Người bị bệnh Gout không được ăn những loại cá này
Theo các bác sĩ xương khớp, người bị bệnh Gout nên tránh xa các loại cá có cơ thịt đỏ nếu muốn giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá có chứa lượng lớn đạm và nhiều acid amin cao. Đặc biệt, hàm lượng đạm trong cá rất dễ hấp thu và tiêu hóa hơn đạm động vật. Bên cạnh đó, trong cá còn chứa thành phần DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh và tế bào não.
Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa nhiều acid béo omega – 3 giúp đẩy mạnh việc sản xuất chất chống kết tụ tiểu cầu, làm giảm sự tổng hợp chất thúc đẩy kết dinh tiểu cầu. Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ hình thành cục máu động, ngăn ngừa tai biến mạch máu não, đột quỵ và các bệnh tim mạch. Mặt khác, hoạt chất chống viêm và giảm đau có trong cá cũng giúp kiểm soát và cải thiện các triệu chứng bệnh liên quan đến hệ xương khớp.
Chính nhờ những lợi ích tuyệt vời từ cá mà nhiều nhà dinh dưỡng học trên thế giới khuyên bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng cá, ít nhất 1 – 2 lần trong tuần để giúp rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu chứng minh, những người bị rối loạn về chảy máu, đặc biệt là bệnh Gout nên hạn chế ăn cá.
Tại sao người bệnh Gout nên hạn chế ăn cá?
Như đã đề cập ở trên, cá mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, người bị bệnh Gout nên hạn chế sử dụng chúng trong khẩu phần ăn hàng ngày nếu không muốn bệnh chuyển nặng. Bởi theo các bác sĩ khoa xương khớp, cá chứa hàm lượng purin cao mà bệnh Gout hình thành là do sự chuyển hóa purin trong cơ thể bị rối loạn gây ra.
Việc dung nạp quá nhiều cá, nhất là các loại cá có cơ thịt đỏ sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng phức tạp hơn. Chính vì vậy, người mắc bệnh Gout trong thời kỳ phát tác cấp tính tuyệt đối không nên ăn cá. Người bệnh chỉ ăn cá khi bệnh bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm nhưng với định lượng thấp. Bệnh nhân có thể lựa chọn một số loại cá cơ thịt trắng ít purin như:
- Cá hồi
- Cá hồi
- Cá trắng
- Cá ngừ
- Cá trích
ĐỌC NGAY: Bị bệnh gout ăn được thịt gì và lưu ý khi chế biến
Người bị Gout kiêng ăn cá gì?
Người bị bệnh nên kiêng ăn một số loại cá sau đây để giúp kiểm soát và khắc phục bệnh.
1. Cá mòi
Cá mòi hay còn gọi với tên khoa học là Sardinella tawilis. Là một loại cá sống trong môi trường nước ngọt. Thịt cá chứa nhiều dinh dưỡng như acid béo omega – 3, vitamin D, selenium, canxi, vitamin B12, protein,… Nhờ chứa thành phần dinh dưỡng và phong phú, cá mòi có những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm người bệnh Gout nên tránh. Bởi chúng chứa hàm lượng purin khá cao, từ 480 – 460 mg acid uric/ 100 gram.
2. Cá trích cơm
Cá trích cơm là một chi trong các loại cá béo cỡ nhỏ thuộc họ cá trích Clupeidae. Loại cáy này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Chúng không những giúp bảo vệ tim mạch, làm sáng da, sáng mắt mà còn giúp ngăn ngừa ung thư, cải thiện triệu chứng một số bệnh.
Tuy nhiên, hàm lượng purin chứa trong cá trích cơm thường khá cao, cao hơn cả cá mòi. Cụ thể 100g cá trích cơm sẽ có 804 mg purin chuyển hóa thành acid uric và 795,6 Mg/MJ. Do đó, để giúp bệnh mau khỏi và ngăn ngừa chuyển biến xấu, người bị bệnh Gout nên loại bỏ loại cá này ra khỏi khẩu phần ăn.
3. Cá cơm
Về phương diện dinh dưỡng, cá cơm chứa nhiều thành phần dưỡng chất rất cơ lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có hàm lượng purin khá cao, có khoảng 239 mg trong 100 g cá cơm. Do đó, người bị bệnh Gout nên hạn chế ăn cá cơm để giảm thiểu tình trạng đau nhức do bệnh gây ra. Tốt nhất, chỉ nên ăn 1 – 2 lần với liều lượng nhỏ mỗi tuần.
Ngoài các loại cá nêu trên, bệnh nhân cũng nên kiêng các loại cá sau:
- Cá chép
- Cá bơn
- Cá tuyết
- Cá chình
- Cá vược
Có thể thấy, một chế độ ăn bổ sung cá có thể giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là bệnh Gout người bệnh nên hạn chế sử dụng. Bởi cá có thể làm tăng nguy cơ khiến Gout chuyển sang mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị về sau.
THAM KHẢO THÊM
- Hướng dẫn cách làm giảm lượng Axit Uric trong máu cho người bị Gout
- Chia sẻ bí quyết sống chung với bệnh Gout an toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!