Viêm họng có nên ăn thịt gà không? Ăn bao nhiêu là đủ?
Chế độ kiêng cữ trong thời gian mắc bệnh và điều trị bệnh là việc nên làm ở mỗi bệnh nhân. Và hiện nay, có khá nhiều câu hỏi đang được đặt ra xung quanh vấn đề người bị viêm họng có ăn được thịt gà ăn không, nếu được thì ăn bao nhiêu là đủ. Những thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo và tự tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
Bị viêm họng có nên ăn thịt gà không?
Viêm họng là một trong những bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh đột ngột. Theo nhận định của các chuyên gia y tế hàng đầu, căn bệnh này thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và dễ chữa lành nếu có những phác đồ điều trị phù hợp.
Khi mắc bệnh, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng khó chịu ở cổ họng như: đau rát cổ họng, khó nuốt, nuốt có cảm giác đau, khàn tiếng,… Những triệu chứng trên thường khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, chán ăn và dễ bị sụt cân. Ngoài ra, bệnh viêm họng còn kèm theo chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi và dẫn đến bệnh cảm cúm, sốt cao.
Tuy là một bệnh lý dễ khỏi nhưng nếu người bệnh không có phương án điều trị hay chế độ ăn uống phù hợp cũng có khả năng trở thành bệnh viêm họng mãn tính.
Thịt gà là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Đặc biệt là hàm lượng vitamin B6 có trong thịt gà chiếm khá lớn. Đây là một trong những thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, hỗ trợ tăng cân nặng, tăng chiều cao, tăng sức đề kháng và hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch.
Trong khi đó, ở một số tài liệu nghiên cứu khoa học khác còn cho biết, hàm lượng acid amin có trong thịt gà có tác dụng đánh tan các chất nhờn kết thụ phổi và cổ họng. Đồng thời, giúp cải thiện quá trình long đờm, giảm ho và ngăn chặn sự viêm nhiễm ở hệ hô hấp.
Bên cạnh đó, thịt gà còn mang lại nhiều lợi ích khác nếu người bệnh sử dụng đúng cách và phù hợp như: hỗ trợ điều trị cảm lạnh theo mùa, điều trị thiếu máu, giúp cân bằng nội tiết tố, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bổ mắt, chắc khỏe xương, hỗ trợ làm lành các vùng da bị tổn thương,…
Từ những lý lẽ trên cho thấy, việc bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất từ thịt gà là điều cần thiết không chỉ với những người bị viêm họng mà cả những người có sức khỏe bình thường.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có báo cáo khoa học cụ thể nào về việc bệnh viêm họng trở nên phức tạp khi ăn thịt gà. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc khi sử dụng thịt gà để phòng tránh một số triệu chứng gây bất lợi cho sức khỏe.
Tham khảo thêm: Bột sắn dây và công dụng chữa viêm họng ít ai ngờ
Điều chỉnh chế độ ăn thịt gà phù hợp với người bị viêm họng
Như những thông tin đã được đề cập, người bị viêm họng hoàn toàn ăn được thịt gà. Và đây cũng chính là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng khá tốt, ngoại trừ các trường hợp bị dị ứng thịt gà thì mới có khả năng tái phát bệnh.
Mặt khác, người bị viêm họng cần điều chỉnh chế độ ăn thịt gà phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giúp bệnh tình được mau chóng đẩy lùi. Cụ thể hơn:
1. Người bị viêm họng ăn bao nhiêu thịt gà là đủ?
Theo sự nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, kể cả người bị viêm họng và người có sức khỏe bình thường cần bổ sung thịt gà vào thực đơn trong tuần. Bởi đây không chỉ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý và phòng ngừa một số bệnh lý tiềm ẩn.
Tuy nhiên, không phải ăn nhiều là tốt cho sức khỏe. Việc dung nạp cho cơ thể một lượng thịt gà quá lớn có thể dẫn đến dư thừa. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng cả quá trình điều trị bệnh viêm họng. Tốt nhất, người bị viêm họng chỉ nên ăn chừng 100 – 200 gram thịt gà mỗi ngày hoặc sử dụng theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng.
2. Chế biến thịt gà thành nhiều món ăn tốt cho sức khỏe người bị viêm họng
Cách chế biến thịt gà sao cho đúng cũng là vấn đề mà nhiều người bị viêm họng quan tâm. Việc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau không chỉ giúp tăng khẩu vị mà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Đối với người bị viêm họng, các chuyên gia khuyến khích nên nấu thịt gà chín mềm, không nên ăn thịt gà khi còn tái. Đặc biệt, nên nấu thịt gà thành một số món ăn ở dạng lỏng, mềm, dễ nuốt để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh viêm họng.
Một số món ăn từ thịt gà mà người bệnh viêm họng nên dùng là cháo gà, súp gà, canh gà nấu rau củ,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế tối đa việc sử dụng gà chiên nhiều dầu mỡ, gà rán, gà nướng,… Những món ăn này thường cứng và gây khó chịu, không tốt đối với sức khỏe người bị viêm họng.
Tham khảo thêm: Viêm họng mạn tính quá phát là gì? Nguy hiểm không?
3. Liệt kê những thực phẩm không nên kết hợp với thịt gà khi bị viêm họng
Để tránh sự nhàm chán khi sử dụng thịt gà, người bị viêm họng nên kết hợp thịt gà cùng với một số thực phẩm khác để gia tăng công dụng. Tuy nhiên, không phải sự kết hợp nào đều đúng và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý.
Nếu kết hợp không đúng cách có thể gây tăng sinh viêm và khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm người bệnh cần hạn chế sử dụng chung với thịt gà như:
- Sữa: Sữa là một thực phẩm tuy giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không được khuyến cáo kết hợp cùng với thịt gà. Việc kết hợp này có thể làm gia tăng chất dịch nhầy và tạo thành đờm, từ đó khiến cổ họng dần trở nên khó chịu hơn;
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Kẹo, bánh ngọt, chè,… đều là những thực phẩm chứa một lượng đường khá dồi dào. Nếu kết hợp thực phẩm chứa nhiều đường cùng với thịt gà có thể khiến vùng cổ họng bị sưng tấy, đỏ ửng;
- Thực phẩm chứa nhiều caffein, chất cồn: Một số thực phẩm chứa nhiều lượng caffein và chất cồn đều không thích hợp để kết hợp cùng với thịt gà. Nếu kết hợp không đúng cách có thể gây kích ứng họng và tăng axit dạ dày. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng khi kết hợp thịt gà với các thực phẩm như: cà phê, rượu, bia, soda, nước tăng lực,…;
- Gia vị cay nồng: Các thực phẩm cay nồng không được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm họng. Nếu người bệnh sử dụng một lượng nhiều sẽ làm tích tụ độc tố và gây kích ứng họng. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng những món ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng và không thêm gia vị cay nồng;
- Một số loại rau thơm: Khi chế biến món ăn từ thịt gà cho người bị viêm họng thì chỉ nên dùng hành lá và hạn chế sử dụng một số loại rau thơm như rau răm, lá kinh giới,… Nếu dùng chung với thịt gà có thể gây ra tình trạng đau đầu, ù tai, chóng mặt,…;
- Một số loại hạt: Một số loại hạt sẽ gây kích thích lớp niêm mạc họng và khiến người bệnh ho nhiều hơn. Chính vì vậy, người bị viêm họng không nên sử dụng một số loại hạt trước hoặc sau khi dùng thịt gà, điển hình như hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí,…
Tham khảo thêm: 4 Cách chữa viêm họng bằng quả la hán hiệu quả bạn nên thử
4. Một số lưu ý khác khi ăn thịt gà cho người bị viêm họng
Ngoài những chế độ ăn uống đã được nhắc đến ở trên, người bị viêm họng cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khác để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh:
- Sử dụng thịt gà đã được kiểm định của giới chuyên môn. Tuyệt đối không sử dụng các loại thịt không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc dấu hiệu hư hỏng hay hết hạn sử dụng;
- Rửa sạch thịt gà qua nhiều lần với nước muối pha loãng và nước sạch trước khi chế biến thành món ăn;
- Không nên ăn thịt gà để quá lâu hoặc thức ăn để qua ngày. Điều này có thể khiến cơ thể bị tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm;
- Để gia tăng công dụng cũng như tránh sự nhàm chán khi ăn, người bệnh nên kết hợp thịt gà với nhiều thực phẩm có lợi khác như: rau xanh, củ quả, trái cây, các loại đậu,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “Bị viêm họng có nên ăn thịt và hay không?” cũng như một số lưu ý khi sử dụng thịt gà. Các đối tượng bị viêm họng hoàn toàn có thể ăn thịt gà những chỉ ăn ở liều lượng vừa đủ và cần chế biến kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh để bệnh tình được mau chóng đẩy lùi.
Có thể bạn quan tâm
- Bị viêm xoang ăn thịt gà được không, tại sao?
- Bị bệnh gút có ăn được THỊT GÀ không, cần tránh gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!