Cephalosporin: công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Cephalosporin là một trong những loại thuốc được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Loại thuốc kháng khuẩn phổ rộng này cũng đã được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý từ năm 1964 cho đến nay.

Kháng sinh Cephalosporin
Kháng sinh Cephalosporin

  • Tên biệt dược: Cephalosporin.
  • Phân loại: thuốc kháng sinh.

Thông tin về thuốc Cephalosporin

Cephalosporin là thuốc thuộc nhóm kháng sinh β-lactam. Để điều chế Cephalosporin, cần tiến hành chiết xuất từ nấm Cephalosporium hay nấm Acremonium. Hiện tại Cephalosporin đã được điều chế qua 4 thế hệ khác nhau.

# Tác dụng chính của thuốc Cephalosporin

Thuốc Cephalosporium được chỉ định trong những trường hợp như:

  • Chỉ định dự phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng.
  • Loại bỏ các loại vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Cephalosporin.
  • Tác dụng lên vi khuẩn Gram dương (đối với thế hệ 1).
  • Tác dụng lên vi khuẩn Gram âm (đối với các thế hệ tiếp theo).

Ngoài những tác dụng chung, mỗi thế hệ của Cephalosporium có những đặc điểm riêng biệt và dùng để điều trị đối với những trường hợp khác nhau.

Cephalosporium thế hệ 1

  • Cephalosporium thế hệ 1 có tác dụng điều trị và diệt khuẩn đối với nhưng trường hợp chủng vi khuẩn S. aureus và S. Pyogenes tác động lên da, mô mềm.
  • Sử dụng trong những trường hợp điều trị trước khi phẫu thuật.
  • Hỗ trợ trong điều trị, dự phòng và phẫu thuật các vấn đề về đường ruột, đặc biệt là các loại vi khuẩn yếm khí.
  • Sử dụng qua đường uống đối với những trường hợp điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Cephalosporium thế hệ 1 gồm một số hoạt chất như: cefapirin, cephalothin, cephadrin, cefalorodin, cefalexin, cefazolin, cefadroxil,…

Cephalosporium thế hệ 2

  • Cephalosporium thế hệ 2 thường được chỉ định điều trị đối với những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Nhóm thuốc này cũng được chỉ định sử dụng đối với những trường hợp bệnh nhân viêm phổi, viêm tai giữa do nhiễm khuẩn S. pneumoniae kháng kháng sinh Penicillin.
  • Hỗ trợ điều trị phối hợp với những trường hợp viêm nhiễm khuẩn ổ bụng, vùng chậu, biến chứng nhiễm khuẩn vùng chân do bệnh tiểu đường.

Cephalosporium thế hệ 2 gồm một số hoạt chất như: cefoxitin, cefuroxim, cefaclor, cefamandol, ceforanid, cefametazol, cefprozil, cefotetan, loracarbef,…

Cephalosporium thế hệ 3

  • Chỉ định sử dụng điều trị nhiễm khuẩn ở người mắc bệnh lậu.
  • Hỗ trợ điều trị đối với các dạng nhiễm khuẩn do ve.
  • Chỉ định điều trị đối với những trường hợp bệnh nhân viêm màng não (cả trẻ em và người lớn) không suy giảm miễn dịch có liên quan đến chủng H. influenzae, N. meningitidis.
  • Điều trị các loại vi khuẩn gram âm tại đường ruột.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm họng, viêm amidan, nhiễm khuẩn da không biến chứng cấu trúc da với mức độ từ nhẹ đến trung bình.
  • Chỉ định cho một số trường hợp vi khuẩn gây viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa cấp tính,…

Cephalosporium thế hệ 3 gồm một số hoạt chất như cefoprezazon, cefpodoxin, cefixim, cefotaxim, latamoxef, ceftriaxon,…

Cephalosporium thế hệ 4

Chỉ định điều trị các vấn đề về nhiễm khuẩn có liên quan đến các chủng vi khuẩn kháng thuốc không nằm trong những trường hợp trên. Một số Cephalosporium thế hệ 4 bao gồm: cefepim, cefpirom hoạt phổ rộng.

kháng sinh cephalosporin gồm 4 thế hệ
Kháng sinh Cephalosporin gồm 4 thế hệ, được chỉ định sử dụng cho những mục đích điều trị khác nhau.

# Chống chỉ định – thận trọng

  • Cephalosporium thế hệ 2 chống chỉ định sử dụng đối với những trường hợp bệnh viêm màng não.
  • Chống chỉ định đối với những trường hợp bệnh nhân dị ứng với Cephalosporium.
  • Thận trọng đối với những trường hợp bệnh nhân có các vấn đề về chuyển hóa, gan, thận.
  • Không sử dụng Cephalosporium trong những trường hợp nghi ngời kháng kháng sinh.

# Tương tác khi sử dụng Cephalosporium

Tương tác thuốc

Trao đổi với bác sĩ điều trị về vấn đề tương tác thuốc khi sử dụng Cephalosporium. Trước khi điều trị, bệnh nhân cũng cần thông báo với bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng và các loại cây cỏ tự nhiên.

Tương tác với thực phẩm, thức uống

Cephalosporium có tương tác mạnh với cồn, gây ra tình trạng không phân giải alcohol. Do đó, sau khi sử dụng Cephalosporium dưới dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch tuyệt đối không sử dụng thức uống có cồn như bia, rượu,… Nếu xảy ra tương tác có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Tham khảo thêm: Thuốc Rovamycine®: Tác dụng, liều lượng và tác dụng phụ

# Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng Cephalosporium, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Dấu hiệu dị ứng, phản ứng quá mẫn.
  • Có các dấu hiệu phát ban kèm theo sốt hoặc không kèm sốt.
  • Xuất hiện tình trạng tăng bạch cầu ái toan.
  • Một số tác dụng phụ tại đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Có một số vấn đề liên quan đến thận.

# Sử dụng Cephalosporium như thế nào?

Cephalosporium là thuốc kháng sinh dùng theo toa, bệnh nhân không được tự ý sử dụng Cephalosporium mà cần có những chỉ định phù hợp từ bác sĩ điều trị. Việc tự ý sử dụng các loại kháng sinh như Cephalosporium có thể gây ra phản ứng không mong muốn, làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, kháng kháng sinh, dẫn đến điều trị kém hiệu quả cũng như nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân.

# Bảo quản

  • Bảo quản Cephalosporium nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Không bảo quản gần nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

TT Thuốc dân tộc ưu đãi lớn dành riêng cho bệnh nhân vảy nến hưởng ứng ngày 29/10

Nhân ngày Vảy nến Thế giới 29/10, Trung tâm Thuốc dân tộc quyết định triển khai gói ưu đãi lớn...

Bị tổ đỉa khi mang thai: Tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết

Các thay đổi trong thời gian mang thai có thể kích thích triệu chứng của chàm tổ đỉa bùng phát....

Các loại tinh dầu dành cho người bị dị ứng

Tinh dầu là một trong những biện pháp tự nhiên được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng...

trị viêm lỗ chân lông bằng mật ong

6 Mẹo trị viêm lỗ chân lông bằng mật ong đơn giản

Mẹo trị viêm lỗ chân lông bằng mật ong nếu thực hiện đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích...

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Làm sao để phòng tránh

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Cách phòng tránh

Vẩy nến không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại mang tính di truyền....

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Hoang van phongHoang van phong says: Trả lời

    T bị bệnh amidan hốc mủ có uống được loại thuốc cephalosporin ko.và mua ở đâu ak

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *