Bệnh giời leo có lây không, làm sao phòng ngừa?

Giời leo xảy ra khi các virus gây bệnh thủy đậu được kích hoạt và gây bệnh trở lại. Thủy đậu thì có khả năng lây nhiễm cho người khác, vậy bệnh giời leo có lây không, cách phòng ngừa như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này. 

Bệnh giời leo có lây không, làm sao để phòng ngừa?
Bệnh giời leo có lây không, làm sao để phòng ngừa?

Bệnh giời leo có lây không?

Chúng ta đều biết, bệnh giời leo hay zona thần kinh chỉ xảy ra ở những người đã từng bị thủy đậu vì chúng đều do virus varicella zoster gây ra. Ở những người đã từng bị thủy đậu, loại virus này vẫn luôn tồn tại trong cơ thể ngay cả khi đã được chữa khỏi.

Thông thường, chúng sẽ không hoạt động và người bệnh cũng sẽ không nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, khi có một yếu tố nào đó như hệ miễn dịch suy giảm, sang chất tinh thần…tác động, sẽ khiến các loại virus này hoạt động trở lại và gây bệnh giời leo.

Bệnh giời leo (zona thần kinh) bắt nguồn từ bệnh thủy đậu. Mà bệnh thủy đậu và cả giời leo lại do virus varicella zoster gây ra.  Chính vì thế, bệnh giời leo có thể lây lan từ người này sang người khác. Và đây chính là câu trả lời cho vấn đề bệnh giời leo có lây không mà nhiều người vẫn thường thắc mắc.

Thông tin thêm: Bệnh zona thần kinh và thủy đậu liên quan tới nhau?

Giời leo lây qua đường nào?

Không chỉ lây lan sang nhiều vị trí khác của cơ thể mà bệnh giời leo cũng có thể lây từ người sang người. Tương tự như thủy đậu, giời leo có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau. Dưới đây là các con đường lây bệnh chủ yếu:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa bệnh giời leo và các bệnh khác
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa bệnh giời leo và các bệnh khác
  • Lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với các vùng da bị bệnh, mụn nước của người mắc bệnh giời leo.
  • Lây nhiễm qua đường không khí thông qua dịch tiết của mụn nước, hoặc các dịch tiết của đường hô hấp.
  • Sử dụng chung quần áo, vật dụng cá nhân có dính dịch nước của người bệnh.

Vì đây là bệnh có thể lây nhiễm, do đó hiểu về các con đường lây nhiễm sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Phòng ngừa bệnh giời leo bằng cách nào?

Bệnh giời leo có lây không và lây qua con đường nào thì chúng ta đã có được lời giải đáp. Vậy thì làm sao để phòng bệnh giời leo?

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu là biện pháp hữu hiệu và mang lại tác dụng tốt trong việc phòng bệnh giời leo. Bởi bệnh thủy đậu là căn nguyên gây bệnh giời leo, do đó phòng được bệnh thủy đậu thì bạn sẽ không mắc phải chứng bệnh này.
  • Tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc giời leo.
  • Cần phải đeo găng tay và rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm.
  • Không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân và mặc chung quần áo với người đang mắc bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, nơi làm việc bằng các chất sát khuẩn. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa được bệnh thủy đậu mà còn giúp phòng được các bệnh lý khác.
  • Nên vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

Bệnh giời leo không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà các triệu chứng còn có thể kéo dài. Đồng thời, luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp là việc nên làm.

bị zona thần kinh ở môi

Bị zona thần kinh ở môi: Cách chữa trị, chăm sóc

Bệnh zona thần kinh ở môi thường bùng phát khi bạn căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể hay...

Bệnh zona thần kinh có tái phát không? Phải làm sao?

Bệnh zona thần kinh là một dạng tổn thương da cấp tính, gây ra bởi virus varicella zoster. Sau thời...

Bị giời leo ở mắt có nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh giời leo xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên so với các vị trí khác,...

zona thần kinh bội nhiễm

Zona thần kinh bội nhiễm là gì? Cách điều trị

Cần hết sức cẩn trọng khi bệnh zona thần kinh xuất hiện tình trạng bội nhiễm. Bởi lúc này tổn...

Bệnh Giời Leo Ở Trẻ Em: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị An Toàn

Bệnh giời leo ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm khi không được chăm sóc và điều trị kịp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *