Thuốc bôi ngoài da Philderma: Tác dụng, chống chỉ định và thận trọng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Philderma là dược phẩm của Công ty TNHH Inter Pharma – Việt Nam. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu thường gặp như nấm da, lang ben, viêm da, vết trầy, hăm da, chàm (eczema),…

philderma cream
Philderma được sử dụng để điều trị các vấn đề da liễu thường gặp

  • Tên thuốc: Philderma
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh da liễu
  • Dạng bào chế: Kem bôi ngoài da

Những thông tin cần biết về thuốc Philderma

1. Thành phần

Philderma có chứa các thành phần sau:

  • Gentamicin 10mg: Tác dụng lên vi khuẩn ưa khí gram âm và một số ít vi khuẩn gram dương.
  • Betamethasone 640mg:corticosteroid (corticoid) tổng hợp, có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và chống co mạch.
  • Clotrimazole 100mg: Hoạt chất này có tính kháng nấm phổ rộng, có khả năng ức chế và tiêu diệt các vi nấm gây bệnh trên da.

Để biết bảng thành phần đầy đủ của thuốc, bạn nên tham khảo thông tin in trên bao bì.

2. Chỉ định

Philderma được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm da có đáp ứng corticoid có biến chứng nhiễm trùng thứ phát
  • Nấm da
  • Lang ben
  • Chàm (eczema)
  • Viêm da
  • Vết trầy
  • Hăm da

Thuốc có thể được sử dụng với mục đích không được đề cập trong bài viết. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

Tham khảo thêmThuốc bôi trị viêm da cơ địa loại nào tốt nhất?

3. Chống chỉ định

Philderma chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với các thành phần trong thuốc
  • Tiền sử dị ứng với nhóm aminoglycoside
  • Vùng da cần điều trị quá mẫn cảm
  • Eczema tai ngoài có thủng màng nhĩ
  • Loét da

Trước khi sử dụng, bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được cân nhắc việc dùng thuốc.

4. Cách dùng – liều lượng

Dùng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Không tự ý thay đổi cách dùng, liều lượng và tần suất sử dụng. Điều này có thể làm phát sinh những tình huống rủi ro.

thuốc philderma
Dùng thuốc theo hướng dẫn trên in bao bì

Cách dùng thuốc:

  • Làm sạch tay và vùng da cần điều trị
  • Dùng khăn sạch lau khô
  • Sử dụng một lượng thuốc tương ứng với phạm vi da cần điều trị
  • Thoa thuốc nhẹ nhàng và đợi thuốc thẩm thấu hoàn toàn
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi dùng thuốc

Betamethasone có trong thuốc có thể được hấp thu với hàm lượng lớn nếu bạn băng kín vùng da cần điều trị. Tình trạng này có thể dẫn đến phản ứng toàn thân và gây nguy hiểm cho người dùng. Vì vậy, bạn không nên băng kín vùng da bôi thuốc nếu không có yêu từ bác sĩ chuyên khoa.

Không để vùng da điều trị tiếp xúc với da của người khác – nhất là trẻ em. Thuốc có thể truyền qua tiếp xúc vật lý và gây tổn thương lên tế bào da khỏe mạnh.

Liều lượng và tần suất sử dụng:

Liều dùng thuốc phụ thuộc vào mục đích điều trị, tần suất xuất hiện các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Do đó bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.

Thông tin được đề cập trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế!

Liều dùng thông thường:

  • Sử dụng một lượng kem tương ứng với phạm vi da cần điều trị
  • Thoa thuốc 2 lần/ ngày (sáng và tối)
  • Thời gian điều trị được bác sĩ chỉ định

Nếu nhận thấy liều dùng thông thường không đáp ứng được triệu chứng, bạn nên thông báo với bác sĩ để điều chỉnh liều.

5. Bảo quản

Vặn chặt nắp sau khi sử dụng. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm.

Không tiếp tục sử dụng khi thuốc có dấu hiệu hư hại, ẩm mốc hoặc biến chất. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

Tham khảo thêm: A Derma Dermalibour Cream: Tác dụng và liều dùng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Philderma

1. Thận trọng

Hàm lượng thuốc được hấp thu có thể tăng lên đáng kể nếu bạn sử dụng thuốc trên diện rộng hoặc thoa lên vùng da có vết thương hở. Trong trường hợp vùng da bị tổn thương có phạm vi lớn, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

Độ an toàn của thuốc đối với trẻ em, trẻ sơ sinh chưa được xác định. Do đó phụ huynh không tự ý dùng thuốc cho trẻ.

thuốc bôi philderma
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ

Thận trọng khi sử dụng Philderma cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ nếu sử dụng loại thuốc này trong quá trình điều trị.

Sử dụng thuốc lên vùng da mỏng, nhạy cảm như mặt, vùng da gần mắt, nếp gấp,… có thể gây kích ứng và tổn thương da.

2. Tác dụng phụ

Philderma có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Cần chủ động thông báo với bác sĩ ngay khi các tác dụng phụ phát sinh.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Nóng da
  • Ban đỏ
  • Rỉ dịch
  • Ngứa da
  • Giảm sắc hồng cầu
  • Bệnh vảy cá
  • Dị ứng toàn thân
  • Nổi mề đay

Tác dụng phụ khi sử dụng trên diện rộng/ băng kín:

  • Rậm lông
  • Mụn
  • Kích ứng da
  • Khô da
  • Teo da
  • Hạt kê
  • Viêm da bội nhiễm
  • Vạch da

Một số tác dụng phụ sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể kéo dài và trở nên nặng nề hơn. Do đó bạn không nên chủ quan với các biểu hiện của cơ thể trong thời gian dùng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là hiện tượng thành phần trong Philderma phản ứng với các loại thuốc điều trị khác. Phản ứng này làm thay đổi hoạt động của thuốc, khiến tác dụng điều trị suy giảm hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

kem philderma
Cần chủ động phòng tránh tương tác thuốc

Philderma có thể tương tác với các loại thuốc sau:

  • Canxi
  • Heparin
  • Sulfafurazol
  • Chloramphenicol
  • Actinomycin
  • Clindamycin
  • Doxorubicin

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Philderma. Do đó bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng cách trình bày với bác sĩ những loại thuốc bạn sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể phát sinh.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi dùng thiếu một liều, bạn nên dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch. Không dùng gấp đôi để bù liều.

Nếu nhận thấy mình dùng quá liều lượng khuyến cáo, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dùng thuốc quá liều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?

Nổi mẩn ngứa có mủ là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều...

Địa chỉ chữa chàm bẩm sinh ở đâu uy tín?

Chàm bẩm sinh là hiện tượng rối loạn sắc tố của tần biểu bì, chuyển màu da sang các sắc...

chàm môi có chữa được không

Bị chàm môi có chữa hết được không?

Bị chàm môi có chữa hết không và chữa bằng cách nào hiệu quả là vấn đề lo ngại của...

Bị bệnh chàm có tự khỏi không

Bệnh chàm có tự khỏi không? Thông tin cần biết

Trước tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh chàm ngày càng tăng, mối quan tâm "Bệnh chàm có tự khỏi không?"...

bệnh chàm khô ở trẻ em

Bệnh chàm khô ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Chàm khô ở trẻ em là căn bệnh gây ra tình trạng khô rát, ngứa ngáy ở da, dẫn tới...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *