Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô có hiệu quả không?
Từ lâu lá tía tô đã được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thông thường như cảm cúm, ho, hắt hơi, sổ mũi,… Ngoài ra, thành phần trong thảo dược này còn có khả năng kiểm soát nồng độ axit uric và cải thiện các triệu chứng do bệnh gút gây ra.
Tác dụng của lá tía tô đối với bệnh gút
Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc của người Châu Á. Bên cạnh việc sử dụng trong chế biến món ăn, thảo dược này còn được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, ho, giải cảm, cải thiện khả năng tiêu hóa,…
Ngoài những tác dụng truyền miệng trong dân gian, các nhà khoa học cũng tìm thấy trong lá tía tô chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe.
Lá tía tô có chứa phenylpropanoid, perilla aldehyde và beta-caryophyllene,… Những thành phần này có khả năng ức chế các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy thường được dùng chung với những món ăn dễ gây đau bụng và ngộ độc.
Ngoài ra lá tía tô còn chứa enzyme giúp ức chế enzyme xanthine oxidase. Loại enzyme này đóng vai trò thúc đẩy hình thành axit uric trong cơ thể.
Như đã biết, gút là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa axit uric. Khi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, các tinh thể muối urat có xu hướng kết tinh tại khớp và gây ra hiện tượng sưng viêm.
Do đó việc sử dụng lá tía tô có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu nhằm kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh lý này.
Một nguyên nhân khác gây ra bệnh gout là do khả năng đào thải axit uric của thận giảm. Lá tía tô giàu chất xơ, độ kiềm cao và chứa nhiều vitamin giúp thúc đẩy quá trình thanh lọc và thải trừ ở thận.
3 Cách dùng lá tía tô chữa bệnh gout
1. Nước lá tía tô
Nguyên liệu
- 6 – 12g lá tía tô
- Nước sạch
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô và xắt nhỏ
- Đun sôi trong khoảng 15 phút
- Chia thành nhiều lần uống
- Dùng hết trong ngày
Bạn có thể thực hiện bài thuốc này khi cơn đau gút cấp tính xuất hiện. Hoặc sử dụng đều đặn mỗi ngày để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.
2. Sử dụng lá tía tô sống
Bên cạnh bài thuốc sắc lá tía tô, bạn có thể bổ sung lá tía tô vào chế độ ăn hàng ngày.
Lá tía tô không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của gút mà còn hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm và một số vấn đề sức khỏe thường gặp (cảm cúm, ho, sổ mũi,…).
3. Bột tía tô
Người Nhật có thói quen phơi khô lá tía tô, xay thành bột và dùng dần. Với cách chế biến này, bạn có thể bảo quản tía tô lâu hơn so với các cách nêu trên.
Với bột tía tô, bạn có thể khuấy đều với nước và uống đều đặn mỗi ngày. Hoặc có thể sử dụng như một loại gia vị.
Mặc dù thảo dược này có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hiệu quả của cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô chưa thực sự được công nhận. Do đó bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng biện pháp điều trị này.
LƯU Ý: Phương pháp chữa bệnh gút bằng lá tía tô chỉ thích hợp cải thiện triệu chứng với trường hợp gút nhẹ và hầu như không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh do dược tính thấp. Nếu bệnh đã có những chuyển biến nặng nề, các cơn đau gút tái phát liên tục gây đau đớn dữ dội, người bệnh cần sử dụng các bài thuốc có dược tính mạnh mẽ hơn kết hợp cùng lúc nhiều vị thuốc.
BÀI ĐỌC THÊM: 12 cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản, hiệu quả
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!