Bị táo bón sau phẫu thuật phải làm thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Táo bón là một trong những tác dụng phụ phổ biến của phẫu thuật. Tình trạng này có thể xảy ra do ảnh hưởng của thuốc gây mê, thuốc giảm đau hoặc do ít vận động. Việc thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống có thể thể giúp khắc phục được tình trạng táo bón sau phẫu thuật.

Táo bón sau phẫu thuật
Táo bón sau phẫu thuật là tình trạng nhiều người gặp phải

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân thường phải đối mặt với nhiều biến chứng, thường gặp nhất là táo bón. Nó khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi cầu, chướng bụng, đầy hơi, giảm nhu động ruột hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị đi cầu ra máu.

Nguyên nhân gây táo bón sau phẫu thuật

Bạn có thể bị táo bón sau phẫu thuật vì nhiều lý do như:

  • Ảnh hưởng từ gây mê: Thuốc gây mê khiến các cơ trong đường ruột bị tê liệt và làm thức ăn không thể tiếp tục di chuyển. Điều này có nghĩa là hoạt động tiêu hóa gần như bị ngưng trệ cho đến khi thuốc gây mê hết tác dụng. Điều này khiến bạn dễ bị táo bón.
  • Cơ thể thiếu nước: Bệnh nhân thường phải nhịn ăn uống trước lúc phẫu thuật khoảng 8 tiếng. Khi đường ruột bị thiếu chất lỏng, phân sẽ trở nên khô, cứng, khó di cầu.
  • Tác dụng của thuốc giảm đau: Opioids là một loại thuốc giảm đau mạnh và thường được dùng sau phẫu thuật để kiểm soát cơn đau. Thuốc có thể gây táo bón bằng cách làm giảm sự di chuyển của thức ăn trong đường ruột và làm giảm cảm giác muốn đi tiêu.
  • Thay đổi chế độ ăn: Chế độ ăn kiêng được thực hiện trước vào sau phẫu thuật đều có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột của bạn, khiến bạn dễ bị táo bón.
  • Ít vận động: Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, bạn cần nghỉ ngơi nhiều để phục hồi sức khỏe. Việc thiếu vận động có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Bị táo bón sau phẫu thuật phải làm sao?

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa và khắc phục được chứng táo bón sau phẫu thuật. Nếu các phương pháp này không đạt hiệu quả thì mới nghĩ đến việc dùng thuốc.

Các sự lựa chọn trong điều trị táo bón sau phẫu thuật bao gồm:

  • Uống nhiều hơn:

Mất nước làm cho táo bón dễ xảy ra hơn. Nước giúp bôi trơn đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể uống nước ép trái cây hoặc nước lọc. Cố gắng uống đều đặn nhiều lần trong ngày để giữ nước cho đường ruột, tránh bị táo bón sau phẫu thuật.

  • Thêm chất xơ vào khẩu phần ăn:

Trung bình một người trưởng thành cần từ 22-34g chất xơ một ngày. Nó giúp thúc đẩy tiêu hóa, tạo khối phân. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như: Cám, đậu, táo, lê, mận, bí, khoai lang, rau bina. Nếu bạn không thèm ăn nhiều sau khi phẫu thuật, hãy thử một ly sinh tố hoặc nước ép trái cây giúp giảm táo bón, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể nhanh phục hồi.

  • Vận động nhiều hơn:

Ngay khi vết mổ đã ổn định và được bác sĩ cho phép, bạn hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh càng nhiều càng tốt. Tập thể dục giúp kích thích thức ăn di chuyển nhanh hơn và phát tín hiệu muốn đi cầu.

Cách trị táo bón sau phẫu thuật
Bạn nên vận động ngay khi có thể để tránh bị táo bón sau phẫu thuật
  • Ăn các bữa nhỏ và thường xuyên:

Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, tránh được sự quá tải cho đường ruột, đồng thời kích thích đi tiêu đều đặn.

  • Trị táo bón sau phẫu thuật bằng thuốc: 

Nếu chứng táo bón làm phiền đến bạn, hãy đề nghị bác sĩ kê đơn thuốc làm mềm phân (Colace) hoặc thuốc Metamucil để bổ sung chất xơ giúp nhuận tràng, dễ tiêu hóa hơn.

Thuốc nhuận tràng kích thích sẽ cho hiệu quả tốt hơn đối với những người bị táo bón nặng. Ngoài ra, các loại thuốc đạn hay thuốc thụt hậu môn nhằm kích thích nhu động ruột co bóp thường xuyên hơn khiến việc đi tiêu được dễ dàng.

Các thuốc trên đều có thể gây tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách. Điều quan trọng là bạn nên tham vấn ý ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp khắc phục táo bón hiệu quả nhất với bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên hay chỉ định thay thế cho bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao tôi bị đau lưng kèm táo bón? Phải làm sao bác sĩ?

Nhiều người nghĩ rằng bệnh táo bón chỉ là rắc rối ở đường tiêu hóa nhưng trên thực tế thì...

Những cách trị táo bón cho người cao tuổi hiệu quả

Những cách trị táo bón cho người cao tuổi hiệu quả

Người cao tuổi là nhóm đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng táo bón. Bệnh gây ra các triệu...

Trẻ sơ sinh bị táo bón do đâu?

Mẹ nên ăn gì để con bú không bị táo bón?

Mẹ ăn gì để con không bị táo bón là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là...

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón và cách trị

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón và cách trị

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa hoang mang, lo lắng....

Bổ sung chất xơ giúp phòng chống và điều trị táo bón

Các chuyên gia vẫn hay khuyên bệnh nhân của mình bổ sung chất xơ giúp phòng chống và điều trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *