Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt và cách xử lý

Da mặt là vùng da nhạy cảm nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu tố thời tiết. Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt là triệu chứng thường gặp gây ra nhiều phiền toái. Cần có biện pháp xử lý đúng đắn để nhanh chóng phục hồi tổn thương trên da, giúp da mặt luôn sáng khỏe.

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là thuật ngữ mô tả 1 chuỗi phản ứng bất thường của hệ miễn dịch cơ thể khi bị tác động bởi các yếu tố thời tiết. Cụ thể là sự thay đổi đột ngột của độ ẩm, nhiệt độ hay ánh sáng. Kết hợp với đó có thể có sự tham gia của các tác nhân khác tồn tại trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất…

Sự tác động của tất cả các yếu tố trên sẽ khiến cho hệ miễn dịch tăng cường sản sinh ra kháng thể IgE để đối kháng lại. Nồng độ IgE vượt ngưỡng cho phép sẽ thúc đẩy các tế bào mast giải phóng Histamine nhiều hơn. Chính điều này sẽ làm kích hoạt một số triệu chứng lâm sàng, nhất là các triệu chứng trên da.

Tình trạng dị ứng thời tiết có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Trong đó, thống kê ghi nhận rằng, da mặt chính là khu vực dễ bị tác động nhất.

Tổn thương trên da mặt không chỉ là tình trạng nổi mề đay, phát ban mà đôi khi còn gây nổi mụn. Đi kèm với nó thường là tình trạng ngứa ngáy dữ dội khiến bạn luôn muốn cào gãi. Nếu không sớm khắc phục thì tổn thương da rất dễ lan rộng và có thể để lại sẹo thâm sau điều trị.

Vì sao dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt?

Thông thường, tình trạng nổi mụn trên mặt kích hoạt là do sự thay đổi hormone nội tiết tố hay do viêm lỗ chân lông gây nên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, nhiều trường hợp, tình trạng dị ứng thời tiết có thể gây nổi mụn trên mặt.

Nguyên nhân chính được lý giải là do vùng da mặt thường mỏng và nhạy cảm nên dễ bị tác động mạnh hơn từ các yếu tố thời tiết. Thêm vào đó là tình trạng dị ứng thời tiết có thể làm tăng thêm sự tích tụ bã nhờn trên da.

Theo nhận định từ các bác sĩ chuyên khoa thì da thường tiết ra bã nhờn để duy trì độ ẩm tự nhiên. Tuy nhiên, sự thay đổi thất thường của các yếu tố thời tiết có thể khiến cho tuyến bã nhờn điều tiết không ổn định. Bã nhờn tiết ra quá ít hay quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân khiến cho mụn nổi trên mặt.

Đối với dị ứng thời tiết nóng, da thường đổ mồ hôi và tiết nhiều bã nhờn hơn. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì sẽ gây bí lỗ chân lông và tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công khiến da mặt nổi mụn. Còn dị ứng thời tiết lạnh thì sẽ khiến da khô, dễ bong tróc vảy, bã nhờn tiết quá ít cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm hay hình thành mụn.

dị ứng thời tiết nổi mụn trên mặt
Căng thẳng mệt mỏi có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn trên mặt khi bị dị ứng thời tiết

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ gây nổi mụn trên mặt do dị ứng thời tiết. Phải kể đến như:

  • Yếu tố tâm lý: Các triệu chứng dị ứng thời tiết thường gây ra nhiều phiền toái khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Căng thẳng thần kinh kéo dài cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy quá trình hình thành mụn, nhất là trên mặt.
  • Sử dụng mỹ phẩm: Dùng các loại mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc da không phù hợp khi đang bị dị ứng thời tiết sẽ khiến da bị tổn thương nhiều hơn. Đồng thời tăng nguy cơ kích ứng hay nổi mụn trên da.
  • Không bảo vệ da: Làn da bị dị ứng thời tiết có thể nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời ngay cả trong mùa đông. Không chú ý bảo vệ, che chắn và thoa kem chống nắng khi ra đường cũng sẽ làm tăng nguy cơ nổi mụn trên mặt.

Tham khảo thêm: Ăn cua bị dị ứng: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý?

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt có nguy hiểm không?

Các chuyên gia nhận định, dị ứng thời tiết không phải là tình trạng quá nguy hiểm và đặc biệt nó không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh thường khiến da bị tổn thương kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy dữ dội gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Bạn cần chú ý nhiều hơn khi tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt. Bởi da mặt không chỉ là vùng da nhạy cảm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thẩm mỹ. Mụn kèm theo ngứa có thể khiến bạn luôn muốn dùng tay cào gãi hay chà xát. Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh một số tổn thương thứ phát.

Các nốt mụn bị trợt loét có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây hại tấn công, nhất là vi khuẩn và vi nấm. Da mặt sẽ trở nên tồi tệ hơn, bị tổn thương nặng nề khi có bội nhiễm kích hoạt. Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, bề mặt da có thể bị tổn thương vĩnh viễn và để lại sẹo sau điều trị.

Cách xử lý khi bị dị ứng thời tiết nổi mụn trên mặt

Tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt cần có biện pháp khắc phục kịp thời để hạn chế tổn thương. Với trường hợp còn nhẹ thì việc chăm sóc và điều trị tại nhà được ghi nhận là hoàn toàn có thể đáp ứng. Tuy nhiên, khi mụn mọc quá nhiều, kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy dữ dội, tổn thương da trở nên nặng nề thì cần sớm thăm khám.

Sau đây là các biện pháp điều trị phổ biến cho tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt:

1. Chăm sóc và điều trị tại nhà

Việc chăm sóc tốt tại nhà thường sẽ hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương da khi bị nổi mụn do dị ứng thời tiết. Đồng thời cũng sẽ làm dịu da, dưỡng ẩm và khắc phục tình trạng ngứa ngáy kích hoạt trên da. Chăm sóc da bao gồm vệ sinh da mặt sạch sẽ và không quên bước dưỡng ẩm cho da.

da mặt nổi mụn do dị ứng thời tiết
Cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ khi tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt
  • Đối với vệ sinh da, cần lựa chọn các sản phẩm lành tính, có độ pH cân bằng và có chứa các thành phần kháng khuẩn nhẹ. Một số sữa rửa mặt như Eucerin pH 5 Wash lotion, Cetaphil Gentle Skin Cleanser, Aderma Soothing foaming gel… là những sản phẩm bạn có thể lựa chọn.
  • Còn đối với dưỡng ẩm cho da cũng nên chú ý chọn sản phẩm lành tính có nguồn gốc từ tự nhiên. Dùng kem dưỡng đều đặn 2 lần mỗi ngày sau bước vệ sinh da khoảng 3 – 5 phút là tốt nhất. Nếu chưa biết nên chọn kem dưỡng nào phù hợp thì bạn nên thăm khảo trực tiếp các bác sĩ da liễu.
  • Ngoài ra, nếu da bị viêm và ngứa thì còn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh da. Sẽ giúp kháng khuẩn, làm dịu da, đồng thời giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa bội nhiễm. Sau khi vệ sinh có thể dùng đá lạnh chườm lên để hỗ trợ giảm ngứa và giảm, viêm tốt hơn.

Bên cạnh việc chăm sóc da thì bạn cũng có thể áp dụng điều trị bằng các mẹo tự nhiên. Điển hình là sử dụng một nguyên liệu tự nhiên lành tính để khắc phục tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt.

Đắp mặt với khổ qua:

  • Chuẩn bị 1 quả khổ qua nhỏ đem rửa sạch rồi bỏ ruột và ngâm trong nước muối loãng 10 phút.
  • Vớt ra để ráo rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi đắp khổ qua lên.
  • Để nguyên khoảng 15 – 20 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch.

Dùng sữa chua và bột yến mạch:

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê sữa chua cùng với 1 thìa cà phê bột yến mạch.
  • Trộn đều 2 nguyên liệu trên lại với nhau để thu được hỗn hợp dạng sệt.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi thoa đều hỗn hợp này lên.
  • Để khô tự nhiên 15 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.
dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt
Có thể đắp mặt nạ sữa chua và bột yến mạch để làm giảm ngứa và hỗ trợ phục hồi da

**Lưu ý: Các mẹo chữa tự nhiên này chỉ áp dụng cho trường hợp da bị nổi mụn đỏ và chưa bị trượt loét. Tuyệt đối không dùng khi trên da mặt xuất hiện tổn thương thứ phát hay có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Tham khảo thêm: Bị dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì tốt cho sức khỏe ?

2. Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Trong nhiều trường hợp, các nốt mụn trên mặt do dị ứng thời tiết sẽ không biến mất ngay cả khi chăm sóc tốt và áp dụng mẹo chữa tại nhà. Đặc biệt là trường hợp bị nổi mụn xung quang vùng mắt, cần sớm thăm khám để bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc. Đối với tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt, một số loại thuốc sau có thể sẽ được chỉ định:

  • Retinoids: Đây là loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A được sản xuất dưới dạng kem bôi da hoặc dạng gel lỏng. Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng là vào buổi tối, sau khi đã thực hiện bước vệ sinh da mặt sạch sẽ.
  • Thuốc bôi chứa Menthol 1%: Menthol chính là hoạt chất tự nhiên được chiết xuất trực tiếp từ cây bạc hà đem đến nhiều tác dụng tốt. Phải kể đến là làm mát da, dịu da, giảm ngứa cũng như giảm đau nhức tại chỗ. Thuốc bôi chứa Menthol 1% sẽ được chỉ định trong trường hợp trên da mặt xuất hiện tình trạng mụn viêm gây đau rát.
  • Dapsone: Gel Dapsone (Aczone) 5% có thể được bác sĩ chỉ định dùng với tần suất 2 lần/ngày giúp cải thiện tình trạng mụn viêm. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ làm đỏ và khô da. Chính vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải.
  • Acid Salicylic và Acid Azelaic: Đây là 2 hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn rất tốt nên có thể giúp ích trong điều trị tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt. Chúng là thành phần của nhiều loại kem bôi da được dùng phổ biến hiện nay.
điều trị mụn trên mặt do dị ứng thời tiết
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi để điều trị mụn trên mặt do dị ứng thời tiết

Bên cạnh các loại thuốc bôi tại chỗ thì bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc uống trong các trường hợp cần thiết. Bất cứ loại thuốc nào cũng cần dùng đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ khuyến cáo. Trường hợp thuốc không đáp ứng hay có các vấn đề bất thường phát sinh, hãy chủ động báo cáo ngay.

Biện pháp ngăn ngừa dị ứng thời tiết nổi mụn trên mặt

Dị ứng thời tiết là tình trạng rất dễ kích hoạt nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Đồng thời chăm sóc tốt cũng sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị các bệnh lý da liễu. Để bảo vệ da, hạn chế nổi mụn trên mặt do dị ứng thời tiết, cần chú ý đến một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh da sạch sẽ: Chú ý vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng các sản phẩm lành tính, có độ pH phù hợp. Điều này sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, bã nhờn tích tụ nhưng không gây kích ứng da và làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
  • Dưỡng ẩm cho da đúng cách: Thường xuyên dưỡng ẩm cho da là cách tốt để giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da. Tốt nhất nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn về sản phẩm thích hợp. Cần bôi kem dưỡng ẩm cho da mặt với tần suất đều đặn 2 lần/ngày.
  • Uống đủ nước: Mỗi ngày hãy bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước sẽ giúp giữ độ ẩm tự nhiên cho da. Đồng thời thúc đẩy các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, kích hoạt sản sinh các tế bào da mới. Ngoài việc uống nước lọc, bạn có thể uống thêm các loại nước ép từ rau xanh và trái cây tươi.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm có thể sẽ tác động, gây kích ứng hay làm tăng nguy cơ bị nổi mụn trên mặt. Tốt nhất, khi đang bị dị ứng thời tiết ở mặt, bạn nên ngưng việc dùng mỹ phẩm cho tới khi làn da ổn định trở lại.
  • Tránh chạm tay lên mặt: Tay thường tồn tại nhiều bụi bẩn hay vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Việc thường xuyên chạm tay lên mặt cũng được cho là nguyên nhân phổ biến khiến mặt nổi mụn. Nhất là khi đang bị dị ứng thời tiết, tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương.

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại tác động xấu đến làn da. Cần can thiệp điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mụn nổi nhiều khiến da mặt bị tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng sau đều trị để da nhanh chóng phục hồi.

Có thể bạn quan tâm

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua ít người biết

Sữa chua được coi là “vị cứu tinh” cho làn da nhạy cảm. Không chỉ có công dụng làm đẹp,...

Tìm hiểu dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da thường gặp trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết thay...

Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa – tất tần tật những điều cần biết

Thuốc kháng histamine tại chỗ, kem bôi chứa corticosteroid, kem dưỡng ẩm,…. là những loại thuốc bôi dị ứng mẩn...

Dị ứng thức ăn ở trẻ

Dị ứng thức ăn ở trẻ: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thức ăn ở trẻ là tình trạng mà rất nhiều bé gặp phải, nhất là những bé dưới...

dị ứng mỹ phẩm trên mặt

Hướng dẫn cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt ĐÚNG

Tình trạng dị ứng mỹ phẩm rất dễ kích hoạt trên những vùng da nhạy cảm như da mặt. Các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *