Người bị bệnh Gút có nên đi bộ không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục thể thao có thể làm giảm bớt các triệu chứng gút. Tuy nhiên không phải bất kỳ bộ môn nào cũng phù hợp với bệnh nhân gút. Vậy thì liệu đi bộ có tốt cho bệnh nhân bị gút không?

gút có nên đi bộ
Trả lời câu hỏi: Người bị gút có nên đi bộ không?

Tầm quan trọng của tập thể dục đối với bệnh nhân gút

Bệnh gút sẽ gây ra sưng viêm ở các khớp, đặc biệt thường gặp ở ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân. Nguyên nhân gây ra bệnh gút đã được xác định là bởi các trục trặc về gen hoặc sự rối loạn chuyển hóa acid uric tự nhiên của cơ thể.

Thông thường, khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao sẽ tạo thành tinh thể ở dạng kết tủa. Các tinh thể này lắng đọng tập trung tại mô khớp, gây ra các cơn đau được biết đến với tên gọi: cơn gút cấp. Sự tích lũy của acid uric kết tủa càng nhiều, bệnh gút càng dễ chuyển sang thể mãn tính và hình thành các hạt tophi gây biến dạng khớp vĩnh viễn.

Nhiều người thường lầm tưởng rằng bệnh gút khi gây ra các cơn đau khớp thì nên dành cho khớp thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn. Nhưng xin đính chính lại rằng: đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và nguy hiểm.

Người bị bệnh Gút có nên đi bộ không?
Nhiều người nghĩ rằng không nên hoạt động khi khớp bị viêm đau là sai lầm

Ngược lại, với những bệnh nhân mắc bệnh gút, vấn đề tập thể dục thể thao là điều tuyệt nhiên không thể thiếu trong liệu trình điều trị bệnh. Bởi gút sẽ được giảm bớt mức độ đau và nguy cơ tái phát khi người bệnh thực hiện tốt các liệu trình rèn luyện thể dục thể thao. Sự dẻo dai của các cơ bắp luôn được ổn định, mức độ linh hoạt được tăng cao cũng như giảm bớt nguy cơ khớp suy yếu, teo biến.

Đồng thời tác dụng của thể dục thể thao còn thể hiện ở việc nó sẽ giúp bạn duy trì cân nặng, bảo đảm một sức khỏe lý tưởng để phòng chống bệnh tật. Hơn hết khả năng acid uric lắng đọng tại mô khớp sẽ được không còn là mối đe dọa lớn nhất đến bạn nữa.

Như vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là: Người bị bệnh gút có nên đi bộ không?

Người bị bệnh gút có nên đi bộ không?

Nếu đã biết được tầm quan trọng của việc tập thể dục thể thao đối với người bị gút, việc quan trọng tiếp theo chính là lựa chọn một bộ môn phù hợp để rèn luyện suốt đời. Bệnh gút có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào, kể cả khi bệnh nhân đã điều trị thành công hay không. Chính các vận động này sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn phòng ngừa gút tái phát, tránh tối đa các cơn đau gút cấp xảy ra.

Câu trả lời cho việc: “Người bị bệnh gút có nên đi bộ không?” trong trường hợp này là: NÊN

bệnh gút có nên đi bộ

Cụ thể:

Phía trên đã nhắc đến việc người bị gút hoàn toàn nên trích quỹ thời gian để thực hiện rèn luyện hằng ngày. Tuy nhiên không phải bộ môn thể thao nào cũng được xem là phù hợp với bệnh nhân gút. Bởi những vận động quá mạnh cũng có thể làm tổn thương đến cấu trúc xương khớp vốn đang yếu ớt sẵn của người bệnh. Gút có thể tái phát, tăng mức độ khi vận động quá sức hoặc vận động sai cách.

Theo đó, ta có thể thấy, đi bộ là một môn thể dục nhẹ nhàng, tăng cường sự phối hợp của chân – tay mà không khiến bản thân quá lao lực, mệt mỏi. Dựa trên các chuyển động cơ bản tự nhiên của cơ thể, đi bộ với người bệnh gút là một phương pháp tốt, hữu hiệu.

Đi bộ nghĩa là giúp cơ thể di chuyển trên một đoạn đường bằng phẳng trong thời gian nhất định. Thường bệnh nhân cần dành ra 30-45 phút mỗi ngày để thực hiện việc đi bộ. Tùy thuộc vào điều kiện cơ thể và tình trạng bệnh mà có thể lựa chọn các kiểu đi bộ như đi bộ nhanh ( khoảng 80-100 bước/phút), đi bộ bình thường (70 bước/phút), đi bộ tự do (kết hợp giữa đi bộ nhanh và đi bộ bình thường), …

Trong quá trình này, người bệnh cần chú ý đến khoảng cách bước chân, vị trí đặt chân và sự phối hợp tay chân để tăng hiệu quả đến mức tối đa. Nhất là những người bị cơn đau gút cản trở nhiều ở phần bàn chân, các chuyển động bằng cách đi bộ mỗi ngày cần được đặc biệt chú trọng.

Xem thêm: 7 cách chữa bệnh Gout không cần dùng thuốc bạn nên biết

Người bệnh gút đi bộ cần lưu ý

Để đảm bảo hiệu quả cũng như sức khỏe cho người mắc bệnh, khi đi bộ vận động hằng ngày cần có những lưu ý sau:

  • Cách di chuyển: người bệnh nên cố gắng đi hai chân bước trên một đường thẳng, lưng thẳng và tay chân phối hợp (Chân trái với tay phải và chân phải với tay trái).
  • Chú ý đến nhịp thở: hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, đầu ngẩng.
  • Chọn nơi vận động: Có thể luân phiên thay đổi các kiểu đi bộ và đi trên địa hình phẳng, bề mặt đường thông thoáng, không có vật cản. Tốt nhất là vận động ngoài trời, nơi có nhiều cây xanh, khí hậu thông thoáng ít xe cộ.
  • Thời gian: mỗi ngày 30-45 phút. Có thể là vào sáng sớm hoặc chiều tối, có thể chia nhỏ thời gian để vận động cả ngày đều được. Có thể tăng dần mức độ vận động để cơ thể tập làm quen.
  • Trang phục vận động: chọn quần áo thấm hút mồ hôi, rộng rãi và thoải mái, tiện lợi cho việc rèn luyện thân thể ngoài trời.
  • Giày đi bộ: chuẩn bị giày thể thao chuyên dụng, không mang giày quá chật hoặc quá rộng. Đồng thời giày phải đạt chuẩn, đế dày chắc, có không gian lưu thông khí và đệm lót tốt, mềm mại.
bệnh gút có nên đi bộ không
Chú ý chọn giày thể thao cho chất liệu tốt, kích cỡ chuẩn để bảo vệ đôi chân
  • Khởi động: nên khởi động 5-10 phút trước khi bước vào buổi rèn luyện đi bộ hằng ngày.
  • Bổ sung nước: luôn mang theo một bình nước khoáng nhỏ và bổ sung đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
  • Theo dõi: quan sát phản ứng của cơ thể, các cơn đau thường xuyên khi bắt đầu áp dụng việc đi bộ hằng ngày. Nên dừng tập khi cảm giác cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn và đến gặp chuyên gia.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ: chắc chắn đã tham khảo lời khuyên từ bác sĩ về mức độ phù hợp của bản thân với việc đi bộ hằng ngày.

Tạm kết, người bị gút nên thử đi bộ hằng ngày để cải thiện sức khỏe trong quá trình trước, đang và sau điều trị. Đừng quên bệnh nhân phải kết hợp thêm việc ăn uống, bài tập trị liệu cũng như dùng thuốc trị gút để có thể phục hồi một cách nhanh chóng. Rèn luyện bằng cách đi bộ chỉ mang lại phần nào công dụng hỗ trợ sức khỏe và ngăn ngừa cơn gút tái phát.

Đây là bài viết mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa đến bất kỳ chẩn đoán, xét nghiệm y khoa nào thay thế cho việc thăm khám, điều trị chính thức. 

Có thể bạn quan tâm

chăm sóc bệnh nhân bị gout

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Gout

Tiến triển của Gout phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của người bệnh. Vì vậy bạn cần thiết lập kế hoạch chăm sóc để hỗ trợ...

Bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì? 10 trái cây tốt nhất

Bên cạnh việc xây dựng lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên...

Bị bệnh gút có ăn được THỊT GÀ không, cần tránh gì?

Nhiều người cho rằng, cần kiêng cữ thịt gà khi mắc bệnh gút bởi gà có chứa nhiều chất đạm....

Xây dựng thực đơn tốt cho người bị axit uric cao

Gợi ý thực đơn tốt cho người bị Axit Uric cao

Axit uric có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm khớp, tim mạch, huyết...

Nước ép dưa leo - cần tây hiệu quả trọng chữa trị bệnh gút

Bật mí cách trị Gout bằng dưa chuột (dưa leo) tại nhà

Điều cần làm ở những người bị bệnh gout là bổ sung thật nhiều rau xanh để thay thế các...

Những điều cần biết về bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout là một loại viêm khớp, đặc trưng bởi tình trạng sưng, viêm đột ngột ở khớp. Tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *