Bà bầu có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong? (bị nặng)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bị bệnh trĩ khi mang thai khiến chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng trĩ nặng, các biến chứng nguy hại có thể xảy ra, đe dọa sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy, bà bầu có cắt trĩ được không? Đây là thắc mắc được nhiều thai phụ đưa ra. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Bệnh trĩ khi mang thai gây ra tác hại gì?

Cũng tương tự như bệnh trĩ đối với người bình thường, bà bầu bị bệnh trĩ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề đi đại tiện. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho thai phụ như tình trạng ẩm ướt hậu môn tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau hậu môn, phân lẫn máu, hậu môn bị sưng đỏ,…

Bà bầu có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong? (bị nặng)
Bà bầu có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong?

Nếu không có biện pháp khắc phục, bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai có thể gây ra biến chứng nguy hại. Điển hình là tình trạng sa búi trĩ, xuất huyết hậu môn,…khiến thai phụ suy nhược cơ thể, ảnh hưởng cho cả mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng. 

Trường hợp bà bầu mắc bệnh trĩ trong lần mang thai đầu tiên. Kết hợp với quá trình sinh thường có thể sẽ bị trĩ nặng hơn trong lần mang thai thứ hai. Nguyên nhân là do các cơ quan tại khu vực này chưa phục hồi lại bình thường. Các búi trĩ có thể nhỏ như hạt đậu hoặc thậm chí có trường hợp to bằng một quả nho.

Bà bầu có thể mắc trĩ nội hoặc trĩ ngoại. Tuy nhiên, các triệu chứng mà bệnh gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Bà bầu thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn, đau rát khi đi đại tiện. Nếu bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng, trực tràng – hậu môn có thể bị xuất huyết nguy hiểm.

Bệnh trĩ khi mang thai gây ra tác hại gì?
Bệnh trĩ gây ra nhiều vấn đề cho phụ nữ mang thai, nhất là tình trạng đau rát khi đi đại tiện

Bà bầu bị trĩ nặng có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong?

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc cắt trĩ cho bà bầu khá nguy hiểm. Chính vì thế, thay vì phẫu thuật xâm lấn, trong thời gian mang thai phụ nữ bị trĩ sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc uống hoặc đặt hậu môn để kiểm soát bệnh. Trường hợp bà bầu bị trĩ nặng, biện pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc, tuy nhiên chỉ thực hiện sau khi sinh.

Nguyên nhân là vì, khi cắt trĩ, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc gây tê để giảm đau trong quá trình điều trị. Thế nhưng những loại thuốc này là các dạng tối kỵ đối với phụ nữ mang thai. Chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh. Không những thế, cắt bỏ búi trĩ có thể tác động tiêu cực đến vùng chậu cũng như sức khỏe của thai phụ.

Tình trạng bệnh trĩ như thế nào thì bà bầu cần phải phẫu thuật cắt trĩ? Cụ thể, giai đoạn bệnh trĩ chuyển biến nặng, búi trĩ sưng to khiến hậu môn bị đau rát dữ dội, kèm theo đó, bà bầu không thể đi đại tiện được bình thường. Ngoài ra, nếu bệnh có dấu hiệu hình thành biến chứng thì phẫu thuật là giải pháp cuối cùng được áp dụng.

Bà bầu bị trĩ nặng có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong?
Bà bầu bị trĩ nặng có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong?

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ dựa vào những trường hợp cụ thể để có biện pháp điều trị phù hợp nhất, đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con. Thông thường, thời điểm thích hợp để tiến hành phẫu thuật là ít nhất 6 tuần sau khi bà bầu sinh xong. Khi đó, các mô cơ ở hậu môn đã hoạt động lại tương đối bình thường. Người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng đậu bắp và dầu oliu bạn nên thử

Khắc phục triệu chứng trĩ cho bà bầu

Trường hợp bà bầu bị trĩ nhẹ, bệnh chưa chuyển biến phức tạp thì áp dụng biện pháp khắc phục triệu chứng tại nhà là sự lựa chọn của nhiều người. Dưới đây là một số phương pháp giảm đau, ngứa tạm thời, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Ngâm nước ấm: Trực tràng – hậu môn bị tổn thương dẫn đến đau rát, khó chịu nhất là khi bà bầu ngồi. Lúc này, bạn có thể sử dụng nước ấm để ngâm hậu môn. Phương pháp giúp khắc phục cảm giác khó chịu nhanh chóng tại nhà. Lưu ý sử dụng nước ấm vừa đủ, ngâm rửa hậu môn trong khoảng 10 – 15 phút, mỗi ngày có thể thực hiện vài lần. Nhiệt độ của nước sẽ giúp máu huyết lưu thông đến trực tràng – hậu môn tốt hơn, giảm đau ngứa.
  • Chườm lạnh: Chườm đá lạnh lên hậu môn là một trong những cách giảm đau hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bà bầu không nên sử dụng đá lạnh lăn trực tiếp lên hậu môn. Sử dụng khăn mỏng sạch hoặc gạc y tế quấn quanh viên đá, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng. Lăn đá lạnh lên hậu môn để cải thiện tình trạng sưng đau khá hiệu quả.
  • Vệ sinh hậu môn: Bà bầu nên giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Đây là cách giúp các búi trĩ không lớn hơn gây hại. Lựa chọn giấy vệ sinh, khăn bông mềm để bảo vệ sức khỏe cho khu vực này. Nhất là bảo vệ các búi trĩ không bị tổn thương gây ra viêm nhiễm trầm trọng hơn.
    Khắc phục triệu chứng trĩ cho bà bầu
    Áp dụng các biện pháp khắc phục triệu chứng của bệnh trĩ ngay tại nhà cho bà bầu

Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng một số phương pháp dân gian, sử dụng lá thảo dược nấu nước ngâm hậu môn để khắc phục tình trạng đau rát. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị em nên tham vấn trước với ý kiến của bác sĩ sản khoa.

Trường hợp trĩ nặng, xuất hiện biến chứng chị em nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị cho từng đối tượng bệnh nhân. Bà bầu không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, kem bôi,… vì thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ cho mẹ và bé.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ (giai đoạn đầu) và cách chữa

Phòng ngừa bệnh trĩ cho bà bầu

Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều vấn đề cho bà bầu trong suốt thai kỳ, nhất là khi mắc bệnh trong tam cá nguyệt cuối cùng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, chị em phụ nữ nên có biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ từ bây giờ, để quá trình mang thai được an toàn và thuận lợi nhất:

  • Bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc, rau xanh, trái cây,… giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt là tránh được tình trạng táo bón lâu ngày gây nên bệnh trĩ khó chịu.
  • Bà bầu nên hạn chế ăn quá mặn hoặc quá ngọt, cắt giảm lượng muối và đường về mức ổn định theo hướng dẫn của các chuyên gian. Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai, chị em cũng nên tránh xa hoàn toàn các loại thức ăn hoặc nước uống chứa chất kích thích.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng trong thời gian dài. Bởi, căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng viêm đại tràng, táo bón,…làm cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
    Phòng ngừa bệnh trĩ cho bà bầu
    Bà bầu nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước hàng ngày giúp phòng ngừa táo bón, tránh bệnh trĩ bùng phát gây hại cho mẹ và bé
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt, phòng ngừa chứng táo bón.
  • Có thói quen sinh hoạt điều độ. Bạn nên dành thời gian để tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Việc này cũng giúp vùng kín được dẻo dai hơn, hỗ trợ quá trình chuyển dạ, sinh con được dễ dàng.
  • Trong lúc đi vệ sinh không nên dùng sức rặn quá mạnh, không ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Giữ thói quen đi đại tiện trong cùng một khung giờ, điều này sẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa, bài tiết quen với hoạt động này, phòng ngừa chứng táo bón.
  • Tránh ngồi quá lâu, nếu công việc hạn chế di chuyển, bạn nên dành một vài phút đi lại sau 1 giờ làm việc liên tục. Đây là biện pháp giúp giảm áp lực cho hậu môn.
  • Bà bầu nằm nghiêng nên nghiêng về bên trái. Không nên nằm ngửa hoặc nằm sấp, việc này sẽ giúp giảm áp lực lên vùng chậu, hậu môn.

Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Bà bầu có cắt trĩ được không?”. Như đã đề cập, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, chị em không thực hiện cắt trĩ. Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện khi thai phụ đã sinh xong.

nhận biết và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, thường gặp nhất là ở người trưởng...

Nếu tình trạng trĩ ngoại diễn ra trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu, cắt bỏ búi trĩ.

Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? Bác sĩ giải đáp

Bệnh trĩ gây đau đớn, khiến sinh hoạt thường ngày đảo lộn. Nếu để lâu không chữa, bệnh sẽ gây...

Phẫu Thuật Cắt Trĩ Có Đau Không? Sau Bao Lâu Thì Lành?

Khi bị bệnh trĩ, nhiều người gặp phải cơn đau đớn và khó chịu, nhất là khi búi trĩ sa...

Ngâm nước muối có chữa được bệnh trĩ không?

Ngâm nước muối có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn và hạn chế chảy máu ở bệnh nhân bị trĩ....

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên chọn ăn các loại thực phẩm nhuận tràng, giảm táo bón và giàu chất sắt.

Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn và kiêng gì mau khỏi ?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ống hậu môn xuất hiện ổ viêm loét. Để bệnh mau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *