Cách chữa bệnh vảy nến theo y học cổ truyền

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa bệnh vảy nến bằng các phương pháp Y học cổ truyền được khá nhiều người lựa chọn. Phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như cho hiệu quả điều trị cao, giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây ra vảy nến, nhờ đó phòng ngừa tái phát lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa bệnh vảy nến theo y học cổ truyền.

chữa vảy nến theo y học cổ truyền
Cách chữa bệnh vảy nến theo y học cổ truyền khá lành tính nên được nhiều người bệnh áp dụng

Chữa bệnh vảy nến theo các bài thuốc trong Y học cổ truyền

Để điều trị bệnh vảy nến, ngoài các phương pháp y học hiện đại, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc từ Đông y. Những bài thuốc này không chỉ khắc phục được các triệu chứng bệnh hiệu quả mà còn an toàn, không ảnh hưởng lớn đến làn da.

Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp Đông y cổ truyền, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị bệnh:

Bài thuốc uống chữa bệnh vảy nến

Bài thuốc uống số 1:

Nguyên liệu:

  • Ké đầu ngựa: 12 gram
  • Hà thủ ô: 12 gram
  • Kim ngân hoa: 12 gram
  • Hỏa ma nhân: 12 gram
  • Sinh địa: 12 gram

Cách thực hiện:

  • Đem các vị thuốc trên cho vào ấm, rồi sắc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn hai phần để dùng.
  • Thuốc được khuyên nên dùng nóng hoặc thuốc còn ấm. Nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi sử dụng.
  • Sử dụng mỗi ngày một thang thuốc với những nguyên liệu được liệt kê bên trên.

Bài thuốc uống số 2:

Nguyên liệu:

  • Lá kinh giới: 12 gram
  • Bồ công anh: 12 gram
  • Rau má: 12 gram
  • Cây trinh nữ: 12 gram
  • Ké đầu ngựa: 12 gram
  • Bạc sau: 12 gram
  • Xích đồng: 12 gram
  • Thổ phục linh: 12 gram
  • Hạ khô thảo: 12 gram
  • Vỏ gạo: 12 gram
  • Kim ngân hoa: 12 gram
  • Khổ sâm: 12 gram
  • Đơn đỏ: 12 gram
  • Xác ve sầu: 12 gram

Cách thực hiện:

  • Một thang thuốc trên sử dụng cho hai ngày, mỗi ngày sử dụng hai lần.
  • Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước lọc vừa đủ, sắc còn cô đặc là được.
  • Chia phần thuốc vừa sắc được thành hai phần để sử dụng trong ngày.
  • Thuốc dễ sử dụng hơn khi dùng nóng, nếu thuốc nguội cần hâm nóng lại trước khi sử dụng.
  • Phần bã của thuốc có thể dùng để ngâm hoặc rửa vùng bị nấm tấn công, chà xát nhẹ nhàng để tẩy đi lớp tế bào chết trên da.

Bài thuốc uống số 3 (thể phong huyết nhiệt):

Nguyên liệu:

  • Hoa hòe: 20 gram
  • Sinh địa: 20 gram
  • Thạch cao: 20 gram
  • Thổ phục linh: 16 gram
  • Ké đầu ngựa: 16 gram
  • Hy thiêm: 16 gram
  • Cam thảo đất: 16 gram
  • Cây cứt lợn: 12 gram

Cách thực hiện:

  • Đem một thang thuốc trên sắc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn hai phần để dùng.
  • Chia lượng thuốc vừa sắc được thành ba phần nhỏ để sử dụng trong ngày (sáng, trưa và tối).
  • Dùng khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội cần hâm nóng lại trước khi sử dụng.

Bài thuốc uống số 4 (thể phong huyết nhiệt):

Nguyên liệu:

  • Hoa hòe sống: 40 gram
  • Sinh địa: 40 gram
  • Thạch cao: 40 gram
  • Thổ phục linh: 40 gram
  • Ké đầu ngựa: 20 gram
  • Địa phu tử: 12 gram
  • Tử thảo: 12 gram
  • Thăng ma: 12 gram
  • Chích thảo: 4 gram

Cách thực hiện:

  • Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ trên ngọn lửa vừa và nhỏ.
  • Sắc đến khi phần nước cô đặc còn hơn một nửa là có thể dùng.
  • Chia thuốc vừa sắc được thành ba phần nhỏ để sử dụng uống trong ngày.
  • Thuốc dùng khi còn nóng.

Bài thuốc uống số 5 (thể phong huyết táo):

Nguyên liệu:

  • Thổ phục linh: 40 gram
  • Hà thủ ô: 20 gram
  • Đương quy: 20 gram
  • Khương hoạt: 16 gram
  • Ké đầu ngựa: 16 gram
  • Sinh địa: 16 gram
  • Huyền sâm: 12 gram
  • Oai linh tiên: 12 gram

Cách thực hiện:

  • Chia một thang thuốc trên thành ba phần để sử dụng trong ngày.
  • Mỗi lần sắc một phần cùng với hai phần nước và sắc cô đặc còn một phần để dùng. Tốt nhất nên dùng khi thuốc còn nóng hoặc ấm.

Bài thuốc uống số 6 (thể phong huyết táo):

Nguyên liệu:

  • Vừng đen: 12 gram
  • Huyền sâm: 12 gram
  • Sinh địa: 12 gram
  • Kim ngân hoa: 12 gram
  • Ké đầu ngựa: 12 gram
  • Hà thủ ô: 12 gram

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu trên để sắc lấy nước dùng.
  • Chia thuốc thành ba phần nhỏ để sử dụng trong ngày (sáng, trưa và tối).
  • Tốt hơn nếu dùng thuốc còn ấm, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi sử dụng.

Gợi ý: 12+ Cách trị bệnh vẩy nến tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

chữa vảy nến theo y học cổ truyền
Ngoài công dụng chữa lành các vết thương do bệnh vảy nến gây ra, những bài thuốc uống còn có công dụng thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể

Bài thuốc ngâm rửa chữa bệnh vảy nến

Bên cạnh việc dùng thuốc sắc để uống, người bệnh có thể kết hợp với các bài thuốc ngâm rửa, có tác dụng tiếp xúc trực tiếp với các vết thương, có hiệu quả kháng khuẩn, sát khuẩn cao, cải thiện màu da. Ngoài ra, chúng còn tạo lớp màn bảo vệ phòng các mầm mống gây bệnh tiếp xúc với vết thương.

Bài thuốc ngâm rửa số 1:

Nguyên liệu:

  • Hỏa tiêu: 15 gram
  • Phác tiêu: 15 gram
  • Khô phàn: 15 gram
  • Dã hoa cúc: 15 gram

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu đã được chuẩn bị nấu cùng với một lượng nước trên ngọn lửa vừa và nhỏ.
  • Sau khi nước sôi, có thể tắt bếp và sử dụng để rửa những vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến, kết hợp với việc chà xát nhẹ nhàng.
  • Sử dụng bài thuốc trên mỗi ngày một lần, tốt nhất nên sử dụng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày, tình trạng da khô hay bị bong tróc do bệnh vảy nến sẽ dần cải thiện.

Bài thuốc ngâm rửa số 2:

Nguyên liệu:

  • Khô phàn: 120 gram
  • Xuyên tiêu: 120 gram
  • Cúc dại hoa: 240 gram
  • Mang tiêu: 500 gram

Cách thực hiện:

  • Đem những nguyên liệu nấu cùng với 4 – 5 lít nước.
  • Khi nước đủ sôi, có thể tắt bếp và sử dụng.
  • Người bệnh nên sử dụng khi thuốc nguội bớt hoặc có thể pha một ít nước lạnh để dùng, tránh làm bỏng da.
  • Sử dụng các bài thuốc trên để ngâm rửa các vị trí trên da bị tổn thương hoặc sử dụng ngày cách ngày.
  • Bài thuốc có thể áp dụng cho các trường hợp bệnh vảy nến toàn thân.

Chữa bệnh vảy nến bằng các nguyên liệu khác có sẵn trong tự nhiên

1. Nha đam (Lô hội)

Nha đam hay còn gọi là Lô hội là nguyên liệu khá quen thuộc trong danh sách các dược liệu tự nhiên để làm thuốc. Trong nha đam có chứa hàm lượng chất kháng khuẩn, tiêu viêm khá cao. Sử dụng phần gel có trong khía lá để đắp lên vùng da bị vảy nến, có tác dụng tương tự thuốc mỡ. Kiên trì thực hiện trong vài ngày, những vết sưng đỏ sẽ được xóa bỏ, cải thiện lại màu da.

2. Nghệ

Đắp miếng dán nghệ lên vùng da bị tổn thương do bị vảy nến giúp giảm hiệu quả các chứng ngứa, cải thiện tình trạng bong tróc da. Ngoài ra, trong nghệ có chứa hợp chất curcumin, hợp chất này có thể làm thay đổi biểu hiện gen và tránh đột biến gen.

Xem thêm: 11 Cách Trị Vảy Nến Bằng Nghệ Được Đánh Giá Hiệu Quả Cao

3. Muối biển

Muối có tính kháng khuẩn rất cao, các cơn ngứa không còn làm phiền bạn nếu như bạn biết cách sử dụng nguyên liệu này. Để đạt được hiệu quả nhanh và tốt hơn, người bệnh nên sử dụng muối biển nguyên chất, chưa qua khâu chế biến hay sản xuất. Sử dụng một ít muối biển vào trong một lượng nước đủ ấm để ngâm hoặc rửa các vết thương do vảy nến và kết hợp với việc sử dụng kem dưỡng da sau mỗi lần tắm xong.

4. Giấm táo

Giấm táo được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc ứng phó với bệnh vảy nến. Pha giấm táo cùng với một ít nước rồi đem thoa lên vùng da bị tổn thương, lưu ý không sử dụng cho các vết thương bị loét và hở.

5. Lá trầu không

Cũng chính vì kháng khuẩn, sát khuẩn cũng như giúp chữa lành nhanh các vết thương, lá trầu không cũng được liệt vào danh sách dược liệu điều trị bệnh vảy nến. Chỉ cần một nắm lá trầu không rửa sạch rồi đem nấu cùng với một ít nước để tắm hoặc ngâm rửa vết thương.

Châm cứu bấm huyệt chữa bệnh vảy nến

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc hay bài thuốc ngâm rửa từ các vị thuốc Đông y, người bệnh có thể áp dụng phương pháp châm cứu bấm huyệt. Lưu ý, phương pháp này chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ, lương y hoặc nhân viên y tế có chuyên môn sâu. Để cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến, người bệnh sẽ được châm cứu tại các vị trí như:

  • Khúc trì
  • Thần môn
  • Nội quan
  • Túc tam lý
  • Tam âm giao
  • Phi dương
Châm cứu bấm huyệt chữa bệnh vảy nến
Châm cứu bấm huyệt chữa bệnh vảy nến

Tại sao nên chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp Đông y cổ truyền?

Với nền y khoa ngày càng phát triển, các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ngày càng nhiều, điển hình như phương pháp Tây y, phương pháp Đông y hoặc kết hợp Đông – Tây y. Nhưng hiện nay, khá nhiều bệnh nhân lựa chọn những phương pháp điều trị an toàn – phương pháp Đông y. Không chỉ đạt được hiệu quả điều trị cao mà còn giúp cải thiện được các nhược điểm của phương pháp Tây y như:

  • Hầu như các bài thuốc trong Đông y ít để lại các tác dụng phụ không mong nếu. Nếu có sự xuất hiện của các triệu chứng ấy thường là những triệu chứng nhẹ, không đến mức nghiêm trọng hay sức khỏe rẽ hướng xấu.
  • Những bài thuốc từ các dược liệu trong Y học cổ truyền có thể sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Tốt hơn nếu tham khảo ý kiến tham vấn từ các bác sĩ hoặc lương y.
  • Ngoài công dụng chữa lành bệnh vảy nến. Những bài thuốc uống giúp thấm sâu vào bên trong cơ thể, đào thải những độc tố ra bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, thuốc uống còn giúp thanh lọc cơ thể, mát gan, giải nhiệt.

Tuy nhiên, những phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng Đông y có tác dụng chậm hơn những phương pháp điều trị khác. Vì thế, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong lộ trình dài hơn, lộ trình có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng tùy thuộc vào từng đối tượng và từng mức độ bệnh lý.

chữa vảy nến theo y học cổ truyền
Sử dụng phương pháp Đông y điều trị bệnh vảy nến giúp giảm thiểu tối đa các nhược điểm của phương pháp Tây y

Đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh vảy nến, những bài thuốc theo y học cổ truyền vẫn chỉ dừng lại ở mức kiểm soát các triệu chứng bệnh. Do đó, người bệnh nên gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng đang mắc phải. Song, người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên khi chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn, để hạn chế tối đa biến chứng của bệnh vảy nến.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chữa bệnh vẩy nến bằng hành hoa là phương pháp đơn giản, an toàn

Cách chữa bệnh vẩy nến bằng hành hoa có thể bạn chưa biết

Chữa bệnh vẩy nến bằng hành hoa có thể làm giảm được tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, giúp bệnh...

Các biến chứng của bệnh vảy nến

Các biến chứng vảy nến có thể gặp khi bệnh trở nặng

Các biến chứng do bệnh vảy nến gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức...

9 địa chỉ khám chữa bệnh vảy nến tốt với Bác sĩ giỏi

Bệnh vảy nến mặc dù không thể chữa khỏi nhưng nếu được điều trị tốt, bạn hoàn toàn có thể...

Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ về bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên sóng VTV2

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc) là một chuyên gia đã...

Tế bào gốc là gì?

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc và thông tin cần biết

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc còn là phương pháp điều trị mới mẻ với nhiều người. Các ứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *