Chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật khi nào, cách nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Việc điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật thường đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều được các bác sĩ chỉ định cắt búi trĩ. Bên cạnh đó, việc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ thường để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật khi nào? Đó là những phương pháp nào? Chuyên gia thuocdantoc.vn sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

chữa bệnh trĩ có nhất thiết phải phẫu thuật không?
Chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật khi nào? Phương pháp nào? – Chuyên gia tư vấn

Điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật khi nào?

Tuy không phải là bệnh lý đe dọa đến tính mạng con người, nhưng bệnh trĩ lại là nỗi ám ảnh của nhiều người khi mắc phải. Căn bệnh này không những khiến sức khỏe bị giảm sút mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và chất lượng cuộc sống.

Với nền y học ngày càng hiện đại, bệnh trĩ có khả năng được đẩy lùi nhanh chóng nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bệnh lựa chọn phương án chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật. Và đây cũng chính là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm, trong đó có chị Đặng Thùy Dung. Chị Dung đã gửi đến hộp thư điện tử của trang thuocdantoc.vn với nội dung như sau:

“Thưa chuyên gia! Mấy ngày trước tôi có đi khám bệnh tại phòng khám tư nhân gần nhà thì bác sĩ bảo tôi bị bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn 2 và đưa cho tôi nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay tôi đang sử dụng thuốc bôi và uống theo chỉ định của bác sĩ nhưng tình trạng sức khỏe không có chuyển biến tích cực. Tôi nghe người nhà tôi bảo là cần phải đi phẫu thuật bắt bỏ búi trĩ đi. Tin theo, tôi có tham khảo bảng giá cắt trĩ ở các bệnh viện lớn thì mức chi phí khá cao mà tài chính cá nhân thì không cho phép. Vậy đưa chuyên gia, bệnh trĩ của tôi có nhất thiết phải phẫu thuật không ạ? Nếu không phẫu thuật thì tôi nên làm gì để cải thiện bệnh lý? Mong nhận được hồi âm sớm từ chuyên gia.

(Đặng Thùy Dung, 27 tuổi, Cà Mau)

Trước hết, gửi lời cảm ơn bạn Đặng Thùy Dung đã tin tưởng và gửi thắc mắc về website của chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn, trước hết, chúng tôi muốn bạn hiểu rõ bệnh trĩ khi nào nên phẫu thuật và không nên phẫu thuật.

giải đáp thắc mắc: chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật khi nào
Giải đáp thắc mắc: “Những trường hợp bệnh trĩ cần phẫu thuật và không cần phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ”

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?

Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ ở giai đoạn 3 trở lên. Khi đó, kích thước búi trĩ to, không có khả năng tự co vào ống hậu môn hoặc các thủ thuật điều trị thông thường không có tác dụng. Nhưng ở một số trường hợp khác, chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ chỉ được ra đối với các đối tượng mắc bệnh trĩ ở cuối giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Đầu giai đoạn 3, người bệnh vẫn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị để bảo tồn và không nhất thiết cần đến sự can thiệp của dao kéo.

Chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật khi nào?

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ thường đem lại hiệu quả cao nhưng không phải đa số đối tượng mắc bệnh trĩ đều được các chuyên gia khuyến khích thực hiện. Bởi phương pháp này chỉ điều trị bên ngoài và không điều trị tận gốc bệnh, do đó, bệnh rất dễ tái phát trở lại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe như: Nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn, hẹp hậu môn,…

Vậy, điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật khi nào? – Các trường hợp bệnh trĩ nội, trĩ ngoại ở mức độ nhẹ (độ 1, độ 2) hoặc ở giai đoạn khởi phát với các triệu chứng ngứa ngáy hậu môn, lượng máu ra ít khi đi đại tiện, kích thước búi trĩ còn nhỏ và không thực sự quá nguy hiểm. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh trĩ ở đầu giai đoạn 3 và việc dùng thuốc vẫn còn hiệu quả thì không nhất thiết có sự can thiệp của phẫu thuật.

chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật khi nào?
Trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát, kích thước búi trĩ nhỏ không được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích điều trị bằng phẫu thuật

Tuy nhiên, để biết chính xác mức độ bệnh trĩ đang mắc phải, bạn cần tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra một số phác đồ điều trị phù hợp.

Những phương pháp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Như đã nói trên, không phải mọi trường hợp mắc bệnh trĩ đều có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Người bệnh có thể cải thiện bệnh lý bằng nhiều phương pháp khác như: sử dụng thuốc, thủ thuật điều trị bệnh trĩ, cách giảm đau trĩ tại nhà hoặc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Dưới đây là một số phương pháp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh trĩ mà không cần phẫu thuật, người bệnh có thể tham khảo:

1. Sử dụng thủ thuật điều trị bệnh trĩ

Một số trường hợp bệnh trĩ không được yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nhưng vẫn được chỉ định một số thủ thuật để giảm kích thước búi trĩ cũng như cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn,… Người bệnh trĩ có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bằng các thủ thuật như: chích xơ, đốt hồng ngoại thắt búi trĩ, làm lạnh (bằng khí nitơ), dùng nhiệt,…

Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá là đem lại hiệu quả cao nhưng chi phí điều trị cao và dễ tái phát trở lại sau một thời gian.

sử dụng thủ thuật Tây y trị bệnh trĩ
Chích xơ búi trĩ – Áp dụng điều trị cho các trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ

2. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây y

Trên thị trường hiện nay, thuốc Tây y trị bệnh trĩ xuất hiện khá nhiều với các mẫu mã, thương hiệu khác nhau được bào chế ở dạng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc mỡ và thuốc đặt hậu môn. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có chứa các thành phần khác nhau. Do đó, bạn nên lựa chọn thuốc có chứa các thành phần phù hợp với cơ địa để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Mặt khác, bạn nên sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng được quy định. Không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài, điều này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc Tây y theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc Tây y trị bệnh trĩ được các bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc bôi ngoài, thuốc mỡ: Giúp làm dịu các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, nứt kẽ hậu môn do bệnh trĩ gây ra;
  • Thuốc đạn đặt hậu môn: Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, đồng thời giúp tái tạo cấu trúc của lớp mô;
  • Thuốc co mạch: Giúp làm giảm triệu chứng chảy máu búi trĩ, đồng thời có tác dụng chống viêm, giảm ngứa tức thời;
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại;
  • Thuốc chống viêm tại chỗ: Các loại thuốc bôi Corticoid có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, sưng, phù nề do tổn thương ở vùng hậu môn;
  • Thuốc giảm đau: Giúp làm giảm các triệu chứng đau rát khó chịu, ngứa ngáy quanh vùng hậu môn;
  • Thuốc làm bền thành tĩnh mạch: Có tác dụng tăng trương lực mạch máu, đồng thời giúp làm bền thành mạch hậu môn;
  • Thuốc nhuận tràng: Áp dụng điều trị cho các đối tượng bị táo bón nặng, giúp việc đi đại tiện được dễ dàng.
chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật
Thuốc bôi có tác dụng làm dịu cơn ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn do bệnh trĩ gây ra

3. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Đông y cũng được nhiều người bệnh lựa chọn. Thông thường, các bài thuốc Đông y có thể sử dụng cả thuốc uống và thuốc ngâm, phù hợp sử dụng cho mọi trường hợp.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp này, người bệnh nên điều trị theo lộ trình dài và kiên trì cho đến khi bệnh tình dứt điểm hoàn toàn. Bởi thuốc Đông y thường mang lại tác dụng tương đối chậm và không có tác dụng giảm đau thức thời. Nhưng bù lại, người bệnh có thể an tâm điều trị trong thời gian dài mà không quá lo lắng đến những tác dụng phụ. Bên cạnh đó, thuốc Đông y còn giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát trong tương lai.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến chữa bệnh trĩ, người bệnh có thể tham khảo:

+ Bài thuốc uống

  • Bài thuốc số 1: Bạch thược, Sinh địa, Hắc chi ma, và Trắc bá diệp mỗi vị 12 gram; 9 gram Chỉ xác; Đương quy, Hòe hoa, Xuyên khung và Đào nhân mỗi vị 8 gram cùng với 4 gram Đại hoàng;
  • Bài thuốc số 2: 50 gram Nụ hòe; Chỉ thực, Tam lăng và Thiên thảo mỗi vị 40 gram cùng với 10 gram Tam thất.

+ Bài thuốc bôi

  • Bài thuốc số 1: 30 gram Tô mộc; Ngũ bội, Sa sàng và Hoàng bá mỗi vị 20 gram cùng với 10 gram Binh lang;
  • Bài thuốc số 2: 30 gram Tô mộc; Ngũ bội và Hoàng Đằng mỗi vị 20 gram cùng với 10 gram Hoàng liên;
  • Bài thuốc số 3: 30 gram Tô mộc; Lá móng, Hoàng bá và Sa sàng mỗi vị 20 gram cùng với 10 gram binh lang.

+ Bài thuốc ngâm rửa

Ngoài việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi, người bệnh trĩ có thể kết hợp cùng với một số bài thuốc ngâm rửa hậu môn dưới đây để làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu, đau rát:

  • Bài thuốc số 1: 60 gram Rau sam (tươi); Ngũ bội tử và Hòe hoa mỗi vị 30 gram; 18 gram Mộc qua; Cam thảo, Xuyên tiêu và Bạch chỉ mỗi vị 12 gram cùng với 9 gram Sinh bạch phàn;
  • Bài thuốc số 2: Ngải cứu và Kinh giới mỗi vị 40 gram; Hòe hoa và Chỉ xác mỗi vị 20 gram cùng với 12 gram Phèn chua;
  • Bài thuốc số 3: Minh phàn và Huyền minh phấn mỗi vị 30 gram cùng với 20 gram Đại hoàng.
chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật
Những bài thuốc Đông y trị bệnh trĩ hiệu quả

4. Trị bệnh trĩ bằng mẹo vặt dân gian

Các bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ bằng các thảo dược thiên nhiên đang được nhiều người truyền tai nhau và áp dụng rộng rãi. Cũng như phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y, bài thuốc dân gian thường mang lại công dụng khá chậm và cần người bệnh điều trị lâu ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi điều trị trong thời gian dài và không quá lo lắng đến những tác dụng phụ.

Một số bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ được phần lớn người bệnh biết đến như các bài thuốc từ rau diếp cá, nghệ, cây huyết dụ, quản sung, lá lốt ngải cứu,… Và dưới đây là những bài thuốc cụ thể:

+ Trị bệnh trĩ bằng cây ngải cứu

Trong ngải cứu có chứa nhiều các thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn tự nhiên. Ngoài ra, loại dược liệu này còn giúp làm co mạch, se búi trĩ, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát hậu môn. Do đó, người bị bệnh trĩ hoàn toàn có thể sử dụng cây ngải cứu để trị bệnh trĩ, bằng cách:

  • Đem một nắm lá cây ngải cứu rửa sạch qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo;
  • Cho toàn bộ lá ngải cứu đã được làm sạch vào trong cối để giã nát;
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý và dùng khăn bông để lau ráo nước;
  • Đắp một lượng cây ngải cứu vừa đủ lên hậu môn và giữ yên khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

+ Dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ

Trong Y học cổ truyền, cúc tần có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tán phong nhiệt, tiêu độc. Theo một số tài liệu khác cho biết, trong cây cúc tần có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra như: flavonoids, acid chlorogenic, monoterpen,… Vì thế, chỉ với một nắm cây cúc tần, bạn có thể làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hậu môn bằng cách:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá cúc tần và 1 nắm lá sung;
  • Rửa sạch hai nguyên liệu trên bằng nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
  • Đem hai nguyên liệu được rửa sạch giã nhỏ rồi đem đắp lên vùng hậu môn. Lưu ý, bạn nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi đắp thuốc;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần với mỗi lần 30 phút.

+ Trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Đối với căn bệnh trĩ, diếp cá được ví như thần dược giúp làm dịu cơn đau rát, ngứa ngáy và chảy máu ở vùng hậu môn. Bởi trong loại thảo dược này có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, đồng thời, giúp mang lại cảm giác dễ chịu.

Để trị bệnh trĩ, bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm rau diếp cá và thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa sạch một nắm lá diếp cá bằng nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
  • Cho toàn bộ vào máy xay để xay nhuyễn. Thêm một ít muối biển để tăng tính sát trùng;
  • Sau khi vệ sinh sạch sẽ hậu môn, đắp một lượng hỗn hợp vừa đủ lên trực tiếp hậu môn khoảng 30 phút rồi vệ sinh lại với nước mát;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần và kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá được dân gian ví như thần dược chữa bệnh trĩ

5. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều trị bệnh trĩ. Chính vì vậy, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như phòng ngừa bệnh trở nặng. Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên như sau:

  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, củ, các loại trái cây tươi,… Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cũng không được bỏ qua. Chúng không chỉ có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón (nguyên nhân gây nên bệnh trĩ) mà còn giúp kích thích hệ tiêu hóa;
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng hay các thức ăn có chứa nhiều vị ngọt nhân tạo như: gà rán, khoai tây chiên, mì cay, bánh kem, bánh ngọt,…;
  • Mỗi ngày uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước. Có thể uống các loại nước ép, nước trái cây để bổ sung nước và bổ sung các loại dưỡng chất cho cơ thể;
  • Không sử dụng đồ uống có cồn hay các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê,…
chế độ ăn uống cho người bị bệnh trĩ
Tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu chất xơ khi mắc bệnh trĩ

6. Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý

Chế độ sinh hoạt hợp lý không chỉ giúp cơ thể được thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi mà còn giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ. Chính vì vậy, các đối tượng bị bệnh trĩ cần thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý và nên có thói quen tốt:

  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài;
  • Nâng cao sức khỏe bằng việc chăm luyện tập thể dục thể thao. Đối với người bệnh trĩ, bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe như: yoga, đi bộ, chạy bộ,… Việc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ tốt cho việc đẩy lùi bệnh trĩ mà còn giúp phòng ngừa các bệnh lý tiềm ẩn khác;
  • Hạn chế ngồi quá làm việc liên tục trong nhiều giờ liền, đặc biệt là các đối tượng có đặc thù là ngồi một chỗ như: nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân làm việc trong nhà máy,… Nên dành thời gian để ngồi dậy, vươn vai hoặc có thể đi lại vài phút để tránh gây áp lực lên vùng hậu môn;
  • Việc tắm nước ấm khi bị bệnh trĩ cũng được các chuyên gia khuyến khích. Nước ấm không chỉ giúp đào thải các dị nguyên trên gia còn giúp các cơ được thư giãn, cơ thể nhẹ nhàng, giảm áp lực.
thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học khi bệnh trĩ
Tắm bằng nước ấm luôn được các chuyên gia khuyến khích áp dụng ở các đối tượng mắc bệnh trĩ

7. Tập thói quen đi đại tiện khoa học

Thói quen đi đại tiện ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình chữa trị bệnh trĩ. Việc nhịn đại tiện, có thể tạo thành thói quen xấu và hình thành chứng táo bón – một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Bên cạnh đó, người bệnh trĩ nên tập thói quen đi đại tiện khoa học bằng cách:

  • Tập thói quen đi đại điện đúng giờ: Điều này có thể giúp cơ thể phản xạ đẩy phân ra ngoài, từ đó giúp điều trị và phòng ngừa bệnh táo bón cũng như bệnh trĩ. Tốt nhất, bạn nên đi đại tiện mỗi ngày ít nhất 1 lần, đặc biệt là mỗi buổi sáng sớm;
  • Không nên rặn quá mạnh: Việc rặn quá mạnh sẽ tạo áp lực khá lớn tác động vào trực tràng và hậu môn, nghiêm trọng hơn là dẫn đến những hệ lụy khác. Hậu quả trước mắt là khiến triệu chứng sa búi trĩ nặng hơn và tỷ lệ tái phát cao hơn sau khi đã điều trị khỏi bệnh;
  • Không nên đi đại tiện quá lâu: Các chuyên gia y tế đưa ra một số lời khuyên người bệnh trĩ chỉ nên đi đại tiện tối đa 20 phút/ lần. Việc đi đại tiện quá lâu sẽ khiến vùng bụng và trực tràng bị tác động lực nén khá lớn, điều này dễ làm cho các tĩnh mạch giãn nở và hình thành bệnh trĩ;
  • Không nên sử dụng các thiết bị khi đi vệ sinh: Việc mang theo các thiết bị điện tử sẽ chi phối không ít việc bạn đang đi đại tiện, khiến bạn không tập trung và thời gian đi đại tiện bị kéo dài;
  • Sử dụng giấy vệ sinh mềm mịn: Để tránh làm tổn thương vùng hậu môn cũng như tránh làm vết thương trở nặng, bạn nên sử dụng loại giấy vệ sinh mềm mịn, không mùi thơm để làm sạch hậu môn và bộ phận sinh dục. Trước đó, bạn cũng nên rửa nhẹ hậu môn bằng nước mát.
thiết lập thói quen đi đại tiện khi bị trĩ
Thói quen đi đại tiện ảnh hưởng tương đối lớn đến quá trình điều trị bệnh trĩ

Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “Chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật khi nào?” cũng như đề cập một số biện pháp cải thiện bệnh trĩ. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích được bạn trong việc điều trị và bảo vệ sức khỏe. Mặt khác, bạn nên sắp xếp thời gian thăm khám, chẩn đoán bệnh để biết chính xác mức độ bệnh trĩ đang mắc phải, từ đó có những phác đồ điều trị hiệu quả.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Click xem thêm

Bi quyết chữa bệnh trĩ từ bài thuốc của người H'mông đã đem đến hiệu quả khỏi bệnh gấp 3 - 4 lần so với các phương pháp thông thường khi người bệnh tìm đến điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp được đánh giá cao và phản hồi rất tốt

Hướng dẫn đi vệ sinh đúng cách – Khỏe người, phòng trĩ

Đi vệ sinh là một trong những nhu cầu cá nhân không phải riêng ai. Việc đi vệ sinh đúng...

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – “Thần dược” chữa trĩ bí truyền của người H’Mông

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc đặc trị bệnh trĩ độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc,...

Những điều bạn cần làm để bệnh trĩ không tái phát

Những điều bạn CẦN LÀM để bệnh trĩ không tái phát

Bệnh trĩ được xem là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Nó gây khó khăn cho người bệnh...

15+ thuốc trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay 2023 và những lưu ý

Thuốc trị bệnh trĩ là một cụm từ được nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này tìm kiếm rất...

Thuốc Nhét Trĩ Hiệu Quả Không? Loại Nào Tốt Và Cách Dùng

Thuốc nhét trĩ là một trong những giải pháp cải thiện bệnh trĩ được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.