Ngứa cổ họng gây ho: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng ngứa cổ họng gây ho thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể bị ứng hoặc tiếp xúc với những tác nhân gây hại. Tình tạng này làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy cần xử lý như thế nào khi bị ngứa cổ họng gây ho?

Ngứa cổ họng gây ho và cách xử lý nhanh chóng
Tìm hiểu tình trạng ngứa cổ họng gây ho và cách xử lý nhanh chóng

Nguyên nhân gây ngứa cổ họng dẫn đến ho

Tình trạng ngứa cổ họng gây ho có thể xuất hiện do một trong những nguyên nhân dưới đây:

1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh bị ngứa cổ họng và dẫn đến ho. Căn bệnh này thường xuất hiện khi cơ thể phản ứng quá mức với những tác nhân gây dị ứng. Hoặc cơ thể phản ứng với một chất có khả năng giải phóng histamine. Đồng thời dẫn đến những phản ứng thái quá của cơ thể. Một số tác nhân gây dị ứng xuất hiện phổ biến bao gồm: Khói bụi, phấn hoa, khói hóa chất, mùi chất thải, khói thuốc lá.

Ngoài tình trạng ngứa cổ họng gây ho, khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh còn nhận thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình khác. Đó là: Nghẹt mũi, chảy mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, cơ thể mệt mỏi, hắt hơi, mắt sưng đỏ…

2. Dị ứng thuốc

Tình trạng ngứa cổ họng gây ho thường xuất hiện khi bạn bị dị ứng với một số loại thuốc kháng sinh. Cụ thể như penicillin. Ngay sau khi sử dụng một loại thuốc mới, người bệnh có thể ngay lập tức bị ngứa họng.

Ngoài tình trạng ngứa họng dẫn đến ho, khi bị dị ứng thuốc, người bệnh có thể mắc thêm một vài triệu chứng khó chịu khác. Đó là: Đỏ da quanh mắt, buồn nôn, ngứa tai, phát ban, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, toàn bộ vùng cổ họng, môi, lưỡi có dấu hiệu phù nề, khó nuốt, khó thở, tụt huyết áp, mất ý thức…

Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ngứa cổ họng kèm theo ho

3. Dị ứng thức ăn

Sau khi sử dụng những loại thực phẩm gây dị ứng trong vòng vài phút hoặc vài giờ, cơ thể sẽ hình thành nên những phản ứng bất thường. Trong đó có tình trạng ngứa họng dẫn đến ho. Ngoài ra khi bị dị ứng với thức ăn, cơ thể có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Cụ thể như: Khó thở, tụt huyết áp, mất ý thức, buồn nôn và nôn ói, phát ban, khó nuốt, đau bụng, tiêu chảy, toàn bộ vùng cổ họng, môi, lưỡi có dấu hiệu phù nề…

4. Nhiễm vi khuẩn và virus

Virus cúm hoặc những loại virus thông thường đều có khả năng gây nên tình trạng ngứa họng và ho. Trong trường hợp tình trạng ho và ngứa cổ họng mới xuất hiện, người bệnh nên uống nhiều nước ép cam và bổ sung nhiều vitamin C để nâng cao sức đề kháng. Thông thường tình trạng ngứa ngáy cổ họng do virus và vi khuẩn chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, khoảng 7 ngày hoặc hơn. Trong trường hợp bội nhiễm, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Trong thời gian chữa bệnh, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc kháng sinh.

5. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là chứng ợ nóng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa cổ họng và ho. Bệnh xảy ra khi lượng axit trong dạ dày bị rò rỉ và trào ngược vào ống thực quản. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể bị ngứa cổ họng gây ho và kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác. Bao gồm: Miệng có vị lạ, viêm thanh quản, khó nuốt hoặc đau khi nuốt, mòn men răng… Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày một cách im lặng. Trong thời gian này, người bệnh chỉ có thể nhận thấy vùng cổ họng bị ngứa.

Trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng ngứa cổ họng gây ho xuất hiện do bệnh trào ngược dạ dày thực quản

6. Mất nước

Sau khi vận động mạnh, tập thể dục, thời tiết nóng bức hoặc khi bị bệnh, cơ thể của bạn sẽ bị mất nước. Khi bị mất nước, cổ họng sẽ bị khô do miệng và cổ họng không có đủ lượng nước bọt cần thiết. Điều này khiến cổ họng bị ngứa và dẫn đến ho.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh hoặc những loại thuốc ức chế men chuyển (ACE) có khả năng gây ngứa cổ họng và dẫn đến ho khan. Điều này không xuất hiện do phản ứng dị ứng. Thông thường sau khi sử dụng những loại thuốc ức chế men chuyển, ngoài ngứa họng gây ho, người bệnh không xuất hiện thêm những triệu chứng khó chịu khác.

Cách khắc phục tình trạng ngứa cổ họng gây ho

Khi bị ngứa cổ họng gây ho, người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc dưới đây để cải thiện tình trạng này.

1. Bài thuốc điều trị ngứa cổ họng gây ho từ mật ong và chanh tươi

Trong Đông y mật ong mang vị ngọt, chứa nhiều hoạt chất có lợi với tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại. Đồng thời làm dịu nhanh tình trạng viêm, sưng, ngứa ngáy cổ họng và cắt giảm cơn ho. Ngoài ra thành phần vitamin trong mật ong còn có tác dụng bổ sung những dưỡng chất cho cơ thể, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Chanh tươi nổi tiếng với khả năng sát khuẩn, kháng viêm và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Đồng thời giúp tiêu viêm, tiêu đờm, cắt giảm cơn ho và cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Bên cạnh đó thành phần vitamin C trong chanh còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tốt cho cơ thể, giúp người bệnh mau chóng khỏe mạnh.

Bài thuốc điều trị ngứa cổ họng gây ho từ mật ong và chanh tươi
Bài thuốc điều trị ngứa cổ họng kèm theo ho từ mật ong và chanh tươi

Nguyên liệu:

  • 1 quả chanh tươi
  • Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Bổ đôi quả chanh. ½ quả chanh vắt lấy nước cốt. ½  quả chanh thái thành từng lát mỏng
  • Cho nước cốt chanh và 300ml nước đun sôi vào ly, khuấy đều
  • Thêm 15ml mật ong nguyên chất vào cùng, khuấy cho tan, sau đó thêm từ 1 – 2 lát chanh
  • Để nguội bớt và uống ngay khi còn ấm. Tốt nhất người bệnh nên uống ngay sau khi ăn no để làm giảm sự kích ứng dạ dày
  • Thực hiện 1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng
  • Người bệnh áp dụng bài thuốc điều trị ngứa cổ họng gây ho từ mật ong và chanh tươi cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

2. Bài thuốc từ cam thảo điều trị ngứa cổ họng gây ho

Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, cam thảo có tác dụng cải thiện tốt tình trạng sưng, viêm, đau rát và ngứa ngáy cổ họng. Bên cạnh đó, đặc tính ấm và những dưỡng chất có lợi trong cam thảo còn có tác dụng làm ấm cổ họng, làm ấm cơ thể, giúp người bệnh hạ sốt, cắt giảm cơn ho, điều trị bệnh viêm họng và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp.

Nguyên liệu: 10 gram cam thảo

Cách thực hiện:

  • Cho cam thảo vào cốc
  • Rót 300ml nước đun sôi vào cùng và thực hiện hãm cam thảo trong 20 phút
  • Có thể thêm chút đường và khuấy tan cho dễ uống
  • Ngậm và uống từng ngụp ngay khi còn ấm
  • Uống từ 1 – 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ)
  • Để bệnh tình có thể mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc từ cam thảo điều trị ngứa cổ họng gây ho trong 3 – 5 ngày.

3. Bài thuốc từ bột nghệ điều trị ngứa cổ họng gây ho

Từ lâu, bột nghệ nổi tiếng với khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, giúp ức hoạt động và sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, bột nghệ còn có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương tại da, vùng niêm mạc họng và một số vị trí khác trên cơ thể. Đồng thời cắt giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy cổ họng, điều trị ho khan và ho có đờm.

Bài thuốc từ bột nghệ điều trị ngứa cổ họng gây ho
Bài thuốc từ bột nghệ điều trị ngứa cổ họng kèm theo ho

Nguyên liệu:

  • 5 gram bột nghệ
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan bột nghệ và một ít muối hạt cùng với 300ml nước ấm
  • Ngậm và uống từng ngụm hỗn hợp nghệ cùng với muối hạt ngay khi còn ấm
  • Người bệnh thực hiện bài thuốc từ bột nghệ điều trị ngứa cổ họng gây ho 1 – 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ). Kiên trì sử dụng trong 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

4. Bài thuốc điều trị ngứa cổ họng gây ho bằng muối

Muối nổi tiếng với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị bệnh viêm họng. Bên cạnh đó những hoạt chất có lợi trong muối còn có tác dụng cắt giảm cơn ho, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và đau rát cổ họng. Đồng thời giúp người bệnh ức chế sự hình thành và phát triển của một số loại vi khuẩn gây hại. Hơn thế muối giúp phòng ngừa sự xuất hiện của những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Nguyên liệu: Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan 2 gram muối hạt cùng với 30ml nước ấm
  • Sau khi hòa tan, cho nước muối pha loãng vào miệng, ngậm và súc họng
  • Người bệnh súc họng cùng với nước muối trong 3 – 5 phút, sau đó nhổ bỏ
  • Thực hiện 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ và sau khi đã vệ sinh răng miệng)

Người bệnh thực hiện bài thuốc điều trị ngứa cổ họng gây ho bằng muối trong 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể. Vùng cổ họng không còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

5. Bài thuốc từ ô mai điều trị ngứa cổ họng gây ho

Ô mai không chỉ là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh mà còn là một món ăn được nhiều người yêu thích. Để khắc phục tình trạng ngứa ngáy cổ họng gây ho, người bệnh nên chọn cho mình quả ô mai gừng. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi và trở lạnh thất thường. Bởi loại ô mai này có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng đau rát và làm ấm cổ họng. Đồng thời tăng khả năng bài tiết nước bọt. Điều này giúp giữ ẩm cổ họng và làm giảm tình trạng ngứa rát cổ họng.

Bài thuốc từ ô mai điều trị ngứa cổ họng gây ho
Bài thuốc từ ô mai điều trị ngứa cổ họng kèm theo ho

Nguyên liệu: 1 quả ô mai gừng

Cách thực hiện:

  • Người bệnh cho quả ô mai gừng vào miệng, ngậm, nhai và nuốt từ từ lượng nước được tiết ra và xác quả ô mai
  • Ngậm 3 – 4 lần/ngày
  • Sau vài ngày sử dụng quả ô mai, người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng ngứa cổ họng gây ho không còn.

Cách phòng ngừa tình trạng ngứa cổ họng gây ho

Người bệnh có thể ngăn chặn tình trạng ngứa cổ họng gây ho bằng một số cách đơn giản dưới đây:

  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để làm ẩm cổ họng và phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Bạn nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Có thể sử dụng đồng thời nước lọc và nước ép trái cây.
  • Bỏ hút thuốc
  • Hạn chế sử dụng các loại rượu, bia và caffeine
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, nấm móc, bụi bẩn, không khí ô nhiễm bằng cách mang khẩu trang khi ra đường
  • Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ. Đặc biệt là ở những mùa dễ bị cảm cúm và cảm lạnh (từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau).

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Người bệnh cần đi khám bác sĩ khi nhận thấy tình trạng ngứa cổ họng gây ho kéo dài trên 10 ngày, phương pháp chữa bệnh tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị hoặc bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cần sớm đến bệnh viện và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy tình trạng ngứa cổ họng gây ho xuất hiện kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Phát ban da
  • Thở khò khè
  • Sưng mặt
  • Đau họng nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Sốt
  • Khó nuốt…

Khi được thông báo, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn. Ngoài ra bạn có thể được yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh hoặc giúp bạn kiểm soát những dị ứng nghiêm trọng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ
Người bệnh cần đi khám bác sĩ khi tình trạng ngứa cổ họng gây ho kéo dài trên 10 ngày hoặc phương pháp chữa bệnh tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị

Ngứa cổ họng gây ho và cách xử lý nhanh chóng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc xuất hiện tình trạng ngứa cổ họng kèm theo ho. Bên cạnh đó để đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn, người bệnh nên thực hiện những bài thuốc chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán và những phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi có thể bị ho một vài lần trong năm do bị nhiễm trùng...

7 cách trị ho khan tại nhà hiệu quả

7 cách trị ho khan tại nhà hiệu quả – Nhanh hết ho, rát

Cách trị ho khan tại nhà với các nguyên liệu dễ tìm như củ cải trắng, tiêu đen, mật ong,...

Trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng gì tốt? Thực đơn A-Z

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng góp một phần quan trọng vào việc hồi phục sức khỏe và giúp...

Bị ho nên ăn và kiêng gì cho nhanh khỏi + khỏe?

Người bị ho nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C hay các loại gia vị có tính kháng...

Cây bạc hà

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho đơn giản, hiệu quả tại nhà

Lá bạc hà trị ho là một phương thức giảm thiểu cảm giác ngứa họng và ho hiệu quả. Loại...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *