Vảy nến bộ phận sinh dục (vùng kín): Dấu hiệu & điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Vảy nến bộ phận sinh dục chiếm tỉ lệ khoảng 33% các ca bệnh vảy nến. Căn bệnh này gây ra những triệu chứng rất khó chịu, ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày và khả năng quan hệ tình dục của bệnh nhân, gây ra áp lực tâm lý nặng nề. 

vẩy nến bộ phận sinh dục
Không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống

Vảy nến bộ phận sinh dục (vùng kín) là gì?

Bệnh vảy nến bộ phận sinh dục khác với các dạng bệnh khác. Vùng tổn thương thường có màu đỏ tươi, mịn và sáng bóng nhưng bạn thường không nhìn thấy vảy vì chúng đã biến mất khi bạn di chuyển. Ở phụ nữ có thể xuất hiện một số vùng da bệnh màu xám, vảy trên âm hộ, ngay bên ngoài âm đạo, tuy nhiên các mảng trong nếp gấp da thường có màu đỏ hồng. Còn đàn ông sẽ thấy các mảng nhỏ màu đỏ trên trục hoặc đầu dương vật.

Bệnh vảy nến bộ phận sinh dục không chỉ xuất hiện ở vùng kín mà nó còn lan sang các vùng xương chậu và đùi:

  • Vùng xương mu: khu vực ngay phía trên bộ phận sinh dục, ở nơi này thường có lông nên các bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị khác với vảy nến thông thường.
  • Đùi trên: nhiều mảng vảy nến tròn nhỏ xuất hiện ở đùi trong. Chúng trở nên tồi tệ hơn khi có mồ hôi và sự ma sát trong quan hệ tình dục hay từ quần bó sát.
  • Hậu môn: vảy nến gây ra tình trạng ngứa, chảy máu và đau khi đi vệ sinh. Các triệu chứng có thể tương tự như nhiễm trùng nấm men, ngứa trĩ và nhiễm giun kim.
  • Các nếp nhăn giữa đùi và háng của bạn: vùng da này thường rất mỏng nên khi mắc bệnh chúng có thể nứt và chảy máu.
  • Nếp nhăn mông: vảy nến bộ phận sinh dục thường lan đến đây, gây ra những mảng đỏ, có vảy.

→Xem thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?

Nguyên nhân gây vảy nến ở bộ phận sinh dục

Nguyên nhân chính xác của bệnh vảy nến bộ phận sinh dục vẫn còn đang được nghiên cứu. Nhưng sự bất thường trong hoạt động của hệ thống miễn dịch, di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của bệnh.

Theo Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia, ít nhất 10% người thừa hưởng một hoặc nhiều gen lặn có thể dẫn đến bệnh vảy nến. Chỉ có 2  – 3% dân số mắc bệnh, nhưng một phần ba số người mắc bệnh vảy nến có thành viên gia đình mắc bệnh này.

Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ chủng tộc nào, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh giữa các chủng tộc khác nhau như người da trắng chiếm 3,6% cơ hội phát triển tình trạng này trong khi người Mỹ gốc Phi chỉ có 1,9%.

Một người mắc bệnh vảy nến có thể là do sự kết hợp nhất định của các gen và đã trải qua tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài. Những yếu tố kích thích bệnh vảy nến bộ phận sinh dục bao gồm:

  • Mắc bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng da, viêm họng liên cầu khuẩn
  • Tổn thương da như trầy xước, côn trùng cắn, vết cắt
  • Căng thẳng
  • Thường xuyên hút thuốc và uống rượu
  • Thời tiết lạnh, yếu tố môi trường
  • Một số loại thuốc như lithium, thuốc huyết áp cao, thuốc chống sốt rét và iốt

Điều trị vảy nến bộ phận sinh dục

Bộ phận sinh dục là cơ quan rất nhạy cảm, chính vì thế cần được điều trị sớm và cẩn thận để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của bệnh nhân. Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến nhất để điều trị căn bệnh này là Tây y và Đông y.

Điều trị bằng Tây y

Thông thường, sau khi thăm khám để xác nhận bệnh vảy nến bộ phận sinh dục, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi gồm kem hay thuốc mỡ. Bệnh vảy nến bộ phận sinh dục khá khó điều trị trong một số trường hợp, nhưng chúng thường đáp ứng tốt với các biện pháp khắc phục và làm dịu hay thậm chí có thể giải quyết mà không cần điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến bộ phận sinh dục bao gồm:

  • Thuốc bôi: Các bác sĩ thường kê toa corticosteroid cường độ thấp cho bệnh vảy nến sinh dục. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều corticosteroid tại chỗ có thể làm da bị mỏng và rạn da vĩnh viễn. Kem dưỡng ẩm không kê đơn (OTC) có thể hữu ích trong việc giữ ẩm cho khu vực này.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Tacrolimus và pimecrolimus có thể giúp điều trị bệnh vảy nến bộ phận sinh dục mà không làm mỏng da. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra cảm giác nóng rát khó chịu và kích hoạt lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như mụn rộp hoặc mụn cóc do virus.
  • Ánh sáng tia cực tím: Ánh sáng tia cực tím giúp điều trị bệnh vảy nến bộ phận sinh dục trong những trường hợp đặc biệt. Liều phải thấp hơn so với người bị bệnh vảy nến ở những vùng da khác. Nhưng, sử dụng quá mức biện pháp này có thể đốt cháy làn da mỏng của bộ phận sinh dục.
  • Chất làm mềm da: phủ lên da một lớp bảo vệ và ngăn ngừa mất nước.
  • Tránh dưỡng ẩm với mùi hương: Những thứ này có thể gây kích ứng, tốt nhất nên sử dụng kem vitamin D và thuốc mỡ, vì chúng ít gây kích ứng da.

Trong một số trường hợp triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc thành bệnh mãn tính, các bác sĩ có thể kê toa thuốc uống. Tuy nhiên, thuốc tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi như kích ứng, đau đầu, mất ngủ, sốt và tiêu chảy.

điều trị bệnh vẩy nến bộ phận sinh dục
Tốt nhất hãy thăm khám với bác sĩ khi thấy các triệu chứng đầu tiên

Phòng ngừa vảy nến bộ phận sinh dục

Để giữ cho bộ phận sinh dục khỏe mạnh, hãy cố gắng tránh ma sát vì nó có thể kích hoạt bệnh vảy nến. Thay vào đó bạn hãy:

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát thay vì những loại quần áo bó sát, làm bằng chất liệu dễ gây kích ứng như len, vải tổng hợp. Tìm kiếm quần áo bằng bông hoặc vải tự nhiên không dính vào da của bạn.
  • Sử dụng giấy vệ sinh mềm, chất lượng và nên lau nhẹ nhàng vùng kín sau khi vệ sinh.
  • Sử dụng chất bôi trơn và bao cao su bôi trơn khi quan hệ tình dục để giảm bớt sự khó chịu, tránh tiếp xúc và giảm kích ứng da.

Đồng thời những người bị bệnh vảy nến bộ phận sinh dục sau khi quan hệ tình dục nên làm sạch hoàn toàn khu vực và bôi lại bất kỳ loại thuốc nào để hỗ trợ phục hồi. Và hãy nhớ rằng bệnh vảy nến bộ phận sinh dục không phải là bệnh truyền nhiễm nên sẽ không thể lây lan bệnh khi quan hệ tình dục.

Khi gặp bất cứ triệu chứng bệnh vảy nến bộ phận sinh dục nào, người bệnh cũng nên nhanh chóng thăm khám với bác sĩ để được điều trị hiệu quả. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Học cách chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng theo dân gian

Chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng có ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy...

Bệnh vảy nến và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Vảy nến là căn bệnh ngoài da khiến gần 2 triệu người Việt Nam mắc phải. Bệnh đặc trưng bởi...

Mẹo chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà chỉ 30p mỗi ngày

Tình trạng các mảng da dày, sần sùi, phủ lớp vảy bạc, khô, nứt nẻ, ngứa... do bệnh vẩy nến...

Tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị

Vảy nến ở trẻ em là hiện tượng da bé bị khô, ngứa, xuất hiện những mảng bám trắng do...

Hút thuốc lá và những ảnh hưởng tồi tệ đến bệnh vẩy nến

Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Khói...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *