Viêm họng Vincent là gì? Những thông tin bạn cần hiểu rõ

Viêm họng Vincent là một loại nhiễm trùng nghiêm trọng ở họng do xoắn khuẩn và vi khuẩn hình thoi gây ra. Và khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy yếu, sâu răng, viêm nướu hay viêm amidan,… vi sinh vật sống ký sinh này sẽ làm rối loạn dinh dưỡng niêm mạc họng và gây ra vết loét.

Bnh viêm họng Vincent là gì?

Viêm họng Vincent là bệnh lý thuộc nhóm viêm họng loét. Bệnh do vi sinh vật cộng sinh Bacillus fusiformis và Borrelia vincentii ký sinh trong niêm mạc họng gây ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Bên cạnh đó, viêm nướu, sâu răng hay rối loạn dinh dưỡng cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn tấn công và gây viêm loét ở họng.

Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc cảm thấy đau rát, ngứa ngáy ở cổ họng. Ngoài ra, khi khám họng, có thể quan sát thấy giả mạc trắng xuất hiện ở một bên bề mặt amidan. Và nếu không điều trị sớm, giả mạc sẽ lan rộng và tự bong ra để lại các vết loét nông, đáy có màu xám bẩn bị hoại tử.

Bệnh viêm họng Vincent
Viêm họng Vincent thuộc nhóm viêm họng loét. Khi mắc phải, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, sốt, đau nhức ở vòm họng.

Ở người khỏe mạnh có sức đề kháng tốt, chỉ sau 10 ngày các vết loét sẽ tự động liền lại và khỏi. Tuy nhiên, ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy kém bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể, vết loét sẽ lan rộng ra đến miệng và lưỡi, nặng hơn có thể gây hoại tử amidan, ung thư vòm họng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.

Bệnh viêm họng Vincent thường gặp nhiều ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Ngoài ra, bệnh cũng khá phổ biến ở các quốc gia kém phát triển hay các khu vực có điều kiện sống thấp và chế độ dinh dưỡng kém. Vì vậy, bệnh nhân cần phải tìm hiểu rõ về bệnh để biết cách kiểm soát các triệu chứng.

→Xem thêm: 10 thực phẩm trị viêm họng, giảm đau và bảo vệ cổ

Nguyên nhân gây viêm họng Vincent

Bệnh xảy ra có thể là do các yếu tố nguy cơ sau:

  • Do vi khuẩn tấn công: Như đề cập ở trên, viêm họng Vincent xuất hiện chủ yếu là do xoắn khuẩn và trực khuẩn hình thoi tích tụ trong niêm mạc họng gây ra.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc mắc phải các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa là yếu tố giúp vi khuẩn ở vòm họng sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Nguyên nhân gây viêm họng Vincent
Vệ sinh răng miệng không sạch là một trong những nguyên nhân điển hình gây viêm họng Vincent.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Đánh răng không đúng cách, lười vệ sinh răng miệng,… cũng góp phần làm tăng khả năng mắc bệnh. Đặc biệt là những đối tượng mắc bệnh viêm họng, nướu hay amidan nguy cơ mắc bệnh viêm họng Vincent thường khá cao.
  • Do tiếp xúc với hóa chất độc hại: Nguy cơ mắc bệnh viêm họng Vincent cũng có thể là do nhiễm hóa chất độc hại hoặc nhiễm độc kim loại qua đường hô hấp. Những người thường xuyên hút thuốc lá tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, người bị tiểu đường, tim mạch, trào ngược dạ dày hay bị nhiễm HIV, nội tiết tố thay đổi cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm họng Vincent cao.

Triệu chứng bệnh viêm họng Vincent

Bệnh viêm họng Vincent thường có các triệu chứng tương tự như bị nấm lưỡi hay bệnh nhiệt miệng (hay còn gọi là loét áp – tơ). Vì vậy, các bạn cần phân biệt rõ để tránh chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị sai. Biểu hiện viêm họng Vincent bao gồm:

  • Sốt, bệnh nặng có thể sốt cao lên 40 độ C.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Cổ họng đau rát, khó nuốt.
  • Xuất hiện hạch sưng to ở cổ.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Trên bề mặt amidan xuất hiện giả mạc trắng. Nếu bệnh tiến triển xấu, giả mạc sẽ lan rộng và gây loét. Lâu dần dẫn đến hoại tử amidan, mắt thường có thể quan sát thấy được.

Cách chẩn đoán bệnh viêm họng Vincent

Dựa vào các triệu chứng sốt, cơ thể mệt mỏi, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, họ cũng có thể kiểm tra viêm họng Vincent bằng xét nghiệm máu. Chụp x – quang cũng được chuyên viên y tế yêu cầu thực hiện để xem nhiễm trùng có lan đến vùng xương dưới nướu răng hay không.

Điều trị viêm họng Vincent

Không chỉ riêng viêm họng Vincent mà bất kỳ bệnh nào nếu chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị viêm họng Vincent
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định sử dụng khi viêm họng Vincent do vi khuẩn gây ra.

Chuyên viên y tế sẽ chỉ định dùng kháng sinh khi kết quả xét nghiệm có tìm thấy vi khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị viêm họng Vincent đó là AmoxicillinPenicillin hoặc Ampicillin. Với nhóm thuốc này, thời gian điều trị bệnh chỉ kéo dài khoảng 10 ngày. Ngoài ra, nhóm thuốc CephalosporinsClindamycine hay Macrolides cũng được dùng để cải thiện bệnh viêm họng Vincent. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng 5 ngày, tránh sử dụng lâu gây tác dụng phụ không mong muốn.

Làm thế nào để phòng bệnh viêm họng Vincent?

Ngoài việc dùng thuốc theo yêu cầu, lời khuyên của chuyên viên chăm sóc sức khỏe dành cho bạn để phòng ngừa và tránh bệnh chuyển nặng đó là:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày và đừng quên súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn, làm tăng độ ẩm cho niêm mạc họng.
  • Ngừng hút thuốc và tránh xa đồ ăn chứa nhiều chất béo, thức uống có chứa đường.
  • Nên bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin,…
  • Cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giúp tinh thần thoải mái, tránh stress.

Bệnh viêm họng Vincent nếu không được chữa trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nặng nề, nghiêm trọng nhất là ung thư vòm họng. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh, bạn không nên chần chừ mà hãy đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và thiết lập phác đồ điều trị phù hợp.

** Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp chữa trị y khoa nào.

Có thể bạn quan tâm

Các món ăn tốt cho người bị viêm họng

7 món ăn tốt cho người bị viêm họng không nên bỏ qua

Canh gà, cháo ngao, lòng trắng trứng, bánh yến mạch... là những món ăn bạn nên sử dụng khi bị...

Viêm họng ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị vi khuẩn...

Các bệnh về họng và triệu chứng nhận biết, điều trị

Viêm họng, viêm amidan, sỏi amidan, nhiễm trùng dây thanh quản... là các bệnh lý về họng xảy ra phổ...

Chữa viêm họng hạt bằng gừng liệu có hiệu quả?

Gừng là một loại dược liệu nổi tiếng với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Do đó chúng thường...

Viêm họng có lây không? Làm thế nào để phòng tránh?

Nhiều người bị viêm họng có thói quen ho, hắt hơi mà không che miệng, điều này tưởng chừng như...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *