Bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt là một trong những bệnh lý cấp tính gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe người bệnh. Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua một loại virus có tên là Polio. Virus theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể gây tổn hại các cơ quan bên trong, nguy cơ bùng dịch cao. 

Tổng quan

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại virus. Virus tấn công vào cơ thể người thông qua đường tiêu hóa, sau thời gian ủ bệnh bắt đầu bùng phát các triệu chứng bất thường. Polio là tên gọi của loại virus này, chúng có thể lây lan từ người sang người, tốc độ lan truyền nhanh, khả năng thành dịch cao.

Bệnh bại liệt
Bệnh bại liệt là một bệnh lý truyền nhiễm có thể biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân bị bệnh bại liệt đa phần là trẻ em, người dễ bị virus tấn công nhất. Người bệnh có triệu chứng điển hình là tình trạng liệt mềm cấp tính. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị tích cực, bệnh nhân có thể bị bại liệt, tổn thương chi vĩnh viễn và gặp nhiều biến chứng khác.

Hiện nay đã có vắc xin bại liệt, trẻ em được khuyến khích tiêm phòng từ nhỏ để phòng tránh bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe. So với giai đoạn trước đây, khi dịch mới bùng phát lần đầu tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh bại liệt cao và không ngừng gia tăng. Cho đến khi vắc xin ra đời bệnh lý này cơ bản đã được kiểm soát.

Phân loại

Bệnh bại liệt được phân thành các loại bệnh bao gồm thể bệnh nhẹ, thể không liệt và thể liệt. Cụ thể:

  • Thể nhẹ: Triệu chứng gần như giống với các bệnh lý nhiễm trùng khác. Bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn bệnh và dẫn đến việc điều trị không đúng hướng.
  • Thể không liệt: Bệnh bại liệt thể này thường còn được gọi là viêm màng não vô khuẩn, người bệnh có những thay đổi về chức năng tâm thần. Kèm theo đó bệnh nhân còn gặp các biểu hiện bất thường khác kèm theo.
  • Thể liệt: Thể bệnh bại liệt nặng, người bệnh có thể mất đi khả năng vận động hoàn toàn. Tuy nhiên nếu được khám chữa kịp thời, người bệnh có hy vọng phục hồi tốt, phòng ngừa các biến chứng khác.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh bại liệt xảy ra do cơ thể nhiễm phải virus Polio gây bệnh. Loại virus này đi vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa. Người bệnh có thể tiếp tục phát tan virus sang cho người xung quanh thông qua tiếp xúc gần, hít phải giọt bắn khi bệnh nhân hắc hơi, ho.

Nguyên nhân
Virus tấn công cơ thể người bệnh gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến biến chứng nặng nề

Virus tấn công vào cơ thể phải mất một thời gian mới bùng phát các triệu chứng đầu tiên. Thời gian ủ bệnh cũng là giai đoạn người bệnh có thể phát tán virus sang cho người khác. Tuy nhiên do cơ thể chưa xảy ra triệu chứng bất thường nên người bệnh không nhận biết và cách ly phòng bệnh cho người xung quanh.

Bệnh có tỷ lệ xảy ra cao ở trẻ em dưới 5 tuổi, mặc dù vậy người trưởng thành cũng có khả năng nhiễm virus nếu trước đó không được tiêm phòng đầy đủ. Con đường lây virus chủ yếu được nhắc đến bao gồm:

  • Ăn chung thức ăn, nước uống với bệnh nhân bị bệnh.
  • Tiếp xúc với nguồn nước nhiễm virus từ người bệnh, xảy ra ở vùng không có nguồn nước sạch, xử lý nước kém.
  • Người khỏe mạnh tiếp xúc với người có virus bại liệt, hôn, hoặc tiếp xúc dịch tiết từ bệnh nhân, giọt bắn,...

Bệnh bại liệt có thể truyền nhiễm nhanh do nguyên nhân gây bệnh là virus. Ai cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này, nhất là người tiếp xúc với người bệnh. Trường hợp trẻ em bị bệnh bại liệt không điều trị có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển, đời sống, tính mạng của trẻ.

Thận trọng đối với người có nguy cơ cao như:

  • Người vừa đi từ vùng có dịch về.
  • Người chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh bại liệt.
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch, mắc các bệnh lý mãn tính.
  • Người bị stress, hoạt động cường độ cao.
  • Người sống trong môi trường không đảm bảo về nguồn nước, lối sống còn lạc hậu.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh bại liệt do virus Polio gây ra, khi xâm nhập vào cơ thể sau thời gian ủ bệnh bắt đầu khởi phát các triệu chứng khó chịu. Đừng nhầm lẫn triệu chứng bệnh bại liệt với các bệnh lý thông thường. Khả năng tử vong cao nếu người bệnh không được can thiệp điều trị kịp thời.

Triệu chứng
Nhận biết triệu chứng bất thường, nhất là đối với trẻ nhỏ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám

Thận trọng nếu bạn phát hiện các biểu hiện bất thường như:

Đây là những biểu hiện bệnh bại liệt ở thể nhẹ. Thông thường nếu trẻ em gặp phải các dấu hiệu kể trên bố mẹ thường nhầm lẫn bệnh sang cảm cúm thông thường. Sự chủ quan, điều trị bằng biện pháp không phù hợp khiến bé chuyển dần sang triệu chứng nặng hơn, lúc này rủi ro phát tán virus cũng cao hơn.

Đối với trường hợp bệnh bại liệt ở thể không liệt, trẻ thường sẽ có biểu hiện đau đầu, cứng cổ, một số thay đổi trong chức năng tâm thần. Kịp thời đưa bé thăm khám sẽ nâng cao khả năng điều trị, đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Trường hợp nặng hơn, người bệnh có các triệu chứng thể liệt bao gồm:

  • Sốt, đau đầu
  • Cứng lưng, cứng cổ
  • Táo bón
  • Cơ thể trở nên nhạy cảm khi chạm vào
  • Không còn cảm giác thân dưới, mất khả năng đi lại

Bệnh bại liệt có mức độ nguy hiểm cao thế nhưng các triệu chứng nhận biết lại không điển hình, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Nếu bạn gặp phải các biểu hiện nghi ngờ kể trên đừng ngần ngại mà cần đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa sớm, đặc biệt là trường hợp ở trẻ nhỏ.

Chẩn đoán

Bác sĩ chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng người bệnh đang gặp phải. Bao gồm tình trạng phản xạ bất thường, cứng lưng cổ, khó thở,... Bên cạnh đó, các xét nghiệm cần thiết khác cũng sẽ được kết hợp chẩn đoán để đưa ra kết luận chính xác nhất cho người bệnh.

Khi cần thiết phải chọc dò tủy sống, lấy dịch kiểm tra tình trạng nhiễm trùng. Dịch cổ họng, máu hoặc mẫu phân cũng được xét nghiệm nhằm phân tích tìm kiếm sự hiện diện của virus Polio chẩn đoán bệnh bại liệt. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ chỉ định hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh bại liệt do virus gây ra, chính vì thế bệnh có khả năng lây nhiễm cấp tính. Người khỏe mạnh tiếp xúc với virus gây bệnh sau một thời gian khởi phát các triệu chứng bất thường. Các triệu chứng của bệnh khiến nhiều người nhầm lẫn, chủ quan dẫn đến hiện tượng biến chứng, tình trạng bại liệt diễn ra không thể phục hồi.

Biến chứng
Bệnh nhân bị bệnh bại liệt kéo dài có thể gặp phải các biến chứng vô cùng nguy hiểm

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn chứng bệnh này. Người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều hệ lụy ngay cả khi bệnh đã được kiểm soát. Trường hợp trẻ em không được tiêm phòng mắc bệnh bại liệt có thể gặp phải những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển nghiêm trọng, thậm chí trẻ bị bại liệt từ nhỏ.

Các dị tật có thể theo người bệnh đến suốt cuộc đời, không thể phục hồi. Đối với tình trạng biến chứng nặng hơn, tổn thương trên nhiều cơ quan trong cơ thể làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh. Chính vì thế, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Điều trị

Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu bệnh bại liệt. Các biện pháp được áp dụng nhằm giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, giảm nhẹ các biến chứng cho bệnh nhân. Phương pháp can thiệp được chỉ định dựa trên tình hình sức khỏe của người bệnh.

Dưới đây là các giải pháp thường được áp dụng:

  • Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh với hình thức sinh tố kết hợp truyền dịch. Phương pháp giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh, bảo vệ cơ thể trước những tấn công của virus gây hại.
  • Hỗ trợ hô hấp đối với người có dấu hiệu liệt tủy. Người bệnh sẽ được chỉ định can thiệp ngay, phòng tránh các vấn đề hô hấp ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
  • Dùng thuốc điều trị giảm đau, kháng sinh cho người bệnh. Thuốc được dùng theo phác đồ tương ứng, dựa trên kết quả chẩn đoán và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân các bác sĩ sẽ có hướng dẫn phù hợp.
  • Phục hồi chức năng vận động cho người bệnh, hỗ trợ vận động phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Nhận biết các bất thường, chủ động thăm khám sớm giúp bệnh nhân phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện để gặp bác sĩ khám chữa sớm.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh bại não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Phòng ngừa

Bệnh bại liệt gây ra do loại virus có tên là Polio. Virus tấn công và gây hại cho cơ thể, có khả năng lan rộng thành dịch. Các tác hại của bệnh lên sức khỏe của người bệnh là khá nghiêm trọng, người bệnh cần được xét nghiệm và điều trị cứu chữa càng nhanh càng tốt để giảm nguy cơ gặp biến chứng.

Phòng bệnh
Chủ động tiêm phòng bại liệt cho bé dưới 5 tuổi

Một số lưu ý phòng bệnh bại liệt như sau:

  • Chủ động đưa bé đến cơ sở y tế, trung tâm tiêm phòng để thực hiện tiêm phòng bệnh bại liệt cho bé từ nhỏ. Tiêm càng sớm càng tốt nhất là những em bé dưới 5 tuổi, thực hiện ít nhất 3 lần tiêm.
  • Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài nhằm giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với các loại virus gây bệnh.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, thể dục thể thao.
  • Vệ sinh đồ chơi của trẻ em thường xuyên, sử dụng xà phòng diệt khuẩn, hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, tránh mút tay hoặc đưa các đồ vật không hợp vệ sinh vào miệng.
  • Xử lý nước sinh hoạt, dùng nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Không phóng uế bừa bãi, dọn vệ sinh không gian sinh hoạt, nơi sống, quanh nhà và khu vực thường xuyên lui tới.
  • Phân, rác thải cần được vứt đúng vị trí, không bỏ bừa bãi ra môi trường.
  • Trường hợp trẻ em đi học có những biểu hiện lạ như sốt, buồn nôn,... bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện thăm khám sớm.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Nguyên nhân vì sao tôi mắc bệnh bại liệt?

2. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm gì?

3. Virus bại liệt lây nhiễm như thế nào?

4. Tiên lượng sống của tôi có tốt không?

5. Nếu bệnh bại liệt biến chứng tôi có thể gặp phải những vấn đề gì?

6. Tôi cần làm gì trong thời gian điều trị bại liệt tránh bệnh lây lan?

7. Người nhà của tôi có khả năng bị nhiễm virus bại liệt không?

Bệnh bại liệt có thể biến chứng nhanh chóng làm bệnh nhân không còn khả năng vận động và nhiều rủi ro khác. Đây là bệnh lý nguy hiểm, khả năng lan rộng cao, có thể bùng phát thành dịch. Bạn đọc cần chủ động phòng tránh, bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.