Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Tác hại gì mà đáng sợ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, căn bệnh này tương đối lành tính. Bệnh hầu như không tác động và không đe dọa đến tính mạng. Nếu tích cực trong quá trình chăm sóc và chữa trị, bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn. Ngược lại, các trường hợp chủ quan có thể khiến búi trĩ nhanh chóng gia tăng kích thước. Đồng thời gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu mãn tính, sa nghẹt búi trĩ…

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Tác hại gì mà đáng sợ?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bệnh lỹ này thể hiện cho tình trạng tĩnh mạch tại vùng hậu môn – trực tràng có dấu hiệu suy yếu, ứ máu, giãn phình và hình thành một hoặc nhiều cấu trúc dạng búi (hiện tượng này được gọi là búi trĩ). Bệnh trĩ xảy ra phổ biến ở những người có độ tuổi trung niên, người cao tuổi. Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ cao hơn so với nam giới.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Tác hại gì mà đáng sợ?
Tìm hiểu bệnh trĩ có nguy hiểm không? Tác hại gì mà đáng sợ?

Thực chất, bệnh lý này là hệ quả do tăng áp lực ở ổ bụng và tăng áp lực đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng trong một thời gian dài khiến thành mạch có dấu hiệu giãn phình và suy yếu. Bệnh thường hình thành và phát triển do thói quen lười vận động, bị tiêu chảy – táo bón kéo dài, chế độ ăn uống ít chất xơ, thói quen nhịn đại tiện, lao động nặng…

Mặc dù bệnh trĩ xuất hiện khiến bệnh nhân mắc phải nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát vùng hậu môn, đi đại tiện ra máu, khó khăn khi đi ngoài, tiết dịch, ngứa ngáy… nhưng bệnh lý này không quá nguy hiểm.

Theo các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng bệnh trĩ không tác động và không gây ảnh hưởng đến tình mạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu bệnh nhân tiến hành thăm khám và can thiệp xử lý sớm.

Những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ

Mặc dù không tác động, không gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe tổng thể của người bệnh nhưng bệnh trĩ có khả năng tiến triển mạnh. Đồng thời hình thành nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không sớm kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ gồm:

1. Bệnh thiếu máu mãn tính

Thiếu máu mãn tính là biến chứng xảy ra phổ biến ở những người mắc bệnh trĩ độ 3 và trĩ độ 4. Biến chứng này xuất hiện khi tình trạng đi đại tiện ra máu kéo dài, không được kiểm soát. Thực tế, thiếu máu mãn tính không đe dọa đến sức khỏe tổng thể và không có mức độ quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên biến chứng thiếu máu có thể khiến người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, xanh xao, sụt cân, ăn uống kém, người gầy yếu, giảm khả năng tập trung khi học tập và lao động. Đối với phụ nữ, thiếu máu mãn tính còn làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt và vô sinh.

Thiếu máu mãn tính
Thiếu máu mãn tính là biến chứng thường xuyên xuất hiện ở những người mắc bệnh trĩ độ 3 và trĩ độ 4

Tham khảo thêm: Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi có tốt như lời đồn?

2. Nghẹt búi trĩ

Đối với những trường hợp bị trĩ nội độ 3 và độ 4, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao mắc phải biến chứng sa nghẹt búi trĩ. Biến chứng này xảy ra khi búi trĩ gia tăng kích thước, sa ra ngoài hoàn toàn, cuối cùng bị nghẹt do cơ vòng hậu môn gặp vấn đề và co thắt quá mức.

Biến chứng nghẹt búi trĩ khiến quá trình tuần hoàn máu của đám rối tĩnh mạch bị gián đoạn. Điều này khiến búi trĩ thiếu hụt lượng máu nuôi dưỡng dẫn đến căng bóng, phù nề, sưng và kèm theo cảm giác đau nhức dữ dội.

Cơn đau do tình trạng sa nghẹt búi trĩ gây ra thường có mức độ nặng nề hơn so với những cơn đau thông thường. Bên cạnh đó, đau do nghẹt búi trĩ còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể trạng, đời sống và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Nếu xuất hiện kéo dài, tình trạng sa nghẹt búi trĩ có thể khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ vỡ búi trĩ, viêm nhiễm vùng hậu môn, búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím đậm…

3. Hình thành huyết khối

Trĩ huyết khối được xác định là một trong những biến chứng thường gặp ở những người bị trĩ. Biến chứng này hình thành và tiến triển khi mạch máu trong búi trĩ bị suy yếu và bị vỡ khiến máu tràn ra bên ngoài, sau đó đông lại tạo thành huyết khối.

Tương tự như biến chứng nghẹt búi trĩ, huyết khối hình thành có thể khiến quá trình tuần hoàn máu bị cản trở dẫn đến búi trĩ phù nề, sưng đau và làm tăng nguy cơ mắc chứng viêm nhiễm.

4. Vỡ búi trĩ

Biến chứng vỡ búi trĩ thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ trong thời gian dài, nhất là trĩ ngoại. Biến chứng này xuất hiện là do lưu lượng máu trong tĩnh mạch đột ngột gia tăng dẫn đến vỡ mạch máu và gây ra hiện tượng xuất huyết.

Vỡ búi trĩ không chỉ khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn nghiêm trọng mà còn làm tăng nguy cơ hoại tử và viêm nhiễm hậu môn khi không áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách.

5. Rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn

Cơ thắt hậu môn là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ điều khiển hoạt động đóng và mở của hậu môn. Tuy nhiên việc búi trĩ sa và nằm ngoài ống hậu môn trong thời gian dài có thể khiến cơ thắt hậu môn gặp vấn đề, đóng – mở một cách bất thường và bị rối loạn chức năng.

Biến chứng rối loạn cơ thắt hậu môn có thể kèm theo hiện tượng mất kiểm soát khi trung tiện (xì hơi) và đại tiện. Ở một số trường hợp, cơ thắt hậu môn có thể rối loạn, co thắt bất thường khiến bệnh nhân mắc chứng trĩ huyết khối, sa nghẹt búi trĩ. Đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vùng hậu môn, trực tràng.

Rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn
Rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn có thể kèm theo hiện tượng mất kiểm soát khi trung tiện và đại tiện

6. Hình thành trĩ vòng

Trĩ vòng là hiện tượng ống hậu môn – trực tràng xuất hiện nhiều búi trĩ. Những búi trĩ liên phát kết hợp với búi trĩ thứ phát tạo ra một búi trĩ lớn. Búi trĩ này sa hẳn ra khỏi ống hậu môn. Ngoài tình trạng sa búi trĩ, bệnh trĩ vòng còn khiến bệnh nhân bị sa niêm mạc trực tràng.

Trĩ vòng thường là biến chứng của bệnh trĩ hỗn hợp. So với bệnh trĩ nội, trĩ ngoại đơn thuần, bệnh trĩ vòng có diễn tiến phức tạp và có mức độ nguy hiểm hơn. Để loại bỏ búi trĩ, bệnh nhân bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật.

Tham khảo thêm: 3 Mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng cực hay nên thử

7. Tăng nguy cơ mắc các bệnh hậu môn – trực tràng

Búi trĩ có khả năng tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của hệ tiêu hóa và niêm mạc hậu môn – trực tràng. Chính vì thế, nếu không sớm thăm khám và điều trị bệnh trĩ,người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều vấn đề, bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, bao gồm:

  • Nứt kẽ hậu môn: Nứt kẽ hậu môn thể hiện cho tình trạng niêm mạc ống hậu môn hình thành một hoặc nhiều ổ viêm loét, có sự co thắt quá mức của cơ thắt kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng sau khi đi đại tiện. Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở những người bị thiếu máu mãn tính, viêm nhiễm hậu môn và sau khi phẫu thuật cắt trĩ.
  • Viêm nhiễm hậu môn: Bệnh trĩ khiến cho niêm mạc hậu môn tiết dịch, luôn trong trạng thái ẩm ướt và kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu mà còn khiến nguy cơ viêm nhiễm hậu môn (viêm nhú, viêm khe) tăng cao. Khi bị nhiễm trùng hậu môn, người bệnh sẽ nhận thấy tại khu vực này xuất hiện cảm giác nóng rát, ngứa ngáy và sưng đau.
  • Áp xe quanh hậu môn: Áp xe quanh hậu môn là tình trạng vùng hậu môn – trực tràng bị nhiễm trùng lâu ngày và tạo thành ổ áp xe. Đối với trường hợp này, bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện để tiến hành thăm khám, chích rạch mủ và sử dụng thuốc kháng sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp không kịp thời xử lý, ổ áp xe có thể bị rỉ, vỡ và gây ra tình trạng rò hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn xảy ra phổ biến ở những người bị thiếu máu mãn tính, viêm nhiễm hậu môn, sau cắt trĩ

8. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Búi trĩ hình thành và phát triển ở ống hậu môn khiến người bệnh luôn có cảm giác vướng víu, khó chịu, đau rát, ẩm ướt và ngứa ngáy. Ở các giai đoạn tiến triển, kích thước của búi trĩ có thể gia tăng. Đồng thời phát sinh ra nhiều biến chứng nặng nề như đau rát hậu môn, chảy máu thành tia, niêm mạc hậu môn sưng nóng, viêm đỏ và đau nhức dữ dội.

Các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm. Đồng thời làm ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, ngồi, mất tập trung khiến hiệu suất học tập và làm việc suy giảm.

Ngoài ra búi trĩ hình thành và phát triển ở vùng hậu môn – trực tràng còn khiến người bệnh thiếu tự tin, mang tâm lý e ngại khi tham gia vào các hoạt động quan hệ tình dục với bạn tình.

Tham khảo thêm: Mẹo chữa bệnh trĩ bằng mật ong dễ dùng, hiệu quả

Cần làm gì khi mắc bệnh trĩ?

Bệnh trĩ không tác động và không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không sớm thăm khám và điều trị.

Chính vì thế ngay khi nhận thấy vùng hậu môn trực tràng xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh lý. Sau chẩn đoán, bạn cần:

  • Tích cực áp dụng các phương pháp chữa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đối với bệnh trĩ giai đoạn đầu, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng thuốc điều trị, can thiệp các thủ thuật xâm lấn kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị trĩ nặng (cấp độ 3, cấp độ 4), người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ bằng phương pháp phẫu thuật.
  • Bệnh nhân bị trĩ cần có thói quen sinh hoạt khoa học và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm áp lực lên ống hậu môn, giảm áp lực lên ổ bụng và ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh trĩ.
  • Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ do sự tác động và ảnh hưởng của một số bệnh lý khác (giãn tĩnh mạch, bệnh gút, bệnh tiểu đường, nhiễm khuẩn trực tràng…) người bệnh cần điều trị đồng thời bệnh trĩ với các bệnh lý nguyên nhân.
  • Chủ động giảm cân bằng chế độ ăn uống khoa học. Đồng thời thường xuyên vận động và luyện tập những bộ môn thể thao có cường độ nhẹ như đi bộ, tập yoga, bơi lội… để giảm áp lực lên trực tràng, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện độ dẻo dai của tĩnh mạch và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ.
Vận động và luyện tập những bộ môn thể thao có cường độ nhẹ
Bệnh nhân bị trĩ nên vận động và luyện tập những bộ môn thể thao có cường độ nhẹ

Thông tin trong bài viết đã giải đáp vấn đề “Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Tác hại gì mà đáng sợ?”. Đồng thời đề cập đến các biến chứng thường gặp và cách xử lý khi mắc phải bệnh lý này. Hy vọng thông qua thông tin, người bệnh có thể hiểu và nắm rõ những ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với sức khỏe và đời sống. Từ đó chủ động hơn trong việc thăm khám, phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bảng giá chi phí cắt trĩ – Chi tiết từng mục

Cắt trĩ hết bao nhiêu tiền và nên cắt ở đâu uy tín là một trong những từ khóa được...

đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia

Bị đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia có nguy hiểm?

Tình trạng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia đang khiến nhiều người hoang mang. Hệ tiêu hóa...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa đơn giản tại nhà

Theo nhiều nghiên cứu, dầu dừa chứa nhiều chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, tăng nhu động ruột...

NS Bình Xuyên chia sẻ về bài thuốc chữa bệnh trĩ Thăng trĩ Dưỡng huyết thang sau 1 tháng sử dụng

NS Bình Xuyên: “Bệnh trĩ của tôi chuyển biến không ngờ sau 1 tháng dùng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Thuốc dân tộc”

Gần 4 năm “đứng ngồi không yên” vì bệnh trĩ, sau nhiều lần sử dụng thuốc Tây, NS Bình Xuyên...

Bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư?

Một điều khá nhiều bệnh nhân thắc mắc là liệu bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *