Bệnh nhân tiểu đường có ăn được dứa không?
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới dễ ăn và thích hợp cho việc giải khát cho những ngày hè nắng nóng. Với vị chua lẫn vị ngọt, có thể bạn sẽ không bỏ qua loại quả này trong thực đơn mỗi ngày cũng như chế biến thành một số món ăn. Thế nhưng, loại quả này có thực sự tốt cho sức khỏe của các đối tượng mắc bệnh tiểu đường? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ hơn vấn đề này.
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của quả dứa
Dứa (hay còn được gọi là thơm, khóm) là một trong những loại quả được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới. Với vị chua ngọt lẫn lộn, loại quả này không thể vắng mặt trong danh sách các món ăn vặt ngon miệng cũng như chế biến thành thức uống dinh dưỡng giải khát cho những ngày hè nắng nóng.
Theo sự ghi nhận của một số tài liệu cho biết, tuy có vỏ ngoài sần sùi trong kém mắt nhưng quả dứa lại chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cơ cơ thể, bao gồm nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin C, vitamin B – complex (thiamin, riboflavin, folate,..), kali, photpho, canxi, mangan,… Bên cạnh đó, dứa chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ tan và chất xơ không hòa tan.
Nhờ có những dưỡng chất, quả dứa được chuyên gia đánh giá cao đối với sức khỏe của con người. Không chỉ có tác dụng bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết để cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch mà loại quả này còn mang lại nhiều lợi ích điển hình sau:
- Giảm thiểu các triệu chứng ho, đau rát cổ họng, cảm lạnh nhờ enzym bromelain có trong quả dứa;
- Lợi tiểu và giải độc;
- Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, viêm da hay các bệnh ngoài da như: chàm, vảy nến,…;
- Chống viêm khớp và chứng đau khớp ngón tay, chân;
- Tốt cho thị lực;
- Bổ sung canxi giúp xương khớp luôn chắc khỏe;
- Cải thiện và bảo vệ tim mạch;
- Cải thiện sức khỏe của răng nướu;
- Làm giảm nguy cơ cao huyết áp cho người cao tuổi;
- …
Với những lợi ích trên, bạn không nên bỏ qua loại quả này trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Có thể ăn trực tiếp, ép hay xay nước dùng hoặc có thể dùng dứa để chế biến thành một số món ăn như: cá kho thơm, thịt kho dứa ngọt, canh chua, mực xào chua,…
Tham khảo thêm: Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu
Bị tiểu đường ăn dứa có làm ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Chế độ ăn uống cho các đối tượng mắc bệnh tiểu đường được xem là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả song song với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc ăn dứa cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Trước khi ăn, người bệnh cần xem xét loại quả này có thực sự tốt cho sức khỏe và có làm ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị bệnh tật.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dứa có chứa nhiều đường saccharose và glucose nên việc ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của người bị tiểu đường.
Tuy nhiên, không phải mắc căn bệnh tiểu đường là người bệnh buộc phải kiêng cữ bổ sung hai thành phần này cho cơ thể. Bởi vì thiếu hai dưỡng chất này, có thể có thể bị suy yếu và dễ bị sụp tinh thần. Chính vì vậy, người bệnh nên bổ sung đường saccharose và glucose thông qua việc ăn dứa nhưng chỉ được ăn đúng cách với liều dùng vừa đủ.
Bên cạnh đó, một số tài liệu nghiên cứu khác còn cho hay, khi ăn dứa còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Vì thế là loại quả này có thể giúp ích được phần nào cho các bệnh nhân bị tiểu đường bị béo phì. Không những vậy, ăn dứa còn bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch.
Với những thành phần và lợi ích đã được đề cập, người bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng cữ quả dứa trong quá trình điều trị bệnh. Nhưng người bệnh chỉ nên ăn với liều dùng vừa đủ tùy vào tình trạng mỗi ngày để phòng gia tăng chỉ số lượng đường huyết. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phối hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để thúc đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh tật.
Điều chỉnh chế độ ăn dứa đúng cách cho người mắc bệnh tiểu đường
Mặc dù dứa có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe người bị tiểu đường nhưng cần nhóm đối tượng này cần có nguyên tắc ăn nhất định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bởi vì trong loại quả này có chứa hàm lượng đường nhất định có thể làm tăng chỉ số đường huyết. Vì thế, trước khi sử dụng, người bệnh cần ghi nhớ một số vấn đề sau:
– Người bị tiểu đường ăn bao nhiêu quả dứa là đủ?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, các đối tượng mắc bệnh tiểu đường nên ăn dứa ở liều lượng vừa đủ. Liều lượng mà người bệnh có thể ăn được còn bị chi phối nào mức độ bệnh lý đang mắc phải. Tốt nhất là chỉ ăn dưới ½ quả dứa hoặc có thể ít hơn tùy vào kích thước của quả. Bởi vì, lượng đường saccharose và glucose có trong quả dứa có thể làm tăng lượng đường huyết ở các bệnh nhân bị tiểu đường.
Bên cạnh đó, ngoài việc ăn dứa đúng cách, người bệnh cần phối hợp với các thực phẩm khác để tránh sự nhàm chán và bổ sung nhiều thực phẩm khác nhưng khi ăn vẫn đảm bảo yếu tố lượng đường không vượt quá quy định của bác sĩ chuyên khoa.
– Có nên ăn dứa trong bữa ăn chính?
Một trong những nguyên tắc dinh dưỡng ở các đối tượng mắc bệnh tiểu đường là nên chia các bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 lần thay vì ăn 2 – 3 bữa. Việc chia nhỏ như vậy sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để giải phóng lượng glucose dư thừa trong máu.
Đối với việc ăn dứa cũng vậy, nên chia nhỏ thành nhiều lần ăn và chỉ ăn vài lần trong tuần. Đồng thời, không kết hợp loại quả này trong bữa ăn chính, người bệnh nên ăn riêng lẻ, có thể dùng để tránh miệng sau bữa ăn chừng 30 phút nhưng phải đảm bảo rằng bữa ăn trước không chứa nhiều lượng tinh bột và đường.
Tham khảo thêm: Các thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 và lưu ý khi dùng
– Bị tiểu đường uống nước ép dứa được không?
Không chỉ dùng để ăn trực tiếp, dứa còn được dùng để ép lấy nước để dùng giải khát. Với vị ngọt nhẹ cùng với độ chua vừa phải thì đây chắc hẳn là một loại đồ uống mà ai cũng đều thích.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường thì loại đồ uống này không được khuyến khích sử dụng. Bởi vì, việc sử dụng nước ép dứa hay xay sinh tố sẽ làm gia tăng lượng đường, từ đó làm tăng chỉ số đường huyết trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn dứa để tiếp thu lượng chất xơ dồi dào và giảm lượng đường.
Một số lưu ý khi dùng dứa cho người mắc bệnh tiểu đường
Mặc dù có thể ăn được dứa nhưng các đối tượng mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý thêm một số vấn đề khác để phòng tránh một số triệu chứng gây bất lợi cho sức khỏe. Cụ thể hơn:
- Nếu không thực sự chắc chắn về tình trạng sức khỏe khi ăn dứa, người bệnh nên chủ động kiểm tra đường huyết. Và đây cũng chính là một lưu ý quan trọng giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể cũng như kiểm tra mức độ dung nạp glucose từ quả dứa sau khi ăn. Trong trường hợp, chỉ số đường huyết tăng cao, người bệnh cần gia giảm liều dùng hoặc ngừng hẳn để đảm bảo chỉ số đường huyết ở mức ổn định;
- Nên ăn quả dứa tươi, không bị dập úng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua việc rửa sạch sẽ trước khi ăn;
- Không nên ăn kèm dứa cùng với sữa hoặc nước đường, bởi chúng có thể khiến đường nạp vào cơ thể nhiều hơn. Thay vào đó nên ăn dứa chấm với muối thông thường;
- Không nên ăn quá nhiều dứa, nên chia thành nhiều lần ăn và có sự giãn cách số lần ăn trong tuần.
Tương tự như quả dứa, bệnh nhân bị tiểu đường cũng nên hạn chế ăn các loại trái cây mang nhiều vị ngọt hay có chỉ số đường huyết cao như: chuối, nho, táo tây, sapoche, bơ, đu đủ, kiwi, cam, bưởi đỏ, đào,… Đồng thời có chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình khôi phục bệnh được nhanh chóng cũng như phòng tránh tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp khúc mắc “Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?”. Người bệnh cần có chế độ kiêng cữ hợp lý và nghe theo một số lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra đường huyết cũng như phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn khác có khả năng bùng phát.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!