Vảy nến toàn thân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngứa dữ dội, đỏ da nghiêm trọng,  da bị tróc vảy tại vị trí bị tổn thương, tăng nhịp tim… là những biểu hiện thường gặp khi bị vảy nến toàn thân. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Có gây nguy hiểm gì không? Cách chữa trị như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Thông tin về bệnh vảy nến toàn thân và cách điều trị
Thông tin về bệnh vảy nến toàn thân và cách điều trị

Tổng quan về bệnh vảy nến toàn thân

Tùy vào đặc điểm lâm sàng mà bệnh vảy nến được chia thành nhiều thể khác nhau. Bao gồm: Vảy nến thể mủ, vảy nến thể giọt, vảy nến thể mảng, vảy nến thể đảo ngược, thể khớp… Trong đó vảy nến toàn thân được xem là dạng nặng nhất trong tất cả các dạng của bệnh vảy nến.

Bệnh còn được gọi bằng tên khác là vảy nến đỏ da toàn thân. Đây là tình trạng da bị viêm do tự miễn. Nó thường tiến triển từ những bệnh nhân bị vảy nến thể giọt hoặc từ biến chứng nhẹ của bệnh do điều trị không đúng cách. Vì đây là dạng nặng nhất của bệnh vảy nến, do đó bệnh có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, cần phải tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu của vảy nến toàn thân

Các triệu chứng bệnh vảy nến toàn thân có thể xảy ra một cách đột ngột hoặc tiến triển dần dần sau khi bị vảy nến thể mảng. Thông thường, người bị vảy nến toàn thân sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Da bị đỏ nghiêm trọng gần như là toàn thân.
  • Vùng da bị tổn thương có thể bị tróc vảy.
  • Cảm giác ngứa dữ dội
  • Cơ thể đau nhức
  • Nhịp tim tăng
  • Nhiệt độ của cơ thể thay đổi khác thường.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị đau khớp, sưng, nhất là xung quanh vùng mắt cá chân, cơ thể thường xuyên bị ớn lạnh.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến toàn thân

Cho đến nay, nguyên nhân gây nên chứng bệnh này vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự suy yếu của hệ miễn dịch chính là căn nguyên gây nên bệnh vảy nến.

Dựa vào các cuộc nghiên cứu, các bác sĩ cho biết ở những người mắc bệnh vảy nến thường diễn ra tình trạng dư thừa tế bào T. Chúng là một loại tế bào bạch cầu, đảm nhiệm chức năng chống lại các virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, khi các tế bào này nhầm tưởng các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể là những vi khuẩn, virus có hại, chúng sẽ tấn công các tế bào này. Chính điều này có thể làm cho các tế bào da sản sinh ra quá nhiều và gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Uống rượu quá nhiều là một trong những yếu tố gây bệnh phổ biến
Uống rượu quá nhiều là một trong những yếu tố gây bệnh phổ biến

Bên cạnh đó, bệnh vẩy nến toàn thân có thể bộc phát bởi các yếu tố sau đây:

  • Do cháy nắng
  • Đột ngột ngừng sử dụng các loại thuốc chữa trị bệnh vảy nến.
  • Nhiễm trùng
  • Uống rượu quá nhiều
  • Phát ban, mắc các phản ứng dị ứng
  • Lạm dụng các loại thuốc kháng viêm
  • Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

Tham khảo thêm: Cẩn trọng các loại thuốc khiến bệnh vẩy nến thêm trầm trọng

Bệnh vảy nến toàn thân có nguy hiểm không?

Thông thường, vảy nến là bệnh rất dễ mắc phải nhưng lại ít khi gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh vảy nến toàn thân lại hoàn toàn khác. Nó rất hiếm gặp nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến gần như toàn bộ cơ thể, khiến da bỏng rát và lan rộng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Bệnh tiến triển nặng hơn do cơ thể bị mất nước và protein
  • Vùng da bị viêm sẽ sưng to do cơ thể bị tích tụ nước.
  • Gây nhiễm trùng huyết hoặc viêm phổi.
  • Bị suy tim sưng huyết

Chưa hết, những người bị vảy nến toàn thân còn có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý khác như bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa… Ngoài ra, việc sử dụng nhiều loại thuốc tây điều trị bệnh vảy nến có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, các loại thuốc này có thể gây teo da, loãng da. Gây ra những ảnh hưởng đến gan thận, có thể dẫn đến suy thận, viêm cầu thận, suy gan, xơ gan. Ở những người phụ nữ mang thai, dùng thuốc không đúng cách có thể gây dị tật ở thai nhi. Do đó, trong quá trình điều  trị vảy nến toàn thân, bạn cũng cần phải dùng thuốc đúng cách nhằm đảm bảo an toàn.

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến toàn thân

Chữa bệnh vảy nến toàn thân bằng thuốc tây có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh
Chữa bệnh vảy nến toàn thân bằng thuốc tây có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh

Để chữa trị bệnh vảy nến toàn thân, bạn có thể sử dụng các loại thuốc tây dạng bôi ngoài, áp dụng phương pháp điều trị quang hóa liệu pháp. Ngoài ra, việc sử dụng các bài thuốc Đông y hoặc áp dụng các bài thuốc nam để điều trị vảy nến toàn thân cũng có thể khắc phục được các triệu chứng mà bệnh gây ra. Dưới đây là những phương pháp điều trị mà chúng ta có thể áp dụng:

1. Thuốc tây trị bệnh vảy nến toàn thân

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng  bệnh. Các loại thuốc được dùng có thể là:

  • Bismut
  • Asen
  • DDs
  • Kháng sinh
  • Corticoid
  • Interferon
  • Cyclosporine
  • Các loại thuốc bạt sừng, chống viêm, tạo da như kem chứa corticoid, salicylic, goudron…

Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để cải thiện tình trạng bong tróc vảy trên da. Chúng sẽ giúp làn da trở nên mịn màng hơn. Một ưu điểm dễ dàng nhận thấy khi dùng các bài thuốc Tây y để chữa bệnh là chúng mang lại tác dụng nhanh chóng. Các biểu hiện sưng viêm, bong tróc da sẽ mau được cải thiện. Tuy nhiên, những loại thuốc tây đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên tác dụng phụ. Do đó, cần phải trao đổi thật kỹ với các bác sĩ và tuân thủ đúng theo liều lượng và thời gian điều trị đã được chỉ định.

2. Áp dụng phương pháp quang hóa liệu pháp

Đây cũng chính là một trong những phương pháp thường được dùng để chữa bệnh vảy nến toàn thân. Hiệu quả chữa trị của nó có thể đạt đến 80 – 90%. Nhưng tỷ lệ tái phát của nó lại cao, trường hợp bệnh tái phát có thể lên đến 40%.

3. Chữa bệnh vảy nến toàn thân bằng Đông y

Bên cạnh việc chữa trị bằng các phương pháp từ tây y, chữa bệnh bằng các bài thuốc từ Đông y cũng được nhiều người sử dụng. Nó sẽ giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng mà bệnh vảy nến toàn thân. Để chữa bệnh bằng phương pháp này, bệnh nhân có thể tham khảo những bài thuốc sau đây:

+ Bài thuốc uống: 

Áp dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh vảy nến là phương pháp an toàn, hiệu quả
Áp dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh vảy nến là phương pháp an toàn, hiệu quả

Bài thuốc uống chữa bệnh vảy nến từ Đông y có tác dụng tác động trực tiếp vào tận sâu bên trong cơ thể. Từ đó, có thể điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Để áp dụng bài thuốc này, bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 12g sinh địa, 12g kim ngân hoa, 12g huyền sâm, 12g hỏa ma nhân, 12g ké đầu ngựa, 12g hà thủ ô.
  • Cách làm: Đem các vị thuốc này cho vào ấm, sắc lên với nước để uống hàng ngày. Thực hiện thường xuyên để những bài thuốc này mang lại tác dụng tốt.

+ Bài thuốc ngâm rửa chữa vảy nến toàn thân: 

Nếu như bài thuốc uống có tác dụng chữa trị từ bên trong thì những bài thuốc ngâm rửa sẽ giúp các tổn thương ngoài da được giảm đi nhanh chóng. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Chuẩn bị: 500 mang tiêu, 240g hoa cúc dại, 120g khô phàn, 120g xuyên tiêu.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào ấm và sắc lên với nước. Khi thấy nước sôi kỹ, tắt bếp và chờ cho nó nguội bớt rồi dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị viêm. Mỗi ngày áp dụng bài thuốc này một lần, dùng một thời gian sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Một số lưu ý cho người bị bệnh vảy nến toàn thân

Vảy nến toàn thân là tình trạng hiếm gặp nhưng chúng lại có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Do đó, đi thăm khám và chữa bệnh sớm là việc cần làm. Ngoài ra, để bệnh mau được chữa lành cũng như là để phòng ngừa nguy cơ tái phát, người bị vảy nến toàn thân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Sử dụng bột yến mạch để tắm. Nó có tác dụng giúp da mịn màng và khỏe khoắn hơn.
  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Không hút thuốc và dùng các chất kích thích. Bởi những thứ này có thể khiến bệnh của bạn nặng thêm.
  • Che chắn và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho da hàng ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không dùng các loại sữa tắm, xà phòng tắm hoặc tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian bị vảy nến.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn lạnh. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, các thức ăn có tác dụng kháng viêm.
  • Nếu áp dụng các bài thuốc trên một thời gian mà không mang lại hiệu quả, hãy nhanh chóng đi khám để được tư vấn cách chữa trị khác.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh vảy nến toàn thân và cách điều trị. Vì là bệnh nguy hiểm nên bệnh nhân cần phải có những cách điều trị kịp thời khi thấy có biểu hiện bất thường.

Có thể bạn quan tâm

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bệnh vảy nến và viêm da

Phân biệt vảy nến và viêm da tiết bã

Những tác động lên da và triệu chứng của vảy nên và viêm da tiết bã có thể là tương...

9 địa chỉ khám chữa bệnh vảy nến tốt với Bác sĩ giỏi

Bệnh vảy nến mặc dù không thể chữa khỏi nhưng nếu được điều trị tốt, bạn hoàn toàn có thể...

Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính gây nên một số triệu chứng thường bị nhầm lẫn với một...

Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ về bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên sóng VTV2

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc) là một chuyên gia đã...

Cách kiểm soát bệnh vẩy nến trong mùa đông hoặc thời tiết lạnh

Mùa đông là thời điểm thuận lợi để bệnh vẩy nến bùng phát. Tuy không có biện pháp nào điều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *