Bị tổ đỉa khi mang thai: Tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Các thay đổi trong thời gian mang thai có thể kích thích triệu chứng của chàm tổ đỉa bùng phát. Bệnh lý này không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng các triệu chứng của bệnh có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của mẹ bầu.

bị tổ đỉa khi mang thai
Bị tổ đỉa khi mang thai – tất tần tật những điều mẹ bầu cần phải biết

Một số thông tin cần biết về bệnh tổ đỉa khi mang thai

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của chàm – eczema. Tổ đỉa gây ra các mụn nước nhỏ khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân. Các mụn nước này gây ngứa dữ dội và có thể kích thích phản ứng viêm tại vùng da này.

Bị tổ đỉa khi mang thai không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Vì vậy, mẹ bầu cần tìm hiểu về tình trạng này để có cách ứng phó khi bệnh lý xuất hiện.

1. Nguyên nhân khiến tổ đỉa bùng phát trong thời gian mang thai

Tổ đỉa là một bệnh mãn tính không thể điều trị. Các triệu chứng có thể bùng phát khi có điều kiện thích hợp. Mang thai là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi. Những thay đổi đột ngột này chính là nguyên nhân khiến triệu chứng bùng phát.

2. Triệu chứng bệnh tổ đỉa trong thời gian mang thai

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa trong thời gian mang thai không khác biệt so với bệnh tổ đỉa thông thường.

Các triệu chứng đặc trưng, bao gồm:

  • Các mụn nước nhỏ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân
  • Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da tổn thương
  • Dịch rỉ từ các mụn nước
  • Da khô, đỏ, bong tróc

Hầu hết các triệu chứng này đều biến mất sau khi sinh em bé. Một số trường hợp kéo dài đến thời điểm cho con bú.

Chẩn đoán chàm tổ đỉa khi mang thai

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tổ đỉa trước khi mang thai, bạn không cần phải thực hiện thêm bất cứ xét nghiệm nào. Tuy nhiên nếu chưa từng bùng phát các triệu chứng trước thời gian mang thai, bạn cần thực hiện chẩn đoán để loại trừ những khả năng khác.

Chẩn đoán tổ đỉa cho bà bầu
Bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng lâm sàng và sinh thiết da để chẩn đoán chàm tổ đỉa khi mang thai

Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về thói quen, lối sống, chế độ dinh dưỡng để xem xét mức độ ảnh hưởng đối với làn da. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát triệu chứng lâm sàng và sinh thiết da để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Điều trị bệnh tổ đỉa khi mang thai

Khác với người bình thường, phụ nữ mang thai không thể sử dụng một số loại thuốc điều trị vì có khả năng gây hại cho thai nhi. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định những loại thuốc bôi ngoài da có nồng độ thấp.

Trước tiên, bạn sẽ được yêu cầu sử dụng kem dưỡng ẩm để làm giảm khô ráp, bong tróc tại vùng da bị tổn thương. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định thuốc mỡ steroid bôi ngoài để kiểm soát phản ứng viêm, đau và đỏ rát.

Chữa tổ đỉa cho bà bầu
Phụ nữ mang thai nên sử dụng thuốc mỡ bôi ngoài da để cải thiện triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Nếu các loại thuốc này không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện liệu pháp ánh sáng với tia UVB.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc steroid dạng bôi có nồng độ mạnh, thuốc steroid đường uống hay các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Những loại thuốc này có thể gây dị tật và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trước khi chỉ định.

Khắc phục chàm tổ đỉa khi mang thai ngay tại nhà

Nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện. Các biện pháp này đều khá đơn giản và an toàn với thai nhi.

Cách khắc phục tổ đỉa cho bà bầu tại nhà
Các biện pháp khắc phục chàm tổ đỉa khi mang thai ngay tại nhà

Một số biện pháp phụ nữ mang thai có thể áp dụng để cải thiện triệu chứng của chàm tổ đỉa:

  • Dưỡng ẩm: Nên sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để ngăn chặn triệu chứng khô rát, ngứa ngáy và khó chịu ở vùng da bị tổ đỉa. Bạn nên dưỡng ẩm cho da ngay sau khi tắm để tránh tình trạng da thoát hơi nước.
  • Mặc quần áo rộng: Quần áo quá chật làm tăng ma sát với vùng da tổn thương. Điều này kích thích da bị viêm và ngứa rát hơn bình thường.
  • Tránh xà phòng và chất tẩy rửa mạnh: Những sản phẩm vệ sinh chứa xà phòng và hương liệu có thể gây kích ứng và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Cần hạn chế những thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm như chất béo bão hòa, đường,.. Đồng thời lên giảm bớt lượng sữa và gluten để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Phụ nữ mang thai có nhu cầu dinh dưỡng cao. Để đáp ứng đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển của thai nhi, bạn nên gặp trực tiếp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
  • Uống đủ nước: Uống từ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp giữ nước cho da mà còn đem lại nhiều lợi ích cho thai nhi.

Bị tổ đỉa khi mang thai không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên bạn cần thực hiện những biện pháp kiểm soát để làm giảm cảm giác khó chịu và ngứa ngáy do chàm tổ đỉa gây ra. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, cần chủ động liên hệ với bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ

Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng đông y cổ truyền

Chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước...

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa là một dạng tổn thương da mà đặc trưng là những nốt mụn nước có kích thước...

Nha đam là một chất kháng viêm mạnh mẽ giúp làm dịu các cơn ngứa ngáy, khó chịu

4 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian hiệu quả, đơn giản

Tổ đỉa là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng mụn nước gây ngứa ngáy nghiêm trọng tại bàn tay,...

Bỏ túi mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi – đơn giản lại rẻ tiền

Mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi được khá nhiều người áp dụng vì có tác dụng giảm ngứa, cải thiện...

Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa – coi chừng bạn đang mắc phải

Bệnh tổ đỉa (hay còn được gọi là chàm tổ đỉa) là một dạng của eczema với đặc trưng cơ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *