hiệu quả không
Thuốc Tây chỉ là một phương pháp điều trị, tuy nhiên không phải trường hợp bệnh trĩ nào cũng phù hợp và sẽ khỏi hoàn toàn.

Tóm lại, bệnh trĩ chữa trị càng sớm, càng an toàn, loại trừ nguy cơ gặp các biến chứng khôn lường. Ngoài việc điều trị, bệnh nhân cũng cần quan tâm đến sinh hoạt thường ngày và chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh tái phát.

Có thể bạn quan tâm:

Bị bệnh trĩ có quan hệ tình dục được không?

Khi vợ hay chồng bị bệnh trĩ có quan hệ được không là một câu hỏi được rất nhiều người...

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Đừng quá lo lắng

Không ít mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone,...

15 thuốc trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay và những lưu ý

Thuốc trị bệnh trĩ là một cụm từ được nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này tìm kiếm rất...

Bệnh trĩ ở dân văn phòng: Căn bệnh phổ biến cần cảnh giác

Do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, thói quen nhịn đại tiện, ít vận động, ăn uống...

Bệnh trĩ ở phụ nữ: Dấu hiệu, cách điều trị và lưu ý

Bệnh Trĩ Ở Phụ Nữ: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Và Lưu Ý

Bệnh trĩ là căn bệnh hiện đang có xu hướng gia tăng về số lượng người bệnh. Trong đó, tỷ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *